Chính sách về thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành dệt - may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 110)

Phát triển thị trường xuất khẩu theo phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá đang là xu thế tất yếu của sự phát triển kinh tế thế giới hiện nay. Xu thế này thúc đẩy hầu hết các quốc gia mở rộng thị trường bằng cách giảm bớt, thậm chí xoá bỏ hàng rào quan thuế và phi quan thuế, chuyển dịch hàng hoá, vốn đầu tư, tiền tệ, dịch vụ lao động giữa các quốc gia với quy mô ngày càng lớn. Do đó, để mở rộng thị trường xuất khẩu Việt Nam cần tiến hành một số giải pháp đồng bộ sau:

- Thứ nhất, Nhà nước cung cấp thông tin về thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp. Chính phủ cần hỗ trợ thiết lập một hệ thống thông tin về thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp dệt may trong toàn quốc tạo thế chủ động cho họ trong các hoạt động xuất khẩu; tư vấn, môi giới, hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu về công tác thị trường, thường xuyên cung cấp thông tin một cách khoa học, chính xác, nhanh chóng và có hệ thống cho các doanh nghiệp này trong hoạt động xuất nhập khẩu khẩn trương tiến hành các bước cần thiết để tham gia vào hệ thống thông tin ngành dệt may. Tạo khả năng truy cập nhanh kịp thời, đầy đủ các thông tin về tình hình sản xuất, buôn bán, đầu tư, mẫu mốt…về hàng dệt may trong khu vực và toàn cầu nhằm tiết kiệm chi phí và hỗ trợ có hiệu quả cho các doanh nghiệp trong công tác tìm hiểu thị trường xuất khẩu.

- Thứ hai, giới thiệu và cung cấp thông tin về hàng dệt may Việt Nam. Bộ Thương mại, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Vinatex và Vitas cần phối hợp thống nhất trở thành đầu mối giới thiệu khách hàng, liên kết các doanh nghiệp, tạo điều kiện mở rộng thị trường và bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam.

Hàng năm Vinatex, các doanh nghiệp dệt may trong ngành nên phối hợp với Bộ thương mại, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tham dự hội thảo triển lãm hàng dệt may để giới thiệu tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam nhằm tìm bạn hàng, đưa sản phẩm dệt may của ta vươn rộng ra nhiều khu vực khác nhau trên toàn thế giới. Liên tục trong những năm qua triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may do Vinatex phối hợp với Vitas tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Công nghiệp góp phần quảng bá rất hiệu quả sản phẩm dệt may tới các bạn hàng quốc tế. Các mặt hàng tham gia triển lãm gồm thiết bị, nguyên phụ liệu, sản phẩm dệt may,.. Triển lãm nhằm thu hút các nhà sản xuất, nhà cung cấp vải và phụ liệu tạo điều kiện cho ngành may nâng cao năng lực sản xuất.

Cần tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp thăm quan, khảo sát các thị trường nước ngoài trong mức độ cho phép. Với các công ty lớn, có khả năng nên lập các văn phòng đại diện ở thị trường nước ngoài bới nó có thể thường xuyên cung cấp thông tin nhanh chóng, sâu rộng, có độ chính xác cao về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường cung cấp nguyên vật liệu…và dự báo các thông tin cần thiết khác về nhu cầu của các thị trường để doanh nghiệp có những biện pháp xử lý thích hợp. Đồng thời cũng để giới thiệu các mặt hàng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp với khách hàng nước ngoài một cách hiệu quả.

- Thứ ba, tăng cường đại diện thương mại nước ngoài, hỗ trợ các doanh nghiệp trong tìm kiếm thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại.

Trong các hoạt động này, các đại diện thương vụ tại các nước nhập khẩu đóng vai trò quan trọng. Việt Nam đã có thương vụ tại hầu hết các nước có quan

hệ song phương. Các đại diện thương mại có thể nắm bắt nhanh nhạy các nhu cầu, diễn biến thị trường để thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đại diện thương mại nói chung khó có thể bao quát tất cả những vấn đề của từng ngành. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các thương vụ có thể cử một số đại diện của ngành tại thương vụ ở các thị trường xuất khẩu quan trọng như: EU, Nhật Bản và các thị trường tiềm năng: Bắc Mỹ, Đông Âu, SNG.., Tiếp cận kịp thời biến động thị trường, các thay đổi về quy định pháp luật, xu hướng thương mại, thuế quan,.. của các thị trường nhập khẩu. Từ đó, định hướng cho hoạt động xuất khẩu; thúc đẩy sản xuất mẫu mốt, các mẫu chào hàng phong phú và sát thực tế trên thị trường. Hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại như: tổ chức các đoàn đi khảo sát thị trường, tổ chức giới thiệu sản phẩm dệt may Việt Nam ở nước ngoài qua các hội chợ triển lãm, trình diễn mẫu thời trang,.. cung cấp thông tin về thị trường cũng như các đặc điểm về kinh tế, văn hoá, xã hội, quy định, pháp luật, chính sách thương mại, chế độ ưu đãi thuế quan,.. cho các doanh nghiệp là hết sức cần thiết.

- Thứ tư, Chính phủ cần tham gia sâu, rộng hơn nữa vào các khu vực tự do, đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế nhằm phát triển thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành dệt - may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 110)