Vị trí, vai trò của ngành dệt-may Việt Nam trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành dệt - may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 42)

Sự phát triển của công nghiệp dệt – may luôn gắn liền với sự phát triển xã hội của loài người. Theo thống kê của WTO (Tổ chức thương mại thế giới), kim ngạch buôn bán hàng dệt- may thế giới mỗi năm đạt khoảng 300-350 tỷ USD, chiếm hơn 6% tổng kim ngạch mậu dịch hàng công nghiệp thế giới. Tỷ trọng buôn bán quốc tế hàng dệt – may chiếm hơn 8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp [44]. Con số này có xu hướng tiếp tục gia tăng và hàng dệt may được xếp vào một trong số các mặt hàng tiêu dùng có kim ngạch buôn bán quốc tế lớn nhất. Tuy nhiên, ở mỗi nước trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, công nghiệp dệt – may lại có vị trí khác nhau. Trình độ phát triển kinh tế của một nước, các lợi thế so sánh của nó bao gồm trình độ công nghệ, nguồn nhân lực, khả năng cung ứng nguyên, vật liệu… là những yếu tố quan trọng chi phối vị trí của công nghiệp dệt – may trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Điều đó có nghĩa là, vị trí của công nghiệp dệt –may không phải là bất di bất dịch trong nền kinh tế quốc dân và trong cơ cấu công nghiệp của mỗi nước. Nó có thể từ một ngành kinh tế mũi nhọn trở thành một ngành ít được chú ý. Ngược lại, từ một vị trí thứ yếu, nhờ biết phát huy những lợi thế so sánh, nó lại trở thành một ngành quan trọng, thậm chí là rường cột của nền kinh tế.

Trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Công nghiệp dệt – may ở Việt Nam giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế xã hội đất nước. Trong giai

đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hầu hết các nước thường đòi hỏi rất lớn về vốn và khoa học, công nghệ phục vụ cho nhu cầu phát triển và đào tạo cất cánh cho nền kinh tế. Nhiều nước đã chọn giải pháp xuất khẩu nguyên liệu thô, bao gồm các loại khoáng sản và nông sản, tuy nhiên việc duy trì quá lâu tình trạng xuất khẩu nguyên liệu thô đã làm cho nhiều nước trở nên ngày càng kiệt quệ tài nguyên, đó là chưa kể không phải nước nào cũng giàu tài nguyên để xuất khẩu. Trong khi đó, một số nước đã chọn giải pháp khác là phát triển một số ngành công nghiệp có lợi thế để hướng về xuất khẩu, thu ngoại tệ. Do đó, công nghiệp dệt may là ngành công nghiệp thường được nhiều nước lựa chọn để phát triển, trong đó có Việt Nam bởi lẽ: Đây là ngành không đòi hỏi đầu tư lớn, lao động dễ đào tạo, lại có thể tổ chức sản xuất có nhiều quy mô khác nhau, đặc biệt là công nghiệp may.

Vai trò của ngành dệt - may đối với sự phát triển kinh tế đất nƣớc có

thể được phân tích theo các khía cạnh chính sau:

a) Vai trò của công nghiệp Dệt – May đối với các ngành công nghiệp - Góp phần tăng cường mối liên hệ sản xuất giữa các ngành

+ Đối với công nghiệp cơ khí, chế tạo: Ở các nước khi công nghiệp dệt may phát triển, nó sẽ kéo theo sự phát triển của một số ngành công nghiệp và một số lĩnh vực sản xuất khác như cơ khí, hoá chất, sản xuất nguyên, phụ liệu.. Ở Việt Nam do trình độ phát triển của nền kinh tế nói chung còn thấp và ngành công nghiệp hoá chất còn non trẻ nên sản phẩm của nó phục vụ cho công nghiệp dệt may còn hạn chế, nó chỉ dừng lại ở việc cung cấp một số loại axit, xút và các loại chất trợ hồ, nhuộm… Riêng đối với ngành cơ khí, sự phát triển công nghiệp dệt may đã góp phần làm cho ngành công nghiệp này lớn mạnh thêm lên. Từ chỗ chỉ có các phân xưởng cơ khí ở ngay trong các doanh nghiệp dệt may, chuyên phục vụ sửa chữa nhỏ, duy tu, bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị, đã hình thành một hệ thống cơ khí chuyên ngành gồm nhiều doanh nghiệp độc lập như Cơ khí May

Gia Lâm (Hà Nội), Cơ khí dệt 1-5 (Hưng Yên), Cơ khí Dệt số 1 (Nam Định), Cơ khí Dệt số 2 (Tp. Hồ Chí Minh),.. Cùng với hệ thống cơ khí ngoài ngành, các nhà máy này có khả năng mỗi năm cung cấp hàng trăm nghìn chi tiết, phụ tùng đáp ứng được khoảng hơn 75% nhu cầu thay thế, sửa chữa bình thường. Đồng thời cùng với các kỹ sư kỹ thuật của Viện Kinh tế - Kỹ thuật Dệt may, hệ thống cơ khí chuyên ngành đã nghiên cứu và chế tạo thành công máy dệt thoi của Trung Quốc thành máy dệt bông, nới rộng khổ cho các máy dệt, chế tạo hoàn chỉnh các thiết bị cho dây chuyền uơm tơ thủ công, chế tạo các thiết bị cho dây chuyền may, dây chuyền sản xuất giày vải,..Các thiết bị này đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều doanh nghiệp, đặc biệt rất phù hợp với qui mô và tình độ sản xuất của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở khắp mọi miền đất nước.

+ Đối với nông nghiệp:

Nghề trồng bông và nghề dâu tằm tơ là hai nghề có truyền thống từ lâu, song do chưa được quan tâm đầu tư đúng mức nên sự phát triển còn hạn chế. Những năm gần đây, nhờ chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng và Nhà nước, hai nghề này có điều kiện được phục hồi. Chủ trương của Ngành là phát triển vùng nguyên liệu, tiến tới tự túc từng phần nguyên liệu cho sản xuất, do đó Nhà nước đã có nhiều biện pháp khuyến nông thích hợp nên đã tăng diện tích trồng bông trên toàn quốc. Việc đưa các giống bông mới vào sản xuất đã tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích người nông dân tham gia trồng bông, đưa cây bông lên sánh vai với nhiều cây công nghiệp khác tạo điều kiện cho nhiều nghề phụ ở nông thôn phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

+ Đối với lĩnh vực kinh tế đối ngoại:

Cũng như ngành công nghiệp Dệt – may của các nước trên thế giới, ngành công nghiệp dệt may của nước ta đã có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển quan hệ và mậu dịch ngoại thương với nhiều nước trong khu vực và toàn cầu. Có thể nói, ngành Dệt - May của Việt Nam là một trong những ngành có

quan hệ mậu dịch rộng nhất với các nước trên thế giới. Nếu như trước kia, quan hệ của Ngành chỉ có ở các nước XHCN, thì nay các sản phẩm dệt may của Việt Nam đã có mặt ở khắp năm Châu và quan hệ ngoại thương của Ngành đã có với hàng trăm công ty ở nhiều quốc gia khác nhau. Hiện nay, nhờ nâng cao chất lượng mà các sản phẩm dệt may của Việt Nam đã có mặt ở một số thị trường lớn và khó tính nhất thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản…

Ngành Dệt – May còn là ngành có khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn, do xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước phát triển sang các nước chậm phát triển. Kể từ khi ban hành luật Đầu tư nước ngoài ngành công nghiệp dệt đã thu hút đước rất nhiều dự án đầu tư với quy mô khác nhau.

Hiện nay, quan hệ mậu dịch đối ngoại của Ngành tiếp tục được mở rộng và trong tương lai, sẽ có nhiều triển vọng lớn hơn.

b) Vai trò của công nghiệp Dệt – May đối với nguồn thu ngoại tệ

Dệt – may được xếp vào nhóm ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế để tận dụng lợi thế của nguồn lao động dồi dào, giá rẻ và tay nghề khéo léo. Cùng với nhiều ngành công nghiệp khác, ngành dệt may đã mang về cho đất nước nguồn thu ngoại tệ đáng kể phục vụ nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất tiên tiến, góp phần tăng tích luỹ vốn cho quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước và tạo cơ hội để Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới

Kim ngạch xuất khẩu của công nghiệp dệt may chiếm từ 13-17% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, 41% kim ngạch xuất khẩu của công nghiệp chế biến, trước kia luôn đứng ở vị trí thứ 2 trong nhóm ngành xuất khẩu (chỉ sau dầu thô) với tổng giá trị xuất khẩu năm 2006 đạt 5,8 tỷ USD, cho đến năm 2007 công nghiệp dệt may đã vượt qua dầu thô để vươn lên vị trí đứng đầu trong nhóm ngành xuất khẩu với giá trị xuất khẩu đạt 7,78 tỷ USD, năm 2008 đạt khoảng 9,1 tỷ USD [48].

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu của công nghiệp dệt – may trong nền kinh tế Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 GDP (Tỷđ,giá SS 1994) 273666 292535 313247 336242 362435 393031 425135 459868 GTSXCN CB (Tỷ đ) 158097 184024 213696 252886 296294 353214 420144 491568 GTSX CN Dệt –may (Tỷ đ) 16088 18846 20520 24679 29417 34382 40639 52615 GTSX CN D_M/GDP (%) 5,87 6,44 6,55 7,33 8,12 8,74 9,56 11,44 GTSXCND-M /GTSXCN CB (%) 10,1 10,2 9,60 9,76 9,92 9,73 9,67 10,7 KNXK cả nước (Tr.USD) 14482,7 15027,0 16705,8 20149,3 26485,0 32419,9 39605,0 47724,0 KNXK dệt-may (Tr.USD) 1 892 1 962 2 752 3 654 4 368 4 838 5 927 7780 KNXKD-M/∑KNXK (%) 13,06 13,05 16,47 18,13 16,49 14,92 14,97 16,3 Nguồn: Tổng cục Thống kê 2008 [23]

c) Vai trò của CN Dệt – May trong vấn đề thu hút lao động, tạo công ăn việc làm:

Ngoài ý nghĩa kinh tế, công nghiệp dệt - may còn góp phần giải quyết vấn đề xã hội đó là tạo việc làm cho người lao động. Công nghiệp dệt may đã giải quyết việc làm trực tiếp cho khoảng hơn 2 triệu lao động (trong đó hơn 80% là nữ), chiếm 25% tổng số lao động công nghiệp, sử dụng lao động nhiều nhất trong các ngành công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành chiếm bình quân trên 9% toàn ngành công nghiệp. Theo chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may đến năm 2015, lực lượng lao động trong ngành sẽ tăng lên thành 4 triệu người.

Phát triển công nghiệp dệt may sẽ góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước. Trong thời kỳ đầu mới công nghiệp hoá, hầu hết các nước thường tiết kiệm ngoại tệ trong việc nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng. Do vậy, song song với việc thực hiện chiến lược hướng ngoại, các nước vẫn luôn quan tâm đến việc sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu. Việt Nam, công nghiệp dệt - may có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho xã hội, đồng thời mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn từ xuất khẩu và đóng góp một nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành dệt - may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 42)