Thị trường EU

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành dệt - may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 59)

a) Khái quát thị trường EU

EU gồm 27 nước thành viên với dân số 499,8 triệu dân, và tổng sản phẩm quốc nội GDP chiếm hơn 30% GDP trên thế giới, thuộc nhóm các nền kinh tế lớn nhất thế giới [9].

EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn của Việt Nam. Từ năm 1980 chúng ta đã xuất khẩu hàng dệt may sang một số nước thành viên EU như Đức, Anh, Pháp,..Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đặc biệt tăng mạnh kể từ khi có hiệp định buôn bán hàng dệt may. Cụ thể sau khi hiệp định này được ký ngày 14/12/1992 và có hiệu lực vào năm 1993, từ chỗ hầu như bị cấm vận, nhóm hàng này của Việt Nam xuất khẩu vào EU liên tục tăng trưởng (từ 225.000 USD năm 1996 lên 882.000.000 USD năm 2005).

b) Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU 521 555 609 599 579 580 762 882 1225 1500 1700 1800 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tri ệu U S D

Hình 2.5: Kim ngạch Xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trƣờng EU

Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam [48]

Nhìn vào Hình 2.5 ta thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào EU tăng dần qua các năm, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2006 ( từ 882 triệu USD năm 2005 lên 1.2 tỷ USD năm 2006), Năm 2008 -2009, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên mức độ tăng cũng tăng chậm lại từ 1,5 tỷ USD năm 2007 lên 1,7 tỷ USD năm 2008 và 1,8 tỷ USD năm 2009. Tuy nhiên, nếu nhìn từ phía EU Việt Nam chỉ là nhà xuất khẩu lớn thứ 10 và chiếm khoảng 1,65% kim ngạch hàng dệt may nhập khẩu vào EU. Với 27 nước thành viên, EU cũng trở thành một thị trường không thua kém Hoa Kỳ với mức tiêu thụ hàng hoá hàng năm khoảng 20 nghìn tỷ USD. Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong khối EU là: Đức (49,9%), Pháp (10,8%), Hà Lan (10,3%), Anh (9,4%), Bỉ (6,1%), Tây Ban Nha (5,1%), Italia (4,4%), Đan Mạch (2,0%), Thuỵ Điển (1,9%), Áo (1,5%), Phần Lan (0,6%), Ailen (0,4%), Lucxembuorg (0,3%), Hy Lạp (0,2%) và Bồ Đào Nha (0,1%).

EU hiện đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 2 ở Việt Nam, sau Hoa Kỳ. Hiện nay, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU chiếm 19,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may hàng năm của Việt Nam. Thị trường EU hiện là điểm nóng của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sau thị trường Hoa Kỳ. Một số khách hàng lớn của Việt Nam ở thị trường này là : Seidensticker, Jupiter, Otto, Newconnection, Spengler, Huke, Prominent, Garmex, Poscelin, Souti Island, A&E..

c) Khó khăn khi xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU

- Thiếu bạn hàng tiêu thụ trực tiếp, không ký được hợp đồng xuất khẩu trực tiếp với các bạn hàng EU mà phải thông qua trung gian nên gần 80% hàng dệt may xuất khẩu sang EU phải gia công qua nước thứ 3 tại Đài Loan, Hồng Kông, Mã Lai, nên hiệu quả kinh tế thấp.Nguyên nhân là do ngành dệt vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên phụ liệu của ngành may; sự dễ dãi và ít rủi ro của phương thức gia công nên ngành may tuy phát triển rất mạnh nhưng vẫn là một khu vực sản xuất thiếu tác phong công nghiệp và thiếu khả năng cạnh tranh; phương thức phân bổ hạn ngạch chưa hợp lý cũng đã kìm hãm tính năng động và sang tạo của các doanh nghiệp dệt may; những rào cản thương mại dệt may tại thị trường EU. Phần gia công cho các nước khác (không thuộc ASEAN) xuất sang EU thì không được hưởng ưu đãi thuế quan dành cho Việt Nam

- Chủng loại sản phẩm xuất khẩu: chỉ tập chung vào một số sản phẩm truyền thống như Jacket, sơ mi, quần tây, hàng T-shirt, Polo- shirt, áo len,.. các sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, chất lượng cao chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.

Hiện nay, chế độ hạn ngạch vào EU đã được bãi bỏ, tuy không còn các hạn chế định lượng nhưng Việt Nam vẫn không được hưởng các ưu đãi về thuế quan, vì vậy đòi hỏi sản phẩm dệt may của ta phải nâng cao khả năng cạnh tranh để duy trì vị trí trên thị trường. Bên cạnh đó, EU là một thị trường đòi hỏi cao về chất lượng và mẫu mốt. Thời trang là một trong những yếu tố quyết định tiêu thụ sản phẩm trên thị trường này. Xu hướng buôn bán nội khu vực giữa các nước EU

cũng là một khó khăn cho Việt Nam trong khả năng tăng xuất khẩu sang thị trường này.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành dệt - may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)