Thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành dệt - may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 62)

a) Khái quát thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là nước có dân số đứng thứ 10 trên thế giới (trên 130 triệu người), có nền kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu, có thu nhập vào loại cao trên thế giới và mức thu nhập bình quân là 31.5000 USD/người/năm. Nhật Bản là nước đứng thứ 4 về xuất khẩu và thứ 6 về nhập khẩu so với toàn cầu. Đây là thị trường nhập khẩu may mặc lớn thứ 2 thế giới về tiêu thụ hàng dệt may, thị trường này mở cửa đối với hàng dệt may nhập khẩu và không giới hạn về hạn ngạch. Hiện nay hàng dệt may nhập khẩu chiếm khoảng hơn 40% tổng khối lượng thị trường hàng may mặc nước này. Thị trường nhập khẩu sản phẩm dệt may của Nhật Bản rất lớn. Đứng đầu là Trung Quốc với tỷ trọng 73,6%, tiếp đến là EU 8,1%, Mỹ 2,5%, Đài Loan 1,3%, ASEAN chiếm 7,5% và Việt Nam hiện là đối tác lớn nhất của Nhật Bản trong khối ASEAN với lượng hàng dệt may xuất khẩu chiếm 34,4% trong khối.

b) Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu chính của hàng dệt may Việt Nam, đứng thứ 3 sau Mỹ và EU. Nhìn chung, hàng dệt may của Việt Nam ở thị trường này khó cạnh tranh được với hàng của các nước trong khu vực về chất lượng, mẫu mã và giá cả. Nhật Bản nhập khẩu hàng của Việt Nam tương đối đa dạng: từ sợi dệt đến các loại khăn ăn, khăn tắm và nhiều chủng loại quần áo: Áo kimono, sơ mi, quần, đồ bảo hộ lao động, T-shirt, Poloshirt, bộ quần áo thể thao, bộ veston,… Một số khách hàng lớn của Việt Nam tại thị trường này là: Mitsubitshi, Itochu, Sumikin, Nisho Iwai, Sandra, Tomen, Nichimen, Kowa.

Năm 1995 là năm đầu tiên Việt Nam nằm trong danh sách 10 nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Nhật Bản. Năm 1996, Việt Nam vươn lên hàng thứ 8 và năm 1997 đã giành được vị trí thứ 5 sau Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc,

Italia cung cấp hàng may mặc cho thị trường Nhật Bản. Trong những năm gần đây hàng dệt may Việt Nam luôn được xếp thứ 4 về giá trị, do không thể cạnh tranh được với các cường quốc xuất khẩu dệt may vốn đang được hưởng mức thuế suất xuất khẩu 0% khi xuất sang thị trường Nhật Bản. Cái khó nhất đối với ngành dệt may Việt Nam là đến thời điểm này, Nhật Bản đã đạt được tiêu chí xuất xứ “hai công đoạn” (tức là hàng dệt may xuất khẩu sang Nhật phải được sản xuất từ nguyên phụ liệu trong nước, hoặc của Nhật hoặc của các nước ASEAN) đối với mặt hàng dệt may trong EPA ở cả 6 nước ASEAN (Singapore, Malaysia, Philippines, Bruney, Indonesia,Thái Lan) và các nước này đều đã được hạ thuế suất xuất khẩu xuống 0%. Trong khi đó, hành trình để được hưởng ưu đãi từ EPA của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam lại không đơn giản, bởi ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu được nhập khẩu, nhất là trên 80% nguồn nguyên phụ liệu được nhập khẩu này lại không được nhập từ Nhật và ASEAN. 321 417 620 588 521 514 531 604 636 700 820 1000 0 200 400 600 800 1000 1200 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tri ệu US D

Hình 2.6: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trƣờng Nhật Bản:

Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam [48]

Theo Hình 2.6 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật từ năm 2000- 2005 có sự sụt giảm nghiêm trọng. Năm 2003 hàng dệt may Việt Nam xuất vào thị trường Nhật với kim ngạch đạt khoảng 514 triệu USD, giảm 20% so với năm

2000, chiếm tỷ trọng 13,6% tổng kim ngạch xuất khẩu và chiếm 2,9% thị phần Nhật Bản. Năm 2006 -2007 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Nhật đã bắt đầu tăng lên, năm 2006 đạt khoảng 636 triệu USD, năm 2007 đạt khoảng 700 triệu USD. Do hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sản phẩm sang Nhật được hưởng thuế ưu đãi theo hệ thống GSP của Nhật. Đây là một thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam.

Năm 2008 - 2009 trong khi khủng hoảng kinh tế diễn ra toàn cầu, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang hai thị trường truyền thống Mỹ và EU đạt mức tăng trưởng thấp thì xuất khẩu hàng này của Việt Nam sang thị trường Nhật lại tăng trưởng rất khả quan. Cụ thể, năm 2008 xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật đạt 820 triệu USD, tăng 16,38% so với năm 2007,cao hơn nhiều so với mức tăng 10% của năm 2007/2006. Năm 2009 xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Nhật đã tăng khá mạnh, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2008. Điều này cho thấy sự bứt phá mạnh của các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật. Kết quả này có thể coi là tiền đề để tạo đà cho hoạt động xuất khẩu của nước ta sang thị trường này.

c) Thuận lợi của hàng Dệt may Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản

Thuận lợi lớn nhất hiện nay của dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản là chính sách ưu đãi miễn thuế trong Hiệp định kinh tế song phương Việt – Nhật (VJEPA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1-10-2009 là một động lực lớn để nhà nhập khẩu nước ngoài chuyển đơn hàng sản xuất vào Việt Nam. Theo cam kết của Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, hàng dệt may Việt Nam xuất xứ sang Nhật đáp ứng yêu cầu xuất xứ, sử dụng nguyên phụ liệu của Nhật, Việt Nam và các nước ASEAN sẽ được ưu đãi với thuế suất 0% so với mức thuế 5% đến 10% trước đây. Việc có thêm sự ưu đãi về thuế quan này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may sang Nhật. Thuận lợi này sẽ nâng cao mức tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may sang

Nhật. Bên cạnh đó, Việt Nam và Nhật Bản còn có thuận lợi về vị trí, truyền thống giao lưu giữa hai nước.

d) Khó khăn khi xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Nhật Bản

- Mức độ tự do hoá cao tại thị trường Nhật Bản đã khiến cạnh tranh trở nên hết sức khốc liệt. Các đối thủ cạnh tranh mạnh với sản phẩm dệt may của Việt Nam là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia. Đặc biệt với lợi thế về địa lý và giá cả sản phẩm, hàng dệt may Trung Quốc có sức cạnh tranh rất cao và đang tràn ngập thị trường Nhật Bản. Một số nước như: Italia, Pháp, Anh, Mỹ cũng xuất khẩu vào Nhật Bản với kim ngạch đạt khá nhưng cơ cấu hàng của họ chủ yếu là sản phẩm cao cấp và hàng thời trang nên ít cạnh tranh với sản phẩm của ta. Ngoài ra, tại thị trường Nhật hàng dệt may Việt Nam còn bị sức ép hạn chế nhập khẩu từ các nhà sản xuất dệt may Nhật Bản, đặc biệt là mặt hàng khăn bông cotton.

- Công tác tiếp thị, chủ động thâm nhập thị trường của Việt Nam còn yếu kém. Lâu nay, một số lượng lớn hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Nhật là hàng gia công cho các công ty Nhật Bản hoặc các công ty nước ngoài nên được khách hàng bao tiêu sản phẩm, điều đó đã làm cho các doanh nghiệp tự hạn chế mình trong việc tiếp cận các nguồn thông tin về thị trường này. Chi phí cho quảng cáo và nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn quá ít, các doanh nghiệp Việt Nam thiếu thông tin về thị trường Nhật Bản. Điều này dẫn tới tình trạng các doanh nghiệp Việt Nam không nắm bắt được nhu cầu hàng hoá, thị hiếu tiêu dùng, cũng như những quy định về quản lý xuất nhập khẩu và các tiêu chuẩn của thị trường Nhật. Các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có Bộ Thương Mại tuy có tiến hành công tác nghiên cứu thị trường Nhật nhưng còn khá rời rạc chưa mang tính hệ thống và chưa xây dựng đươc phương thức phổ biến các thông tin có được tới các doanh nghiệp. Với một thị trường hết sức năng động và mang nhiều tính đặc thù riêng như Nhật Bản thì việc thiếu thông tin sẽ hạn chế rất nhiều khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường các doanh nghiệp.

- Nhật Bản là một thị trường đòi hỏi rất khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng – nguyên phụ liệu đến quy trình sản xuất đều phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chất lượng JIS (Japan Industrial Standard) cũng như các điều luật, các quy định ứng dụng và nhập khẩu hàng hoá. Về vấn đề chất lượng dệt may của hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật, phải thừa nhận rằng chúng ta đã rất cố gắng vì thế trong danh mục hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam càng có thêm những mặt hàng chiếm được ưu thế cao về chất lượng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng hàng may mặc ở Nhật Bản rất khó tính, đặc biệt về mốt thời trang. Theo một cuộc thăm dò của JETRO, 78% người tiêu dùng Nhật Bản chọn hàng may mặc dựa theo kiểu dáng, 46% chọn hàng theo chất lượng, 43% dựa theo nhãn mác, 27% dựa theo giá cả. Người tiêu dùng Nhật Bản thường chú ý kỹ đến các chi tiết như đường chỉ (thậm chí ở cả phía trong), đường khâu ẩn đến cách đơm khuy, cách gấp nếp…Người tiêu dùng ở Nhật Bản, đặc biệt là giới trẻ, chịu tác động rất mạnh bởi các phương tiện thông tin đại chúng, tạp chí, phim ảnh và các sự kiện trên thế giới. Nếu có một mốt nào đó rộ lên, thì các phương tiện thông tin đều đề cập đến và ai cũng có một cái tương tự. Tuy nhiên, khi mốt đó đã nhàm thì không ai muốn dùng nó nữa. Do vậy, các công ty chưa nắm rõ về thị trường Nhật Bản hãy thận trọng trong việc cung ứng, ngay cả khi sản phẩm của họ đang hợp mốt ở thị trường Nhật. Khi làm ăn với khách hàng Nhật các nhà cung ứng hàng may mặc nước ngoài phải tránh những sai phạm tối kỵ như giao hàng không chuẩn màu sắc, sai kích cỡ, không đủ số lượng hoặc giao chậm. Các nhà Nhật Bản sẽ không chấp nhận đựợc các lỗi này, nên nếu các nhà cung ứng nước ngoài mắc sai lầm này sẽ làm tổn hại đến quan hệ giữa hai bên. Vấn đề giao hàng của Việt Nam cũng đã từng gây mất tín nhiệm với các bạn hàng Nhật Bản với một số thiếu sót như giao hàng thiếu, lẫn cả hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách so với yêu cầu của các nhà Nhập khẩu.

Tóm lại, Nhật Bản là thị trường lớn của ngành dệt may Việt Nam ngay từ khi bắt đầu xuất khẩu. Hàng dệt may của Việt Nam ở thị trường Nhật Bản đã và

đang giành cho mình một chỗ đứng đáng kể, kim ngạch xuất khẩu vào Nhật Bản có xu hướng tăng nhanh trong những năm vừa qua. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa kim ngạch phát triển ngành dệt may vào thị trường Nhật Bản – thị trường tiềm năng, Bộ Công Thương Việt Nam cần triển khai khẩn trương xúc tiến, liên kết với Nhật Bản để hỗ trợ xây dựng Trung tâm Giao dịch nguyên phụ liệu, nhằm cung cấp nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp xuất khẩu, thực hiện Hiệp định VJEPA một cách hiệu quả. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn được xem là thị trường khó thâm nhập về mặt tiêu chuẩn chất lượng và do các kênh tiếp thị phức tạp mặc dù không có hạn ngạch.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành dệt - may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 62)