Thị trường SNG và Đông Âu

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành dệt - may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 71)

a) Khái quát thị trường SNG và Đông Âu

Từ khi khối XHCN ở Đông Âu tan rã, Việt Nam đã mất thị trường này. Một số tư nhân đã tranh thủ xuất hàng dệt may bằng con đường không chính thức vào các nước xã hội chủ nghĩa nhưng do hoạt động kinh doanh chỉ nhằm vào mục tiêu trước mắt nên hàng hoá kém chất lượng của Việt Nam đã sớm bị đẩy lùi khỏi thị trường này nhường chỗ cho hàng hoá của Trung Quốc, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ…

Thị trường SNG và Đông Âu có dân số trên 300 triệu dân, đây là thị trường đông dân, nhất là nước Nga và có nhu cầu lớn về sản phẩm dệt may.

Thời gian qua, đại diện phía Việt Nam cũng đã cho người đi khảo sát thị trường một số nước SNG để hiểu thêm nhu cầu hàng hoá và cơ chế xuất nhập khẩu của các nước này. Nga, Ukraine, Belarus, Uzbekistan,.. đều có nhu cầu mua bán với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, các doanh nghiệp dệt may có thể bán sản phẩm may và nhập khẩu nguyên liệu bông, sợi từ một số nước của khối này (vùng Trung Á). Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và dệt may nói riêng có thể đầu tư vốn cùng sản xuất kinh doanh tại các nước SNG. Chính phủ Việt Nam muốn khơi lại thị trường Liên Xô cũ và các nước Đông Âu là phù

hợp với xu hướng vì ngày nay các nước ASEAN và Trung Quốc cũng đã và đang xâm nhập ráo riết vào thị trường này.

Thực tế cho thấy SNG và một số nước Đông Âu mặc dù là thì trường lớn đầy tiềm năng nhưng rất khó thâm nhập và có độ rủi ro khá cao. Cùng với những khó khăn về khoảng cách địa lý làm cho cước phí vận tải tăng cao, suất thuế nhập khẩu và giá trị gia tăng của Nga rất cao, đặc biệt là thuế đánh vào hàng tiêu dùng, trung bình từ 20-30% giá trị kèm theo mức thuế tối thiểu áp dụng cho một số mặt hàng (chiếm tới 30% tổng thu về thuế trong khi các nước phương Tây tỷ lệ này chỉ chiếm 0,5-1%).

b) Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang SNG và Đông Âu

Giai đoạn 2001-2003 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nga và các nước Đông Âu đã giảm rất mạnh chỉ đạt 98 triệu USD đặc biệt là thị trường Nga và Ba Lan, cụ thể là Năm 2001: xuất khẩu sang Nga là 44.756.774 USD, Ba Lan: 32.942.510 USD; Năm 2002: xuất khẩu sang Nga là 55.087.916USD, Ba Lan: 27.208.657; Năm 2003: xuất khẩu sang Nga là 30.363.474 USD, Ba Lan: 19.527.960 USD. Kim ngạch xuất khẩu sang Nga và các nước Đông Âu giai đoạn này giảm cũng do một phần là năm 2003 Việt Nam bắt tay vào thực hiện hiệp định Dệt may Hoa Kỳ. Mặt hàng chủ yếu của nước ta sang thị trường này là quần áo dệt từ sợi Acrilic, Jacket, áo thun, quần áo len, sơ mi, quần áo thể thao trong đó quần áo dệt từ sợi Acrilic chiếm phần lớn tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước. Đây là những mặt hàng có giá trị thấp và phần lớn xuất khẩu thông qua cộng đồng người Việt đang sinh sống ở đây. Các công ty quốc doanh gặp nhiều khó khăn trong thanh toán chính ngạch nên khó thâm nhập vào thị trường này.

Năm 2006, xuất khẩu hàng dệt may sang SNG và Đông Âu đã từng bước hồi phục và tăng trưởng. Trong những tháng đầu năm 2006, mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất là áo thun với 5,2 triệu USD, tiếp đến là áo Jacket 3,36 triệu USD. Riêng hàng áo khoác, mặc dù chỉ đạt kim ngạch 2 triệu USD, song lại

có tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2007-2008, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Nga tăng rất cao đạt trên 700 triệu USD và là một thị trường hứa hẹn cho xuất khẩu dệt may Việt Nam bởi đây là một thị trường khá dễ tính và đơn giá hấp dẫn, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Nga chủ yếu là đơn hàng FOB (mua đứt, bán đoạn) bởi các nhà nhập khẩu của Nga chỉ mua hàng FOB, không gia công. Bên cạnh đó còn có thêm một thuận lợi nữa là hệ thống thanh toán quốc tế qua các ngân hàng của Nga đã được cải thiện.

Thị trường SNG và Đông Âu không phải là thị trường mới, thậm chí còn là thị trường truyền thống của Việt Nam. Thế nhưng, trong những thập niên gần đây, khi nền kinh tế thị trường mở cửa, sức hút của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, EU quá mạnh, vì vậy nhiều thị trường truyền thống bị các doanh nghiệp bỏ qua, tiêu biểu như Đông Âu. Trong giai đoạn hiện nay, khi cuộc khủng hoảng kinh tế lan rộng, thì việc tìm lại thị trường vừa mới vừa cũ này được coi là lối thoát cho không ít các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Theo số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch thương mại hai chiều nói chung và ngành dệt may nói riêng giữa Việt Nam và các nước Đông Âu như CH Czech, Ba Lan và Hungary trong các năm 2006,2007,2008 đã tăng lên đáng kể. Như vậy,việc thâm nhập các thị trường Đông Âu thành công sẽ tạo bàn đạp rất lớn để hàng Việt vào Châu Âu, bởi Đông Âu chính là cửa ngõ để hàng Việt vào Châu Âu bằng đường chính ngạch, thay vì phải xuất qua các nước trung gian. Ngược lại, nếu việc hợp tác mậu dịch thương mại giữa các nước Đông Âu và Việt Nam phát triển thì với vị trí của Việt Nam, các doanh nghiệp Đông Âu cũng rất muốn thông qua cửa ngõ Việt Nam để đưa hàng vào ASEAN.

Hiện tại, hàng dệt may của Việt Nam đang phải cạnh tranh quyết liệt với hàng dệt may của Trung Quốc và các nước lân cận. Vì vậy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này còn ở mức khiêm tốn. Tuy nhiên, chúng ta tự hào là hàng dệt may đã thâm nhập được vào thị trường Mỹ- một thị trường khó tính thuộc loại nhất nhì thế giới, điều đó chứng tỏ chất lượng sản

phẩm của dệt may Việt Nam là thế mạnh rất lớn đối với các doanh nghiệp. Khi xuất vào thị trường Đông Âu thì chất lượng, giá thành, công nghệ sẽ là lợi thế vô cùng to lớn, đủ sức cạnh tranh với hàng Trung Quốc, vấn đề là làm sao Việt Nam phải tìm ra được đối tác để liên kết.

Thị trường SNG và Đông Âu không cần quota, yêu cầu chất lượng vừa phải, phù hợp với trình độ sản xuất của Việt Nam. Do đó, SNG và Đông Âu vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng mà Việt Nam cần xâm nhập. Chúng ta cần tận dụng một lợi thế về lực lượng Việt Kiều đang sinh sống ở Nga và Đông Âu nhất là 3 nước Ba Lan, Czech, Hungary có khoảng gần 80 nghìn người để họ tham gia hoạt động kinh doanh quảng bá hàng Việt Nam.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành dệt - may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)