0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh khác

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỆT - MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 30 -30 )

a) Chất lượng, khả năng cung ứng, mức độ chuyên môn hóa đầu vào

- Trình độ trang thiết bị công nghệ sản xuất sẽ ảnh hưởng đến qui mô sản xuất và việc phân công phối hợp các bộ phận sản xuất. Nếu sử dụng các thiết bị đa năng thì cho phép sản xuất đa dạng hóa sản phẩm, nhưng với thiết bị chuyên dùng, tự động hóa cao thì đòi hỏi sản xuất phải chuyên môn hóa với số lượng lớn.

- Nguyên phụ liệu sản xuất: Trong sản phẩm dệt may, nguyên phụ liệu chiếm 70-80% giá thành, nên việc cung cấp nguyên vật liệu có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực sản xuất và công suất hoạt động của trang thiết bị. Do đó cần nâng cao năng lực sản xuất nguyên liệu, phát triển quan hệ trao đổi mua bán nguyên liệu giữa các doanh nghiệp dệt và may trong vùng, trong nước, trong khu vực để giảm áp lực cạnh tranh từ bên ngoài, đồng thời tăng tính chủ động và tạo động lực phát triển cả ngành dệt và ngành may.

- Qui mô, trình độ đội ngũ lao động trong ngành: Sản xuất sản phẩm dệt may đòi hỏi sử dụng nhiều lao động sống nhất là sản phẩm may, vì vậy qui mô đội ngũ lao động sẽ quyết định qui mô sản xuất của doanh nghiệp. Trình độ học vấn, tay nghề của lực lượng lao động sẽ ảnh hưởng đến việc phân công công việc, tổ chức quá trình làm việc và công tác tổ chức quản lý..nếu trình độ tay nghề của lao động thấp thì rất khó khăn khi vận hành các trang thiết bị, phương tiện sản xuất hiện đại và hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến. Ngoài ra sự phân bố của lực lượng lao động còn ảnh hưởng đến sự phân bố địa điểm sản xuất của doanh nghiệp. Do đó, khi tổ chức sản xuất phải xem xét thực trạng của nguồn lao động hiện có về số lượng, trình độ và sự phân bổ để có sự kết hợp hài hòa các yếu tố trên sao cho quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi, chi phí sản xuất thấp.

Sự phát triển của doanh nghiệp không thể tách rời sự phát triển các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ như: thị trường tài chính, sự phát triển của công nghệ thông tin…Ngày nay, sự phát triển của công nghệ thông tin, các ngân hàng có thể theo dõi và tham gia vào thị trường tài chính 24/24 giờ trong ngày.

c) Nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ và yêu cầu khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Nhu cầu của khách hàng là yếu tố có tác động rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này thì có hạn chế về mặt khác. Vấn đề cơ bản là doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt nhất những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Thông qua nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có thể tận dụng được lợi thế theo quy mô, từ đó cải thiện các hoạt động kinh doanh và dịch vụ của mình. Nhu cầu khách hàng còn có thể gợi mở cho doanh nghiệp để phát triển các loại hình sản phẩm và dịch vụ mới. Các loại hình này có thể được phát triển rộng rãi ra thị trường bên ngoài và khi đó doanh nghiệp là người trước tiên có được lợi thế cạnh tranh.

Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, yêu cầu của người tiêu dùng sản phẩm dệt may ngày càng cao, trong đó ngoài tiêu chí bền đẹp còn có các đòi hỏi về vệ sinh an toàn và tính thân thiện với môi trường. Các nước nhập khẩu hàng dệt may hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản,.. ngày càng đưa ra các rào cản kỹ thuật, các qui định bắt buộc phải áp dụng về khía cạnh sinh thái dệt một cách chặt chẽ với nhà sản xuất. Việt Nam với tư cách là nước xuất khẩu hàng dệt may cũng cần đầu tư lớn cho lĩnh vực này nhằm bắt nhịp xu thế mới và không mất đi lợi thế cạnh tranh của mình.

d) Vị thế của ngành so với đối thủ cạnh tranh

Vị thế của ngành là mức độ cạnh tranh của ngành so với đối thủ cạnh tranh. Vị thế của ngành cho biết năng lực cạnh tranh của ngành đang đứng ở vị

trí nào so với các đối thủ cạnh tranh ở thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài.

Bên cạnh các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh kể trên, ngoài ra còn phải kể đến các yếu tố khác có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành như: mức độ cạnh tranh của các đối thủ hiện tại phụ thuộc vào số lượng đối thủ, quy mô đối thủ; Tốc độ phát triển sản phẩm, tính khác biệt của sản phẩm; Các đối thủ tiềm ẩn; Áp lực từ sản phẩm thay thế; Mở cửa thương mại đòi hỏi nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, phát triển xuất khẩu và tiến hành rỡ bỏ hàng rào nhập khẩu; Vị trí địa lý đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường sản phẩm do giảm chi phí vận chuyển, tăng giao lưu với bên ngoài; Sự tương đồng về nhu cầu giữa các quốc gia. Sự khác biệt về nhu cầu là yếu tố cản trở rất lớn đến năng lực cạnh tranh vì chúng làm cho hàng hoá khó tiếp cận để thâm nhập thị trường hoặc làm tăng chi phí thâm nhập mà suy cho cùng là làm giảm năng lực cạnh tranh và yếu tố cốt lõi để tạo nên khả năng cạnh tranh trong kinh doanh là con người nghĩa là một hãng phải có các nhà kinh doanh năng động.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, doanh nghiệp thuộc bất kỳ ngành nào biết tận dụng những yếu tố tác động do kinh doanh mang lại, đồng thời phát huy các yếu tố mang tính nội lực của mình, được mọi người tín nhiệm thì sẽ chiến thắng trong cuộc chạy đua trên thương trường.

Tự do hoá thương mại đã và đang trở thành một trong những xu thế tất yếu khách quan mà Việt Nam cũng không thể đứng ngoài cuộc. Về nguyên tắc, xu hướng tự do hoá thương mại trên thế giới hiện nay sẽ tác động đến năng lực cạnh tranh trên các mặt:

- Sẽ tạo ra thị trường cạnh tranh quốc tế công bằng hơn giữa các nhà sản xuất khi hội nhập của các nước trong khu vực và thế giới ngày càng cao hơn.

- Mức độ cạnh tranh giữa các nhà sản xuất ngày càng cao hơn không chỉ trên thị trường xuất khẩu mà ngay cả trên thị trường nội địa.

- Tạo cơ hội để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước khi các nhà sản xuất có điều kiện tìm hiểu và thay thế công nghệ mới

Trong bối cảnh đó, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, của sản phẩm là rất cần thiết. Chẳng hạn, công nghiệp dệt may được đánh giá là một ngành kinh tế có tiềm năng và có sức cạnh tranh. Trên cơ sở tận dụng lợi thế so sánh sẵn có, ngành này đã tăng nhanh cả về số lượng, chất lượng, đặc biệt là giá trị xuất khẩu, đã thu hút được nhiều lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP cả nước. Tuy nhiên, dệt may là ngành không đòi hỏi vốn lớn, sử dụng nhiều lao động lại thu hồi vốn nhanh nên được hầu hết các nước đang phát triển tham gia. Do đó, mức độ cạnh tranh rất cao. Việt Nam cũng đang ngày càng tham gia sâu, rộng hơn vào lĩnh vực cạnh tranh đầy quyết liệt này và đã thu được một số thành công. Tuy nhiên, không phải mọi việc đều dễ dàng và suôn sẻ.

Chính vì vậy, việc tìm hiểu, phân tích và nhận thức đúng đắn năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam là rất quan trọng để trên cơ sở đó có những giải pháp, chiến lược phù hợp. Đây là vấn đề có ý nghĩa thực tế đối với nền kinh tế của chúng ta trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỆT - MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 30 -30 )

×