địa và xuất khẩu
2.2.1 Năng lực cạnh tranh của Ngành Dệt – May VN trên thị trƣờng nội địa
Với 85 triệu dân, Việt Nam là một thị trường dệt may tương đối lớn. Từ khi đổi mới đến nay, đời sống của người dân, nhất là ở các thành phố đã từng bước được nâng cao, mặc đẹp đã thực sự trở thành nhu cầu không thể thiếu của một bộ phận dân cư có thu nhập khá. Mặc dù vẫn còn tâm lý chuộng hàng ngoại nhưng hiện nay người dân đã bắt đầu chấp nhận và cổ vũ cho hàng Việt Nam và thương hiệu Việt Nam. Tuy nhiên, đại bộ phận dân cư sống ở nông thôn có mức sống trung bình và một phần không nhỏ có mức sống thấp. Vì vậy, khai thác thị trường này ngoài những sản phẩm cao cấp và trung bình cần có những sản phẩm chất lượng vừa phải với mức giá thấp.
2.2.1.1 Tình hình tiêu thụ trên thị trường nội địa:
Việt Nam hiện nhập khẩu một số lượng tương đối lớn bao gồm cả vải và quần áo may sẵn. Trong khi đó, các sản phẩm dệt – may của nước ta sản xuất ra tiêu thụ vẫn chậm
Hiện nay, cạnh tranh trong thị trường dệt may nội địa ngày càng trở nên quyết liệt do có hàng ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ thuộc đủ các thành phần kinh tế từ các doanh nghiệp Nhà nước đến các công ty TNHH, các cơ sở sản xuất tư nhân và hộ gia đình, các doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Đặc biệt vải vóc và quần áo Trung Quốc đã tràn ngập thị trường Việt Nam. Từ các chợ miền quê đến thành thị, từ các cửa hàng đến siêu thị, đâu đâu cũng tràn ngập hàng Trung Quốc với mẫu mã phong phú, giá cả cạnh tranh khiến việc sản xuất hàng trong nước bị ảnh hưởng. Mặt khác, hệ thống bán buôn, bán lẻ hàng vải sợi may mặc trong nước chưa có tổ chức, để thả nổi cho một số ít tư thương làm giả nhãn mác của các công ty có tiếng tăm. Bản thân các doanh nghiệp dệt may chưa tạo dựng cho mình một kênh tiêu thụ ngay tại thị trường trong nước.
Nhiều năm qua, hàng tiêu thụ nội địa phần lớn đều mang nhãn ngoại, mặc dù chất lượng không thua kém hàng ngoại. Một phần là do nhiều người tiêu dùng còn có tâm lý ưa chuộng hàng ngoại và cũng có nhà sản xuất chưa tự tin vào chính sản phẩm của mình làm ra. 17% 16% 7% 30% 30% Các DN liên doanh Các DN 100% vốn nước ngoài Các nhà may nhỏ lẻ trong nước Các DN dệt may Việt Nam Ngoại nhập
Hình 2.2: Thị phần nội địa hàng dệt may Việt Nam
Nguồn: Tập đoàn Dệt may Việt Nam [47]
Sản phẩm tiêu thụ nội địa phần lớn cũng vẫn dựa vào mẫu mốt nước ngoài. Công tác nghiên cứu, thiết kế, mẫu mốt thời trang còn rất yếu. Nếu có, cũng chỉ là thời trang sàn diễn nên khả năng ứng dụng các mẫu mốt này vào thực tế cuộc sống còn có một khoảng cách khá xa, chưa có nhiều sản phẩm đặc trưng. Cơ cấu sản phẩm còn nghèo, chất lượng thấp, kiểu cách mẫu mã đơn giản, giá cả còn cao, chỉ mới dừng lại ở các sản phẩm đơn giản như sơ mi, quần áo bảo hộ lao động, sản phẩm dệt kim, vỏ chăn, áo, gối…Riêng với hàng thời trang giành cho trẻ em và phụ nữ vẫn chưa có các nhà thiết kế chuyên nghiệp, chưa có sự đầu tư tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng mà chỉ là sự cóp nhặt, cải biên từ các mẫu mã của Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc…, sau đó tung ra thị trường mà không hề tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng đang cần gì. Có những lĩnh
vực ít được chú ý quan tâm như thời trang công sở, bộ quần áo nữ giới, đồng phục học sinh, quần áo thể thao,…Mạng lưới tiêu thụ của các doanh nghiệp hoàn toàn mang tính tự phát, mới chỉ tập chung ở các thành phố lớn, thiếu sự liên kết chặt chẽ với nhau, còn chồng chéo gây lãng phí. Cho đến nay, ngành dệt may chưa hình thành được các trung tâm thiết kế mẫu mốt, mới chỉ có vài trung tâm thương mại lớn tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tiêu thụ hàng dệt may chất lượng cao mang nhãn mác của các doanh nghiệp Việt Nam vì thế chưa tạo được uy tín đối với khách hàng, chưa xây dựng được hình ảnh của doanh nghiệp trên thương trường, thiếu chính sách hậu mãi.
Vài năm trở lại đây, một số doanh nghiệp dệt may năng động nhờ đầu tư trang thiết bị hệ thống máy móc hiện đại cùng với công tác tiếp thị và quảng bá sản phẩm hiệu quả đã sản xuất được nhiều loại sản phẩm mang thương hiệu của chính mình và đã từng bước đẩy lùi hàng ngoại nhập như: Dệt may Thành Công, Dệt Thắng Lợi, May Việt Tiến, Công ty may Nhà Bè, Công ty May Thăng Long, Dệt Thái Tuấn, Công ty thời trang Việt với nhãn hiệu Nino Maxx, PT 2000, Công ty An Phước gắn với dòng sản phẩm sơ mi cao cấp…
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong năm 2008 đã khiến cho kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam không đạt được theo đúng mục tiêu đề ra là 10,5 tỷ USD, do đó nhiều doanh nghiệp đã xem việc phát triển thị trường nội địa là công việc cấp bách cần phải làm nhằm đảm bảo việc làm, thu nhập và đời sống của hàng trăm nghìn người lao động.Họ đã tập trung đổi mới toàn diện chiến lược phục vụ cho người tiêu dùng. Đầu tư mạnh hơn vào nghiên cứu thị trường, thị hiếu, tăng cường công tác thiết kế thời trang và sản phẩm mới, tổ chức dây chuyền sản xuất chuyên biệt phù hợp, đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị tại các thành phố lớn kết hợp chương trình đưa hàng về nông thôn và tăng uy tín thương hiệu đã là những cố gắng trong việc thực hiện chiến lược lấy nội địa làm thị trường cơ bản để tồn tại và vượt qua suy thoái của nhiều doanh nghiệp.
Những nỗ lực có tính chiến lược đó đã giúp ngành dệt may đứng vững trong cơn bão suy thoái toàn cầu. Trong 9 tháng đầu năm 2009 về cơ bản sản xuất tương đối ốn định, công nhân đủ việc làm, tiêu thụ nội địa tăng trưởng trên 18%. Số lượng doanh nghiệp đầu tư tại thị trường nội địa gia tăng. Tổng công ty Phong Phú có kim ngạch tiêu thụ nội địa trên 1.500 tỉ đồng; Hệ thống bán lẻ Vinatex Mart đã đạt kim ngạch gần 1.000 tỉ; Dệt Việt Thắng 650 tỉ đồng; May Việt Tiến 460 tỉ đồng (May Việt Tiến đã thực hiện chiến lược thị trường nội địa đưa mức tăng trưởng thị trường nội địa lên 40%)…[48]là những đơn vị tiêu thụ nội địa đã có qui mô lớn nhất trong ngành. Các con số trên cho thấy tại thị trường nội địa, hàng thời trang trong nước đang từng bước khẳng định chỗ đứng trong người tiêu dùng.
2.2.1.2 Nguyên nhân doanh thu tiêu thụ nội địa thấp
Thứ nhất, trước đây ngành may đã hướng mạnh vào thị trường xuất khẩu, máy móc thiết bị đầu tư tương đối hiện đại và đồng bộ, nếu tập chung khai thác thị trường nội địa phục vụ số đông dân số có mức sống trung bình bằng các loại sản phẩm thường với giá cả hợp với sức mua của dân thì các doanh nghiệp may khó có thể tồn tại và phát triển cũng như không đạt được những tiêu chí định hướng cho nền kinh tế, làm hình mẫu cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, và vì thế không những không có tích lũy mà sớm muộn cũng rơi vào tình trạng thua lỗ.
Thứ hai, do được ưu đãi về thuế và ít bị rủi ro khi gia công hàng xuất khẩu nên nhiều doanh nghiệp may có khuynh hướng ngại chuyển sang phục vụ thị trường nội địa, nơi phải đối mặt với cuộc cạnh tranh quyết liệt (cả cạnh tranh không lành mạnh do hàng giả, hàng nhập lậu, hàng trốn thuế). Phương thức gia công hàng xuất khẩu, ngay cả khi giá gia công đã giảm đi nhiều so với trước, vẫn được nhiều doanh nghiệp may áp dụng vì không phải tính đến đầu ra của sản phẩm.
Thứ ba, hiện nay các sản phẩm dệt may của ta bị cạnh tranh gay gắt bởi các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu ở giá cả, đặc biệt là hàng may mặc của Trung Quốc. Mặc dầu, chất lượng có kém hơn nhưng do thắng áp đảo về giá nên họ vẫn chiếm lĩnh được thị trường rộng lớn ở khu vực nông thôn.
Thứ tư, năng lực hoạt động thị trường (Năng lực tiếp thị, dự báo thị trường, tổ chức các hoạt động hỗ trợ bán hàng..) còn non kém, phương thức bán hàng còn chưa thuận tiện cho người mua, còn duy trì tình trạng mua gì bán nấy, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường nội địa là sản phẩm phải luôn thay đổi. Bộ phận thiết kế nội địa của nhiều doanh nghiệp nhà nước không chạy theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của thời trang…Các doanh nghiệp chưa có chiến lược thị trường đảm bảo tính khả thi, phần lớn các doanh nghiệp chưa chuẩn bị sẵn sàng cho việc hội nhập quốc tế. Các biện pháp kích cầu, tăng sức mua chưa được thực hiện hữu hiệu. Các biện pháp chống buôn lậu, chống sản xuất và tiêu thụ hàng giả không được thực hiện triệt để…
Thứ năm, đó là nguồn nguyên phụ liệu tại chỗ ở Việt Nam đang thiếu nghiêm trọng. Đây có thể nói là một trong những yếu tố quyết định thời trang nội địa phát triển, hơn nữa nó không chỉ là vấn đề nhức nhối đối với thời trang nội địa mà còn là vấn đề lớn đối với hàng dệt may xuất khẩu. Vì có sẵn nguyên liệu tại chỗ, bộ phận thiết kế sẽ chủ động, thực hiện nhanh hơn khâu thiết kế mẫu, thay vì thiết kế mẫu trước rồi mới chọn nguyên liệu may.
Để từng bước vươn lên làm chủ thị trường nội địa, ngoài việc các doanh nghiệp phải phối hợp với Vinatex, các viện mẫu mốt xây dựng chiến lược đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến dệt, may phù hợp với thị hiếu và tập quán, khí hậu từng mùa của từng vùng dân cư, từng ngành, từng cơ quan, từng lứa tuổi, giới tính ở thành thị, nông thôn, phát triển các kênh phân phối và quan trọng nhất là công tác Marketing, tuyên truyền để cho xã hội và người dân Việt Nam am
hiểu cũng như ủng hộ hàng sản xuất trong nước…có như vậy ngành dệt may nước ta mới nhanh chóng vươn lên làm chủ thị trường trong nước.
2.2.2 Năng lực cạnh tranh của Ngành Dệt – May Việt Nam trên thị trƣờng xuất khẩu
Môi trường xuất khẩu có tác động không nhỏ, nếu không nói là có vai trò quyết định đối với quá trình tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Thuận lợi khi hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu là thị trường xuất khẩu được mở rộng, hàng dệt may Việt Nam được bước chân vào thị trường của các nước trên thế giới. Nhưng không phải khi thị trường được khai thông, mở cửa là hàng Việt Nam có thể vào một cách dễ dàng. Đó mới chỉ là điều kiện cần. Vấn đề nằm ở chỗ hàng Việt Nam có được chấp nhận trên thị trường thế giới hay không? Hay điều kiện đủ là hàng dệt may Việt Nam có thể cạnh tranh với các đối thủ quốc tế để tạo dựng được cho mình một chỗ đứng, một thị phần vững chắc hay không? Chính vì vậy, các thị trường được mở rộng đối với dệt may Việt Nam và các đối thủ đáng gườm của ngành trên thị trường thế giới là những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam khi hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Đây cũng chính là những nhân tố sẽ được tập trung nghiên cứu.
Trong các năm trở lại đây tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam liên tục tăng.
850 1351 1747 1892 1962 2752 3654 4368 4838 5927 7780 9130 9200 0 2000 4000 6000 8000 10000 1995 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tri ệu US D
Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam [48]
Khách hàng nước ngoài hiện tại và tiềm năng mà ngành dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội trong việc thâm nhập và phát triển thị trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế chủ yếu là: EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, SNG và các nước Đông Âu, trong đó thị trường Hoa Kỳ chiếm 57,7% thị phần xuất khẩu của Việt Nam, EU chiếm 19,2% và Nhật Bản chiếm 9%. EU 19% Nhật Bản 9% Hoa Kỳ 58% Thị trường khác 14% EU Nhật Bản Hoa Kỳ Thị trường khác
Hình 2.4: Thị phần xuất khẩu dệt may Việt Nam
Nguồn: Tập đoàn Dệt may Việt Nam [47]
2.2.2.1 Thị trường EU
a) Khái quát thị trường EU
EU gồm 27 nước thành viên với dân số 499,8 triệu dân, và tổng sản phẩm quốc nội GDP chiếm hơn 30% GDP trên thế giới, thuộc nhóm các nền kinh tế lớn nhất thế giới [9].
EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn của Việt Nam. Từ năm 1980 chúng ta đã xuất khẩu hàng dệt may sang một số nước thành viên EU như Đức, Anh, Pháp,..Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đặc biệt tăng mạnh kể từ khi có hiệp định buôn bán hàng dệt may. Cụ thể sau khi hiệp định này được ký ngày 14/12/1992 và có hiệu lực vào năm 1993, từ chỗ hầu như bị cấm vận, nhóm hàng này của Việt Nam xuất khẩu vào EU liên tục tăng trưởng (từ 225.000 USD năm 1996 lên 882.000.000 USD năm 2005).
b) Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU 521 555 609 599 579 580 762 882 1225 1500 1700 1800 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tri ệu U S D
Hình 2.5: Kim ngạch Xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trƣờng EU
Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam [48]
Nhìn vào Hình 2.5 ta thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào EU tăng dần qua các năm, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2006 ( từ 882 triệu USD năm 2005 lên 1.2 tỷ USD năm 2006), Năm 2008 -2009, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên mức độ tăng cũng tăng chậm lại từ 1,5 tỷ USD năm 2007 lên 1,7 tỷ USD năm 2008 và 1,8 tỷ USD năm 2009. Tuy nhiên, nếu nhìn từ phía EU Việt Nam chỉ là nhà xuất khẩu lớn thứ 10 và chiếm khoảng 1,65% kim ngạch hàng dệt may nhập khẩu vào EU. Với 27 nước thành viên, EU cũng trở thành một thị trường không thua kém Hoa Kỳ với mức tiêu thụ hàng hoá hàng năm khoảng 20 nghìn tỷ USD. Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong khối EU là: Đức (49,9%), Pháp (10,8%), Hà Lan (10,3%), Anh (9,4%), Bỉ (6,1%), Tây Ban Nha (5,1%), Italia (4,4%), Đan Mạch (2,0%), Thuỵ Điển (1,9%), Áo (1,5%), Phần Lan (0,6%), Ailen (0,4%), Lucxembuorg (0,3%), Hy Lạp (0,2%) và Bồ Đào Nha (0,1%).
EU hiện đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 2 ở Việt Nam, sau Hoa Kỳ. Hiện nay, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU chiếm 19,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may hàng năm của Việt Nam. Thị trường EU hiện là điểm nóng của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sau thị trường Hoa Kỳ. Một số khách hàng lớn của Việt Nam ở thị trường này là : Seidensticker, Jupiter, Otto, Newconnection, Spengler, Huke, Prominent, Garmex, Poscelin, Souti Island, A&E..
c) Khó khăn khi xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU
- Thiếu bạn hàng tiêu thụ trực tiếp, không ký được hợp đồng xuất khẩu trực tiếp với các bạn hàng EU mà phải thông qua trung gian nên gần 80% hàng dệt may xuất khẩu sang EU phải gia công qua nước thứ 3 tại Đài Loan, Hồng Kông, Mã Lai, nên hiệu quả kinh tế thấp.Nguyên nhân là do ngành dệt vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên phụ liệu của ngành may; sự dễ dãi và ít rủi ro của phương thức gia công nên ngành may tuy phát triển rất mạnh nhưng vẫn là một khu vực sản xuất thiếu tác phong công nghiệp và thiếu khả năng cạnh tranh; phương thức phân bổ hạn ngạch chưa hợp lý cũng đã kìm hãm tính năng động và