Thái Lan

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành dệt - may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 36)

Công nghiệp dệt may Thái Lan phát triển tốt nhờ có sự hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và chính phủ cả về đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực và công nghệ. Lực lượng lao động có tay nghề, kỹ năng cao, dây chuyền may nhỏ linh hoạt, có khả năng thiết kế những sản phẩm phức tạp và các sản phẩm thời trang. Bên cạnh việc tự chủ trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp dệt may Thái Lan luôn nhận được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ để sản phẩm của họ

có khả năng cạnh tranh tốt hơn trên thị trường quốc tế. Các chính sách hỗ trợ xuất khẩu được thực hiện như: giảm thuế xuất khẩu, chú trọng đến khâu thiết kế mẫu mốt và xúc tiến bán hàng, thuê các nhà thiết kế mẫu của Pháp sang tập huấn cho các nhà tạo mẫu thiết kế trong nước, tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa đại diện thương mại của Thái Lan ở các nước với đại diện ngành công nghiệp dệt may để bảo vệ kế hoạch phối hợp hành động, mở rộng thị trường xuất khẩu. Thành lập viện thời trang để đào tạo các nhà thiết kế và các kỹ thuật viên; cử các nhà thiết kế trẻ đi học nước ngoài… Để cạnh tranh với hàng dệt may Trung Quốc, Thái Lan tập trung vào sản xuất các mặt hàng có thế mạnh như thời trang cao cấp, phụ liệu,…Bên cạnh đó Thái Lan sử dụng phương châm: “sáng tạo và thân thiện với môi trường là điều mà người tiêu dùng mong muốn”, Với phương châm này, Thái Lan sử dụng công nghệ hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm mang tính đột phá và thân thiện với môi trường, đây là điều kiện cần thiết để ngành dệt may Thái Lan cạnh tranh với các quốc gia khác trên thị trường thế giới, đặc biệt là với những nước được hưởng ưu đãi từ các hiệp định tự do thương mại. Trong khi cải tiến công nghệ các nhà máy dệt may của Thái Lan còn quan tâm đến sức khoẻ người tiêu dùng, xu hướng thời trang và sở thích của khách hàng. Chính vì lẽ đó, kỹ thuật mới, thân thiện với môi trường không ngừng được nghiên cứu, phát minh tại quốc gia này. Đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường luôn là vấn đề trọng tâm của các doanh nghiệp Thái Lan. Ví dụ như những sản phẩm áo khoác dùng năng lượng mặt trời có khả năng đo được nhịp tim hay những loại vải chống muỗi được làm từ sợi chứa thảo dược. Không chỉ an toàn với người sử dụng mà quá trình sản xuất cũng phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. “Công nghệ tẩy, nhuộm, in và hoàn thiện vải sạch” đã khiến Thái Lan trở thành một trong những ngành dệt may đứng đầu Đông Nam Á về độ thân thiện với môi trường. Các nhà máy dệt của Thái Lan đã xây dựng những mô hình xử lý nước thải và hoá chất mang tên CT (công nghệ sạch). Không chỉ an toàn những mô hình này còn tiết kiệm chi phí tái xử lý nước chất thải.

Những sản phẩm sạch của Thái Lan sẽ chiếm chỗ đứng tại các thị trường hàng đầu thế giới như Mỹ, Châu Âu,..Chính vì thế, đầu tư về công nghệ sẽ khiến hàng dệt may Thái Lan có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành dệt - may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)