Chính phủ cũng có những ảnh hưởng nhất định đến năng lực cạnh tranh của ngành thông qua các cơ sở, cơ chế, như đặt ra các luật lệ để cạnh tranh, thủ tiêu cạnh tranh, chống độc quyền, hoặc hỗ trợ cạnh tranh cho các ngành, các doanh nghiệp. Với các chính sách đúng đắn của mình, chính phủ có thể khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển, đầu tư, đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Đó có thể là các chính sách ưu đãi về thuế, vốn, tài chính; Các chính sách phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng hay chính sách về tỷ giá hối đoái. Các chính sách thành công là những chính sách phải tạo ra được môi trường kinh doanh thuận lợi để doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh chú không phải là chính phủ trực tiếp tham gia vào công việc kinh doanh của các ngành, các doanh nghiệp. Chính phủ nên giữ vai trò gián tiếp hơn là trực tiếp. Nghĩa là chính phủ không nên áp dụng chính sách bảo hộ các ngành công nghiệp không có khả năng cạnh tranh mà nên tập chung phát triển các bộ phận cấu thành của hình thoi, tức các nhân tố có thể giúp làm tăng khả năng cạnh tranh của ngành đó.
Có thể nói, một quốc gia có lợi thế cạnh tranh trong những ngành mà có bốn yếu tố cơ bản phát triển trên khá mạnh. Đây là những khu vực mà chính phủ nên tập trung, nỗ lực của họ nhằm thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của quốc gia. Bởi vì, sự yếu kém của bất kỳ nhân tố nào sẽ hạn chế khả năng cạnh tranh của ngành.
Chúng tác động qua lại chi phối lẫn nhau để quyết định khả năng cạnh tranh của mình.