Thị trường trong nước với lượng cầu lớn, có những khách hàng đòi hỏi cao và môi trường cạnh tranh trong ngành khốc liệt hơn sẽ có năng lực cạnh tranh cao hơn. Nhu cầu càng phức tạp, đa dạng thì các doanh nghiệp càng phải thường xuyên đầu tư, nghiên cứu phát triển, cải tiến sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển. Đây chính là những điều kiện thuận lợi để các hãng của ngành có thể đứng vững trong cuộc cạnh tranh giành thị phần trên toàn cầu. Chẳng hạn như ngành chế biến thức ăn nhanh của Hoa Kỳ có năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế bởi lẽ người tiêu dùng Hoa kỳ là những người đòi hỏi tốc độ và sự thuận tiện nhất trên thế giới, do đó đáp ứng được nhu cầu của mọi người tiêu dùng ở các quốc gia. Hay do nhu cầu về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm dệt may thời trang của người dân Hàn Quốc rất cao cũng gián tiếp yêu cầu các doanh nghiệp dệt may của Hàn Quốc không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước. Do đó, ngành dệt may thời trang Hàn Quốc hiện nay cũng đang có một sức cạnh tranh rất lớn trên thị trường quốc tế.
Người tiêu dùng nội địa cũng giúp các hãng phát triển khả năng cạnh tranh nếu nhu cầu của họ có thể dự đoán hay tạo ra nhu cầu cho các quốc gia khác. Thông thường các hãng có thể dự đoán xu hướng nhu cầu thị trường thế giới thông qua thị trường trong nước. Do đó, việc nhanh chóng và tiện lợi trong việc
sử dụng thẻ tín dụng của Mỹ đã du nhập tới người tiêu dùng trên toàn thế giới mà vốn từ lâu họ cũng có mong muốn như vậy nhưng chưa được đáp ứng.