Các biện pháp khác

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành dệt - may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 121)

a) Tăng cường hiệu quả của việc tổ chức sản xuất kinh doanh. Do đặc thù của các doanh nghiệp may phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức sản xuất có hiệu quả cao nhưng có thể gặp khó khăn trong tìm kiếm thị trường và giao dịch xuất khẩu. Giải pháp cho vấn đề này có thể là là hình thức sản xuất liên kết dọc theo kiểu vệ tinh: một công ty mẹ với nhiều công ty vệ tinh cùng sản xuất một loại sản phẩm. Công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm đặt hàng và cung ứng nguyên phụ liệu cho các công ty con, sau đó thu gom và xuất khẩu dưới nhãn hiệu một công ty lớn, đảm bảo về thị trường tiêu thụ ổn định.

b) Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại thị trường nội địa. Để có thể khắc phục những tồn tại làm ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm may mặc tại thị trường nội địa, thì ngay từ bây giờ các doanh nghiệp dệt may cần phải tích cực xây dựng và hoàn thiện được một chiến lược phát triển thị trường thống nhất, thiết thực, năng động và hiệu quả, đi đôi với việc nâng cao kiến thức nghiên cứu thị trường, xu hướng tiêu dùng và công nghệ sản xuất,.. cho hàng mua vào và bán ra của các doanh nghiệp tại thị trường nội địa, tích cực đầu tư thiết bị hiện đại, nghiên cứu mẫu mốt thời trang,…Bên cạnh đó các doanh nghiệp cần ý thức sâu sắc rằng việc chú trọng thị trường nội địa không những thoả mãn nhu cầu trong nước, cạnh tranh thắng lợi với hàng nhập khẩu nước ngoài mà còn góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng xuất khẩu hàng may mặc.

c) Sử dụng Internet

Để cải tiến hoạt động của mình nhằm thoả mãn cho khách hàng được tốt hơn, đồng thời cũng cho họ biết diễn biến thực hiện các yêu cầu của họ để có thể cùng

chia sẻ và thông cảm với những khó khăn (nếu có) của doanh nghiệp. Một công cụ quan trọng để thực hiện công việc này đó là Internet. Ngoài việc sử dụng email để thông tin cho khách hàng về tình hình của doanh nghiệp cũng như cơ sở kinh doanh và thu thập ý kiến, yêu cầu khách hàng cần phải thành lập những Website riêng của doanh nghiệp. Hiện nay đa số các công ty dệt may của Vinatex đã có website riêng nhưng đa phần là website tĩnh, thuần tuý giới thiệu về công ty và các sản phẩm của công ty, ít được cập nhật thường xuyên các thông tin và không có phần đối thoại với khách hàng. Một vài doanh nghiệp có tiến bộ hơn là có phần tiếp nhận đơn hàng và thông tin của khách hàng, các phần thông tin còn lại gần như không thay đổi. Do đó, sau vài lần cập nhật, không có nhiều thông tin gì mới nhiều khi khách hàng cũng không quan tâm. Do đó, giải pháp tăng cường mối quan hệ với khách hàng trên trang web đó là tạo lập một trang giao dịch với khách hàng. Trên trang này có các thông tin mới về chính sách kinh doanh, các thông báo mới của doanh nghiệp, thông tin về mặt hàng mới,..Ngoài ra, mỗi khách hàng sẽ có mã số riêng để tiếp cận với các thông tin riêng của mình như tình hình đơn đặt hàng của khách, tồn kho, công nợ, diễn tiến các hợp đồng, các đề nghị, các lưu ý,.. Việc thực hiện trang web như vậy hoàn toàn có thể thực hiện được mà không tốn kém bao nhiêu, vấn đề ở chỗ tổ chức bộ máy và con người để thực hiện. Đây là công cụ vô cùng hữu hiệu trong nghiên cứu Marketing và giao dịch với khách hàng nhưng lại chưa được phổ biến ở Việt Nam. Nó là công cụ nghiên cứu trực tuyến rất quý giá có thể sử dụng để đánh giá mức độ thoả mãn, lòng trung thành của khách hàng và những ý kiến đóng góp của họ.

d) Định vị và phát triển thương hiệu trên thị trường nội địa và quốc tế.

Trình độ khoa học công nghệ càng phát triển thì khả năng sản xuất của các doanh nghiệp không còn là công cụ cạnh tranh hữu hiệu vì nhiều doanh nghiệp có thể sản xuất một loạt hàng hoá mà só sự khác biệt lớn. Mặt khác, khi mức sống càng cao, người ta càng có xu hướng chú ý hơn tới việc tự khẳng định mình

thông qua việc sử dụng “hàng hiệu”. Các nghiên cứu gần đây cho thấy hơn 70% người tiêu dùng quan tâm đến thương hiệu khi mua sắm và tỷ lệ này sẽ còn tiếp tục gia tăng. Thương hiệu ngày càng đóng vai trò công cụ cạnh tranh chủ lực. Các doanh nghiệp dệt may cần chú ý đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Phải tạo lập được thương hiệu riêng, xuất khẩu sản phẩm bằng chính thương hiệu của mình thì ngành dệt may Việt Nam mới thoát khỏi cảnh “may gia công”. Tuy nhiên, sự hỗn độn và quá tải về các loại nhãn hiệu hàng may mặc cũng là trở ngại lớn cho việc đưa ra một nhãn hiệu nội địa mới.

Thương hiệu là tiền bạc, lợi nhuận của doanh nghiệp, là vũ khí cạnh tranh của doanh nghiệp.Một chiếc áo sơ mi cùng mẫu mã, cùng màu sắc, cùng nơi sản xuất, chất liệu có khác biệt không đáng kể nhưng mắc sang nhãn hiệu An Phước thì có giá là 218.000VNĐ/ chiếc còn mắc sang nhãn hiệu PierreCardin thì có giá là 526.000VNĐ/chiếc. Do vậy cần nghiên cứu:

- Phát triển thương hiệu riêng trên thị trường Quốc tế qua việc mua hay thuê một thương hiệu phù hợp đã có chỗ đứng trên thương trường

- Phát triển thương hiệu thông qua việc phát triển kênh phân phối. Một hệ thống phân phối rộng khắp sẽ là một cách phát triển thương hiệu tốt nhất. - Phát triển thương hiệu thông qua hoạt động quảng bá trên các phương tiện

thông tin đại chúng.

Theo điều tra của dự án “ Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và quảng bá thương hiệu năm 2008, với mẫu 500 doanh nghiệp thì hiện nay việc xây dựng thương hiệu mới chỉ là quan tâm thứ hai của doanh nghiệp Việt Nam sau đẩy mạnh tiêu thụ, mới chỉ có 12% doanh nghiệp cho rằng thương hiệu là vũ khí trong cạnh tranh. Do vậy, dẫn đến một thực tế đáng buồn là gạo Việt Nam tuy có chất lượng tốt nhưng lại không được biết đến mà lại tạo danh tiếng cho thương hiệu của một Quốc gia khác vì những người tiêu dùng nước ngoài vẫn nghĩ đó là gạo Thái Lan.

KẾT LUẬN

Dệt may là một ngành công nghiệp có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế nước ta, một nước đang phát triển và đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Ngày nay, do xu hướng quốc tế hoá của nền sản xuất và sự chuyển dịch của ngành dệt may từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, ngành dệt may Việt Nam đã và đang có nhiều cơ hội để phát triển. Cùng với chính sách đổi mới quản lý kinh tế và hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu to lớn, tốc độ tăng trưởng cao. Sản phẩm dệt may đã trở thành một trong các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của đất nước đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước với chất lượng và giá cả cạnh tranh; đặc biệt có không ít các mặt hàng đã chiếm được ưu thế trước hàng ngoại nhập. Nhiều công ty dệt may là những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam có uy tín trên thị trường quốc tế. Là ngành thu hút vốn đầu tư của các nhà doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động tương đối lớn góp phần tăng thu nhập quốc dân cho đất nước.

Tuy nhiên trong quá trình phát triển, ngành dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức cần phải vượt qua mới có thể đứng vững đặc biệt trong bối cảnh hội nhập vào kinh tế khu vực và toàn cầu với nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước như hiện nay. Thách thức lớn nhất và cơ bản là năng lực cạnh tranh của ngành còn ở mức thấp. Điều này được thể hiện rõ nét nhất ở nguồn nguyên liệu nội địa chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất, thiết kế mẫu mốt mới bắt đầu phát triển, chưa tạo được thương hiệu mạnh, hầu hết các sản phẩm chưa có nhãn hiệu hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Nhu cầu sản phẩm dệt may tăng dần theo thời gian, theo tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Nhu cầu này trên thị trường nội địa còn rất lớn, mà các doanh

nghiệp dệt may Việt Nam hiện vẫn chưa thực sự quan tâm, hoặc mới chỉ bắt đầu. Còn nhu cầu trên thị trường nước ngoài đã được các doanh nghiệp chú trọng nhưng hiệu quả kinh tế còn chưa cao. Do đó, chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 của Chính phủ phê duyệt là một chiến lược và định hướng tốt nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, giúp ngành hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Trong định hướng chiến lược này, để thực hiện theo mục tiêu tổng thể mà Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt, cần có những giải pháp căn bản từ phía Nhà nước (như các chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư, chính sách về thị trường xuất khẩu, chính sách về nguyên liệu và phát triển sản phẩm,..) và những giải pháp cụ thể từ phía Doanh nghiệp (như đề cao tư tưởng cạnh tranh trong hoạt động doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ và công nhân,..) có như vậy ngành dệt may mới phát triển vững chắc trong tương lai và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành ở thị trường trong và ngoài nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Đan Tuấn Anh (2007), “Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Dệt May Việt Nam trên thị trường quốc tế”, Tạp chí Kinh tế và phát triển

(10).

2. Trần Thuỷ Bình (2005), Mốt thời trang trong sản xuất kinh doanh hàng may mặc ở Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Chính phủ (2008) – QĐ 36/2008/QĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”

4. CIE – Trung tâm kinh tế học Quốc tế (1998), Chính sách thương mại Việt Nam, Canberra Sydney.

5. Mai Ngọc Cường (1999), Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Thống Kê, Hà Nội.

6. Lê Đăng Doanh, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Huân (1999), Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước. Kinh nghiệm của Nhật Bản và ý nghĩa áp dụng đối với Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội.

7. G. Hoasheng (2000), Làm sao xuất khẩu có hiệu quả, NXB Thống kê, Hà Nội.

8. Hassan Oteiga, Dictmar Stiel, Roger Fielding (2000), Ngành may mặc Việt Nam: gia tăng giá trị, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.

9. Đỗ Hải (2006), “Hàng Dệt May Việt Nam và thị trường EU: Cơ hội và thách thức”, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp (4).

10. Nguyễn Mạnh Hải (2008), “Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành Dệt – May Việt nam trong bối cảnh toàn cầu hoá”, Tạp chí công nghiệp (1).

11. Thế Hải (2008), “Tương lai nào cho ngành công nghiệp may mặc Việt nam”, Tạp chí thương nghiệp thị trường Việt Nam (1).

12. Như Hoa (2006), “Dệt may 2005- 8 thách thức lớn”, Tạp chí thương mại

(12).

13. Trương Quang Hùng, Phan Thị Thu Hương (2008), “Từ lợi thế so sánh đến lợi thế cạnh tranh”, Tạp chí phát triển kinh tế số 2.

14. Nguyễn Hữu Khải (2008), “Hiệp định hàng Dệt may Việt Nam và đôi điều suy nghĩ xuất khẩu hàng Dệt – May Việt nam”, Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới (1).

15. Keinosua One, Tatsuyuki Negoro (2005), Quản trị chiến lược, NXB Thống kê, TP.Hồ Chí Minh.

16. TS. Nguyễn Thường Lạng (2007), “Cạnh tranh: Một số cách tiếp cận và giải pháp đối với Việt nam”, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu (4).

17. Đặng Thành Lê (2007), “Rào cản trong cạnh tranh, yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh trên thị trường”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (3).

18. Nhất Linh, Diệu Thuý (2007), “Xuất khẩu hàng Dệt May Việt nam: Cần phải “Tiến quân” vào những thị trường mới”, Tạp chí công nghiệp Việt Nam

(12).

19. Michael Cormark (2005), Bí quyết thành công trên thương trường, NXB thống kê, Hà Nội.

20. Michael Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

21. Mya Than (1999), Khả năng cạnh tranh Quốc tế, Kinh nghiệm của các nước ASEAN, Hội thảo: Nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh tự do hoá thương mại, do viện QLKTTW & SIDA Thuỵ Điển tổ chức tại Hà Nội. 22. Trần Quang Minh (2000), Lý thuyết về lợi thế so sánh sự vận dụng trong chính sách công nghiệp và thương mại của Nhật Bản, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

24.Philip Kotler (2004), Marketing căn bản, NXB Thống kê, Hà Nội.

25. Võ Tấn Phước (2007), “Để hàng dệt may Việt Nam chiếm lĩnh Thị trường thế giới”, Tạp chí nghiên cứu phát triển (7).

26. Phạm Quyền, Lê Minh Tâm (1997), Hướng phát triển thị trường xuất khẩu Việt Nam tới năm 2010, NXB Thống kê, Hà Nội.

27. Hà Thanh (2007), “Vinatex với những giải pháp đáng chú ý trong kinh doanh”, Tạp chí thương mại (7).

28. Võ Trí Thành (1998), Tính cạnh tranh: quan niệm về các khung khổ phân tích, Báo cáo tại Hội thảo của Dự án “DIREC/IEC Vietnam’s Trade Policy and Competitveness”, Hà Nội.

29. Võ Trí Thành (1999), Tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam: một khung khổ cho sự nhìn nhận và đánh giá, Hội thảo: Nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh tự do hoá thương mại, Viện nghiên QLKTTW & SIDA Thuỵ Điển, Hà Nội.

30. Võ Thanh Thu, Nguyễn Cương, Bùi Lê Hà (1998), Quan hệ thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN, NXB Tài Chính.

31. Tạp chí Thời trang Dệt may Việt nam.

32. Tự do hoá Thương mại và khả năng cạnh tranh của một số ngành Công nghiệp Việt Nam - Dự án do Viện kinh tế học và Trung tâm khoa học & Xã hội nhân văn Quốc gia Việt Nam & Trung tâm nghiên cứu phát triển Quốc tế (IDRC)- CANADA phối hợp thực hiện 2001

33. UNIDO & DIS - Tổ chức phát triển Liên Hiệp Quốc và Bộ kế hoạch Đầu tư (1999), Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.

II Tiếng Anh

34. Avinash Dixit & Victor Norman (1997), The Theory of International Trade: A Dual, General Equilibrium Approach, Jame Nisbet & Co. Ltd. Disgwele Place, Welwyn, Cambridge University Press.

35. Balsa B. (1978), Export and Economic Growth: Further Evidence, Journal of Development Economic, No.5.

36. David Ricardo (1971), The Principles of Political Economy and Taxation, Penguin, New York.

37. E. Chamberlain (1993), The Theory of Monopolistic, New York

38. Krugmen, p. (1994), competition: A dangerous mbsession, foreign pffairs, march/april.

39. Porter, Michael E. (1990), The Competitive Advantage of nations, Free Press, New York.

III Các website: 40.http://www.vcci.com.vn 41.http://www.thesaigontimes.vn/epaper/TB-KTSG 42.http://vneconomy.vn 43.http://vietbao.vn 44.http://moit.gov.vn 45.www.ie.netnam.vn 46.http://www.mpi.gov.vn 47.http:// www.vinatex.com.vn 48.http:// www.vietnamtextile.org

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành dệt - may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)