Bùi Đức Hiền (2011), “Quyền được sống trong môi trường trong làn hở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Luật học, (11), tr 22.

Một phần của tài liệu Luận văn pháp luật kinh doanh lữ hành (Trang 31)

động du lịch trong tương lai, cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”.40

Luật Du lịch 2005 ra đời thay thế Pháp lệnh Du lịch 1999 đã ghi nhận và đưa nguyên tắc phát triển bền vững lên thành nguyên tắc hàng đầu, xuyên suốt trong quá trình điều chỉnh pháp luật. Luật Du lịch 2005 đã đưa ra khái niệm về du lịch bền vững ngắn gọn tại khoản 18 Điều 4 như sau: “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai”. Phát triển du lịch bền vững là một yêu cầu cấp thiết ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Là một hoạt động chịu sự điều chỉnh của Luật Du lịch 2005, kinh doanh lữ hành cũng phải coi phát triển du lịch bền vững là yếu tố hàng đầu. Phát triển bền vững kinh doanh lữ hành là phải phát triển các hoạt động du lịch có trách nhiệm, có tác dụng giáo dục nhằm phát triển cân đối, hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch, người dân bản địa, các công ty du lịch và đồng thời đảm bảo cho sự phát triển du lịch trong tương lai. Tài nguyên du lịch ở đâu càng đa dạng, độc đáo thì ở đó có khả năng thu hút khách du lịch lớn, chính nguồn tài nguyên du lịch này sẽ quyết định đối tượng khách du lịch đến nơi đó. Hoạt động kinh doanh lữ hành cũng bị phụ thuộc vào nguồn tài nguyên du lịch này, sự phát triển bền vững kinh doanh lữ hành luôn phải gắn với trách nhiệm duy trì, cải tạo các giá trị tài nguyên và môi trường du lịch.

Để thực hiện đúng quan điểm của Đảng và nhà nước, đảm bảo nguyên tác phát triển du lịch bền vững, pháp luật về kinh doanh lữ hành cần có những quy định phù hợp và chế tài bắt buộc thực hiện, nhằm đảm bảo giải quyết tốt mối quan hệ giữa du khách, cộng đồng địa phương và công ty lữ hành, phát triển đồng đều kinh tế, xã hội nhưng vẫn bảo vệ được môi trường.41 Có thể nói rằng, phát triển du lịch bền vững không chỉ là trách nhiệm của các nhà chức trách, của doanh nghiệp mà còn là trách nhiệm của mỗi người dân tại địa phương đó...

b. Du lịch có trách nhiệm

Khi nghe nói về du lịch bền vững, ta thường nghe thêm về du lịch có trách nhiệm. Du lịch có trách nhiệm và du lịch bền vững có sự tương đồng về khái niệm và mục tiêu hướng tới, trong đó, du lịch bền vững là mục tiêu hướng đến và du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn pháp luật kinh doanh lữ hành (Trang 31)