http://tcdulichtphcm.vn/home/su-kien-du-lich/van-de-trao-doi/1335-hng-dn-vien-a-nhng-nghch-ly, truy cập ngày 18/09/2014.
với nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng trong pháp luật lao động.72 Nhưng cũng từ đó, công ty lữ hành quốc tế và hướng dẫn viên quốc tế có thể ký kết bất cứ loại hợp đồng nào từ hợp đồng có thời hạn, không thời hạn, thời vụ, đến hợp đồng cộng tác. Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, các hướng dẫn viên thực hiện các chương trình du lịch lại là các hướng dẫn viên khác. Đối với các ngoại ngữ hiếm, ít có hướng dẫn viên nào đạt đủ điều kiện nên các doanh nghiệp đành phải sử dụng các hướng dẫn viên không có thẻ hướng dẫn quốc tế giỏi ngôn ngữ này để hướng dẫn các đoàn khách này.
Cũng phải bàn thêm, việc thay đổi nhân sự, cụ thể là hướng dẫn viên quốc tế thường xuyên xảy ra trong công ty, đây là một điều khó tránh khỏi. Trong khi đó các hướng dẫn viên chỉ muốn ký kết hợp đồng cộng tác viên, khi có chương trình mới ký hợp đồng hướng dẫn đoàn. Dù rằng các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đưa ra chính sách đãi ngộ tốt thể thu hút hướng dẫn viên làm việc lâu dài nhưng vì đặc thù thời gian của công việc nên hầu hết họ đều không muốn ràng buộc. Các nhà làm luật sử dụng yếu tố con người là hướng dẫn viên quốc tế để ràng buộc điều kiện kinh doanh là không phù hợp vì yếu tố con người luôn luôn thay đổi. Quy định này đã và đang trở thành một điều kiện mang tính chất hình thức.
1.3.2. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đóng vai trò trung gian trong hoạt động du lịch, tác động đến nhiều mối quan hệ pháp luật, việc quy định rõ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành là cần thiết, nhằm nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với sản phẩm du lịch, với các đối tượng cung cấp dịch vụ du lịch khác cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch.
1.3.2.1. Quyền tự do kinh doanh
Ngoài quyền tự do kinh doanh được quy định trong Hiến pháp, Luật Doanh nghiệp, quyền tự do kinh doanh lữ hành còn được cụ thể hóa trong các quy định của Luật Du lịch 2005. Theo Điều 39 Luật Du lịch 2005, quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch bao gồm:
“1. Lựa chọn ngành, nghề kinh doanh du lịch; đăng ký một hoặc nhiều ngành, nghề kinh doanh du lịch.
2. Được nhà nước bảo hộ hoạt động kinh doanh du lịch hợp pháp.