Khoả n1 Điều 9 Luật Du lịch 2005.

Một phần của tài liệu Luận văn pháp luật kinh doanh lữ hành (Trang 50)

lữ hành phải có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ môi trường du lịch. Khoản 4 Điều 9 Luật Du lịch 2005 quy định: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh; khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với môi trường; có biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội trong cơ sở kinh doanh của mình”. Tài nguyên du lịch không phải là vô tận, để phát triển du lịch bền vững, đáp ứng nhu cầu hiện tại và không ảnh hưởng đến thế hệ mai sau, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải có trách nhiệm với xã hội. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải bảo vệ môi trường, đưa ra các chương trình du lịch hợp lý để phát huy hiệu quả sử dụng, kết hợp với tuyên truyền, hướng dẫn khách du lịch bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch, phòng tránh tệ nạn xã hội. Đây là quy định thể hiện rõ nét nguyên tắc phát triển du lịch bền vững của Luật Du lịch, phát triển kinh doanh du lịch phải đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế, xã hội cũng như môi trường.

Điều 40 Luật Du lịch 2005 quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch phải: - Thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền thời điểm bắt đầu kinh doanh hoặc khi có thay đổi nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh du lịch.

- Thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền về tai nạn hoặc nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra đối với khách du lịch.

- Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định pháp luật.

Ngoài việc chịu sự quản lý của cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành còn phải chịu sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch bởi tính đặc thù của ngành nghề này. Nghĩa vụ thông báo thời điểm bắt đầu hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền là một nghĩa vụ điển hình, riêng biệt của ngành nghề kinh doanh du lịch. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành còn phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về tai nạn hoặc nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra đối với khách du lịch, quy định này là hết sức cần thiết. Với tư cách là cơ quan nhà nước quản lý về du lịch, các cơ quan này sẽ có đầy đủ thẩm quyền cũng như sự hỗ trợ cần thiết để đảm bảo an toàn cho khách du lịch trong các chương trình du lịch mạo hiểm, du lịch thám hiểm, du lịch leo núi, du lịch trên biển… Đặt ra các quy định này, nhà nước đã thể hiện sự quan tâm, có trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ khách du lịch. Điển hình là vụ tai nạn chìm tàu du lịch Tùng Trang ngày 28/08/2014, tàu chở đoàn 12 khách du lịch nước ngoài do Công ty lữ hành Việt Nam Open Tour hợp đồng dẫn khách. Khách du lịch tham gia chương

trình ngủ đêm trên biển nhưng bất ngờ bị lốc đánh chìm tàu. Nhờ sự liên lạc thường xuyên với đất liền nên tai nạn đã được thông báo kịp thời, Ban quản lý vịnh Hạ Long đã cứu hộ, đưa khách về an toàn.79

Tuy nhiên trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, nhiều doanh nghiệp kinh doanh lữ hành vẫn cố tình vi phạm, trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Theo Báo cáo số 236/BC- BVHTTDL ngày 10/10/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh lực Văn hóa, Thể thao và Du lịch, qua thanh tra, kiểm tra thực tế thì vẫn còn tình trạng doanh nghiệp kinh doanh lữ hành không thông báo thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh cho cơ quan nhà nước về du lịch trên địa bàn; không báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho cơ quan nhà nước về du lịch; không lập hồ sơ đoàn khách; tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành có biểu hiện núp bóng, trốn thuế.

1.3.2.3. Quyền và nghĩa vụ đối với khách du lịch

Khách du lịch có một vai trò đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển của ngành du lịch. Nếu không có khách du lịch sẽ không có ngành du lịch. Bởi vì lẽ đó, để du lịch phát triển bền vững, việc bảo vệ quyền lợi của khách du lịch là ưu tiên hàng đầu mà Luật Du lịch hướng đến. Với vai trò là chủ thể kinh doanh du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cũng có những quyền và nghĩa vụ nhất định đối với khách du lịch.

Theo Điều 40 Luật Du lịch 2005, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch đối với khách du lịch gồm:

- Thông tin rõ ràng, công khai, trung thực số lượng, chất lượng dịch vụ, bồi thường thiệt hại cho khách hàng.

- Áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn, tính mạng, sức khỏe cho khách du lịch.

Bên cạnh các nghĩa vụ trên, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành còn phải phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, các quy định cả nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc, quy chế nơi đến du lịch.80 Riêng đối với kinh doanh lữ hành quốc tế, doanh nghiệp phải sử dụng hướng dẫn viên quốc tế để hướng dẫn

Một phần của tài liệu Luận văn pháp luật kinh doanh lữ hành (Trang 50)