không được cấp phép phần lớn là do thiếu hụt nguồn cung hướng dẫn viên, các nguồn cung hướng dẫn viên có ngôn ngữ hiếm lại càng khó khăn hơn. Việc áp dụng tiêu chuẩn này sẽ hạn chế được tình trạng này, nguồn cung hướng dẫn viên du lịch nhiều hơn, số lượng hướng dẫn viên du lịch có ngoại ngữ hiếm cũng tăng lên. Cùng với đó, quy định yêu cầu phải có chứng chỉ nghiệp vụ sẽ thống nhất với các tiêu chuẩn về công nhận nghề lẫn nhau của các nước ASEAN, tạo điều kiện tốt trong nội luật hóa các quy định về nghề du lịch, phát triển kinh doanh lữ hành, tăng khả năng cạnh tranh. Đây cũng được coi là giải pháp gián tiếp, hạn chế việc sử dụng hướng dẫn viên không có thẻ của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành do số lượng và chất lượng hướng dẫn viên được đảm bảo, phù hợp nhu cầu thực tế.
Thứ hai, có lộ trình bỏ quy định bắt buộc hướng dẫn viên du lịch là người Việt Nam. Đến năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được thành lập với một trong những đặc trưng là thừa nhân lẫn nhau về văn bằng của người lao động trong cộng đồng.105 Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch (MRA- TP) được xây dựng nhằm cho phép người lao động du lịch có trình độ được công nhận có thể ứng tuyển công việc ở các quốc gia thành viên ASEAN. Nếu hướng dẫn viên quốc tế được công nhận, họ sẽ có đủ điều kiện làm việc tại một nước chủ nhà chấp nhận họ,106 nghĩa là các hướng dẫn viên quốc tế của Việt Nam có thể hành nghề tại các nước trong khu vực ASEAN cũng như ngược lại. Do đó, quy định bắt buộc hướng dẫn viên là người Việt Nam cần được thay đổi theo hướng bãi bỏ để phù hợp thỏa thuận quốc tế của ASEAN. Chỉ cần quy định người đã tốt nghiệp Cao đẳng, tốt nghiệp khóa đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ chuẩn là có thể được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
1.4.5. Về nguyên tắc du lịch có trách nhiệm
Phát triển du lịch bền vững là mục tiêu hướng đến và du lịch có trách nhiệm là một cách tiếp cận việc quản lý và tiến hành hoạt động du lịch. Chính vì thế cần phải ghi nhận nguyên tắc du lịch có trách nhiệm vào Luật Du lịch Việt Nam để thể hiện trách nhiệm của nhà nước đối với phát triển bền vững, cũng như đưa nguyên tắc vào ngành du lịch, tác động đến ý thức, hành động của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch. Du lịch có trách nhiệm sẽ tăng cường tính cạnh tranh và góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ du lịch có trách nhiệm với môi trường, xã hội, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển du