phân phối sản phẩm của các ngành nghề kinh doanh du lịch khác. Điển hình, kết quả năm 2005, Việt Nam đón được 3,4 triệu lượt khách quốc tế, xấp xỉ gấp đôi lượng khách quốc tế so với năm 1999. Tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế trong giai đoạn 2000 đến 2004 đạt trên 10%. Đối với khách du lịch nội địa năm 2004 đạt trên 14,5 triệu lượt người và tăng trên 4 triệu lượt người so với năm 1999.28
Sự phát triển vượt bậc của du lịch từ 1999-2005 đã cho thấy tầm quan trọng của pháp luật đối với sự phát triển của du lịch và nền kinh tế, xác định rõ các nhân tố ảnh hướng đến du lịch và ngược lại như là mối liên hệ giữa kinh tế và du lịch, môi trường và du lịch, xã hội và du lịch. Từ đó, Pháp lệnh Du lịch đã tạo tiền đề cho hoạt động phát triển du lịch bền vững, tạo tiền đề đưa ra các nguyên tắc du lịch chủ đạo sau này. Sự xuất hiện của Pháp lệnh Du lịch 1999 là kịp thời, tuy nhiên, theo thời gian, theo sự phát triển của xã hội cũng như quá trình phát triển của nền Kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, Pháp lệnh Du lịch đã bộc lộ những hạn chế nhất định, chưa theo kịp sự phát triển. Với một lĩnh vực có tầm ảnh hưởng lớn như du lịch, việc ban hành Luật Du lịch là cần thiết nhằm theo kịp quá trình hội nhập và phát triển của xã hội.
Ngày 14/06/2005, Luật Du lịch được Quốc Hội khóa XI thông qua, Luật này sẽ thay thế Pháp lệnh Du lịch 1999 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2006. Luật Du lịch 2005 thể chế hóa nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn29, kích thích đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, Luật Du lịch kế thừa các quy định phù hợp thực tế và phát huy các thành quả của Pháp lệnh Du lịch, đồng thời khắc phục các hạn chế, bổ sung các quy định phù hợp.
Trong Luật Du lịch 2005, ngoài việc phát huy các quy định về ngành nghề kinh doanh du lịch, thì còn có những quy định định hướng mang tính nguyên tắc trong việc điều chỉnh pháp luật, phát triển du lịch và quản lý du lịch như, cụ thể là các điều luật được quy định tại Chương I Luật Du lịch. Nguyên tắc phát triển bền vững, đặc biệt là việc bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch phải được ghi nhận là nguyên tắc xuyên suốt trong Luật Du lịch.30 Các nguyên tắc phát triển du lịch sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các ngành nghề được quy định trong Luật Du lịch trong đó có kinh doanh lữ hành. Phát triển bền vững là vấn đề toàn cầu, Đảng và