Khoản 3 Mụ cI Thông tư 89/2008/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007 ngày 01 tháng 06 năm 2007.

Một phần của tài liệu Luận văn pháp luật kinh doanh lữ hành (Trang 44)

Nghị định số 92/2007 ngày 01 tháng 06 năm 2007.

64 Vũ Thế Bình (2005), “Luật Du lịch với kinh doanh lữ hành, hướng dẫn và vận chuyển khách”, Dulịch Việt Nam, 12/2005, tr. 13. lịch Việt Nam, 12/2005, tr. 13.

“a) 250.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam;

b) 500.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài hoặc kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.”

Tiền ký quỹ là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.65 Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 180/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 sửa đổi bổ sung Nghị định số 92/2007/NĐ-CP, số tiền ký quỹ sử dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh lữ hành.66 Điều kiện về ký quỹ chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế vì tính chất và mức độ rủi ro của hoạt động này đối với các đối tượng khác, đặc biệt là khách du lịch. Việc ký quỹ nhằm mục đích chính là đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế đối với khách du lịch, tạo ra cơ chế bảo vệ quyền lợi của khách du lịch. Số tiền ký quỹ này sẽ được sử dụng khi doanh nghiệp lữ hành quốc tế không thực hiện một trong các nghĩa vụ như không mua bảo hiểm cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài, không thực hiện hoặc không có khả năng tài chính để thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh nhằm đưa khách du lịch trở về nước.

Luật Du lịch 2005 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 nhưng việc mở tài khoản, nộp tiền và quản lý tiền ký quỹ vẫn áp dụng theo Thông tư 03/2002/TT-NHNN ngày 05/04/2002 hướng dẫn Nghị định số 27/2001/NĐ-CP ngày 05/06/2001. Mặc dù Nghị định số 27/2001/NĐ-CP đã hết hiệu lực, nhưng vì chưa có quy định mới về nộp, quản lý tiền ký quỹ nên vẫn thực hiện theo Thông tư 03/2002/TT-NHNN. Hiện nay vẫn chưa có quy định hướng dẫn chi tiết để cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có căn cứ, thủ tục ra quyết định sử dụng tiền ký quý vào việc bồi thường cho khách du lịch. Pháp luật không những điều chỉnh các quan hệ xã hội đang xảy ra mà còn đóng vai trò dự liệu trước các quan hệ xã hội có thể xảy ra, trên quan điểm này, việc tranh chấp giữa khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành là điều có thể dự liệu được nên việc ban hành quy định cụ thể về sử dụng tiền ký quỹ là cần thiết. Nếu không thể kịp thời hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi có khách du lịch nhanh chóng thì quy định về ký quỹ đối với doanh nghiệp lữ hành quốc tế chưa đáp ứng được mục đích đề ra.

Một phần của tài liệu Luận văn pháp luật kinh doanh lữ hành (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w