Điều 17 Bộ Luật Lao động 2012.

Một phần của tài liệu Luận văn pháp luật kinh doanh lữ hành (Trang 48)

3. Tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch; được đưa vào danh mục quảng bá chung của ngành du lịch.

4. Tham gia hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp về du lịch ở trong nước và ngoài nước.”

Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành được tự do kinh doanh, lựa chọn ngành nghề, được nhà nước bảo hộ kinh doanh hợp pháp. Các quy định này tương đồng và thống nhất với các quy định tại Điều 5, Điều 8 Luật Doanh nghiệp về quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Các quy định trên đã thể hiện được quan điểm của nhà nước về tự chủ, tự do kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực lữ hành. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành còn được nhà nước quan tâm hơn nữa khi quy định các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có quyền tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch; được đưa vào danh mục quảng bá chung của ngành du lịch, được tham gia hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp về du lịch ở trong nước và nước ngoài. Có thể hiểu, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ngoài việc được tổ chức, tham gia các hoạt động về xúc tiến thương mại như hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại như quy định tại khoản 10 Điều 3 của Luật Thương mại thì các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành còn được nhà nước hỗ trợ và có quyền tổ chức, tham gia hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch.73 Việc quy định quyền tuyên truyền quảng bá, tham gia tổ chức, hiệp hội nghề của doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh lữ hành nói riêng nhằm giao lưu văn hóa, đưa hình ảnh du lịch Việt Nam ra thế giới, phấn đấu trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.74

Tuy nhiên văn bản quy phạm pháp luật về ngành nghề kinh doanh lữ hành vẫn chưa thống nhất nên dẫn đến khó khăn trong việc đăng ký kinh doanh hoặc xin giấy phép đầu tư của doanh nghiệp. Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam75 chưa có mã ngành “kinh doanh lữ hành nội địa”“kinh doanh lữ hành quốc tế”, mà chỉ có mã ngành “điều hành tua du lịch”. Trong khi đó Điều 43 Luật Du lịch 2005 quy định kinh doanh lữ hành bao gồm kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế, không có quy định về điều hành tua du lịch. Như vậy, ngành nghề kinh doanh lữ hành chưa được khớp với mã ngành kinh tế của Việt Nam. Việc này dẫn đến nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc ghi đúng mã ngành cần đăng

Một phần của tài liệu Luận văn pháp luật kinh doanh lữ hành (Trang 48)