Phương thức hiện diện thương mại là phương thức theo đó nhà cung cấp dịch vụ của một Thành viên thiết lập các hình thức hiện diện như công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh, chi nhánh v.v…

Một phần của tài liệu Luận văn pháp luật kinh doanh lữ hành (Trang 37)

viên thiết lập các hình thức hiện diện như công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh, chi nhánh v.v… trên lãnh thổ của một Thành viên khác để cung cấp dịch vụ.

lịch lớn hơn, vốn, trình độ quản lý cao hơn. Ngoài ra, hội nhập quốc tế tăng khả năng thu hút vốn nước ngoài nhờ môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, du lịch được xem là lĩnh vực có nhiều ưu thế hơn so với các ngành khác bởi vì du lịch là ngành trụ cột trong thương mại quốc tế, là trung gian trong tiến trình mở cửa và tự do hóa thương mại, du lịch là cầu nối giữa các nước, với bạn bè quốc tế. Kinh doanh lữ hành, với thế mạnh liên kết các dịch vụ du lịch chính trong giao lưu quốc tế như lên kế hoạch vận chuyển hành khách, kết nối hành khác với du lịch nghĩ dưỡng, du lịch hội nghị, hội thảo…, du lịch nói chung và kinh doanh lữ hành nói riêng sẽ làm cầu nối đầu tư giữa các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước. Trong hội nhập quốc tế, du lịch làm cho nền văn hóa tinh túy của Việt Nam, các danh lam thắng cảnh, nguồn lực du lịch, cơ sở hạ tầng được đưa đến giới thiệu với bạn bè quốc tế.

Việt Nam đang rất nỗ lực trong việc xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật trong nước theo hướng phù hợp với các điều ước và thông lệ quốc tế.57 Để thực hiện quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nội luật hóa các điều ước quốc tế, thì việc xây dựng và hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế dịch vụ du lịch lữ hành cần tuân thủ những nguyên tắc và quy định của các thể chế quốc tế và khu vực, các hiệp định song phương và đa phương đã ký kết.

1.2.2.4. Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ khách du lịch

Phát triển du lịch bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích của khách du lịch. Đây là một trong những nguyên tắc phát triển du lịch được xác định tại Điều 5 Luật Du lịch 2005. Phát triển kinh doanh lữ hành cũng phải dựa trên nguyên tắc này. Việt Nam được xem là điểm đến an toàn so với nhiều nước trong khu vực58 nhờ quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng pháp luật về kinh doanh du lịch.

Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành du lịch lữ hành, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng, tình hình an ninh ngày càng phức tạp. Các hành vi như cướp giật, móc túi, “chặt chém” khách du lịch cũng tăng theo, cần phải tăng cường biện pháp bảo đảm an toàn xã hội cũng như an toàn của khách du lịch. Các đối tượng xấu mượn hình thức tham gia lữ hành du lịch để thực hiện các hành vi phá hoại nhà nước, lôi kéo chính trị ảnh hướng đến an ninh. Pháp

Một phần của tài liệu Luận văn pháp luật kinh doanh lữ hành (Trang 37)