Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn pháp luật kinh doanh lữ hành (Trang 49)

ký khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhân đầu tư, giấy phép đăng ký kinh doanh. Do đó, khi đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, nhiều trường hợp hồ sơ được coi là không hợp lệ khi giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp không ghi cụ thể ngành nghề kinh doanh lữ hành quốc tế.

Doanh nghiệp kinh doanh du lịch được tự do lựa chọn ngành nghề, có quyền tự chủ trong kinh doanh, kèm theo đó sẽ được Nhà nước bảo hộ hoạt động kinh doanh hợp pháp. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều chương trình du lịch mới được hình thành và phát triển trên thế giới nhưng tại Việt Nam thì chưa được pháp luật điều chỉnh và bảo hộ, điển hình là chương trình du lịch kết hợp chữa bệnh. Theo báo cáo của Công ty kiểm toán Deloitte, doanh thu du lịch khám chữa bệnh tại Châu Á có mức tăng trưởng 20-30%/năm, tạo ra thị trường 4 tỉ USD/năm, trong đó các nước Thái Lan, Singapore, Ấn Độ, Philippines, Hàn Quốc và Malaysia đóng góp lớn nhất.76 Các nước trong khu vực Đông Nam Á đang coi phát triển chương trình du lịch chữa bệnh là chủ trương lớn, nhưng hiện tại Nhà nước ta vẫn chưa quan tâm đúng mức. Pháp luật quy định chỉ có các hoạt động “tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng”77 mới là hoạt động du lịch, từ đó dẫn đến các chương trình du lịch với mục đích tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng mới được coi là chương trình du lịch và sẽ được nhà nước bảo hộ, đầu tư phát triển. Các chương trình du lịch chữa bệnh không được coi là chương trình du lịch theo luật Việt Nam và sẽ không được quan tâm, hỗ trợ từ Nhà nước. Với trình độ phát triển về kỹ thuật y tế của Việt Nam, đặc biệt là y học dân tộc, đây là một chương trình du lịch có tiềm năng, sẽ bùng nổ phát triển nếu được đầu tư đúng mức. Do đó, loại hình du lịch chữa bệnh cần được pháp luật về du lịch điều chỉnh, cần Nhà nước có chính sách, qua đó phát triển kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh lữ hành nói riêng.

1.3.2.2. Nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội

Bên cạnh các quyền, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành còn phải có các nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội nhằm đảm bảo về mặt quản lý nhà nước, đảm bảo nguyên tắc, chính sách phát triển du lịch cũng như trách nhiệm đối với xã hội.

Luật Du lịch 2005 khẳng định môi trường tự nhiên, môi trường xã hội nhân văn cần được bảo vệ, tôn tạo và phát triển.78 Chính vì thế, doanh nghiệp kinh doanh

76 Du lịch chữa bệnh: Tỷ đô nhưng chưa dễ thu tiền, http://baodautu.vn/du-lich-chua-benh-ty-do-nhung-chua-de-thu-tien.html, truy cập ngày 18/09/2014. nhung-chua-de-thu-tien.html, truy cập ngày 18/09/2014.

Một phần của tài liệu Luận văn pháp luật kinh doanh lữ hành (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w