Ngày 28/01/2012 Công ty Lanta Tour Voyage tuyên bố chấm dứt hoạt động vì lý do tài chính, hàng trăm khách hàng mắc kẹt tại Việt Nam Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, Đại sứ quán Nga, Tổng

Một phần của tài liệu Luận văn pháp luật kinh doanh lữ hành (Trang 56)

trăm khách hàng mắc kẹt tại Việt Nam. Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, Đại sứ quán Nga, Tổng lãnh sự quán Nga, số khách du lịch này đã được về nước an toàn.

đồng Việt Nam).88 Dù biết rằng tiền bảo hiểm ít, không đủ để khắc phục các hậu quả xảy ra cho du khách nhưng các doanh nghiệp lữ hành cho rằng mua bảo hiểm thấp để đem đến giá dịch vụ tiết kiệm hơn, dễ bán sản phẩm và có lợi nhuận cao. Mặt khác các công ty bảo hiểm cho rằng rủi ro xảy ra tại nước ngoài cao, khó xác định nguyên nhân cũng như giám định thiệt hại nên chỉ đưa ra mức bảo hiểm thấp, dẫn đến không có nhiều lựa chọn cho việc mua bảo hiểm du lịch. Qua các phân tích trên cho thấy, pháp luật về kinh doanh lữ hành chưa quan tâm đúng mức đến quyền lợi của khách du lịch khi đi du lịch nước ngoài.

1.3.5. Doanh nghiệp lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài

Luật Du lịch quy định doanh nghiệp nước ngoài được kinh doanh lữ hành tại Việt Nam theo hình thức liên doanh hoặc hình thức khác phù hợp với quy định và lộ trình cụ thể của điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Liên doanh này phải là liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.89

Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã có các cam kết mở cửa thị trường về dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour. Việt Nam cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam, không hạn chế vốn nước ngoài trong liên doanh. Việc bãi bỏ quy định hạn chế tỉ lệ vốn góp ở đây không có nghĩa là cho phép hình thức công ty 100% vốn nước ngoài kinh doanh lữ hành, ở đây các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài không hạn chế tỉ lệ vốn góp, nghĩa là tỉ lệ vốn góp có thể lên đến 99,99%.

Cam kết về đối xử quốc gia không hạn chế, ngoại trừ: hướng dẫn viên du lịch trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải là người Việt Nam, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ đưa khách du lịch vào Việt Nam và lữ hành nội địa đối với khách du lịch vào Việt Nam như là một phần của dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam.90 Như thế, phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài liên doanh, hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh lữ hành bị hạn chế. Các doanh nghiệp này là doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế nhưng chỉ được kinh doanh đưa khách vào Việt Nam, không kinh doanh đưa khách ra nước ngoài, không được kinh doanh lữ hành nội địa riêng lẻ, hướng dẫn viên du lịch trong doanh nghiệp lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài phải là công dân Việt Nam.

88 Phạm Cao Thái (2010), Pháp luật và thực thi pháp luật trong hoạt động Lữ hành, hướng dẫn dulịch ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Du lịch, Hà Nội, tr. 59.

Một phần của tài liệu Luận văn pháp luật kinh doanh lữ hành (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w