Điều 43 Luật Du lịch 2005.

Một phần của tài liệu Luận văn pháp luật kinh doanh lữ hành (Trang 42)

b) Có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.”

Kinh doanh đại lý lữ hành là hoạt động kinh doanh mới, được Luật Du lịch 2005 ghi nhận và điều chỉnh, đây là một điểm mới hoàn toàn so với Pháp lệnh Du lịch 1999. Đại lý lữ hành đóng vai trò là đại lý cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, bán các chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho người tiêu dùng cuối cùng (khách du lịch) để hưởng hoa hồng. Không giống các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, đại lý lữ hành không trực tiếp xây dựng, tổ chức, thực hiện chương trình du lịch. Kinh doanh đại lý lữ hành cũng là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng pháp luật không đặt ra điều kiện khi đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành mà đặt ra điều kiện khi hoạt động kinh doanh đại lý lữ hành. Cụ thể, đại lý lữ hành phải có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Điều kiện được đặt ra nhằm đảm bảo công khai hoạt động của đại lý lữ hành về giá cả chương trình, hoa hồng nhằm mục đích hạn chế cạnh tranh không lành mạnh. Với quy định như vậy, đại lý lữ hành không được quyền bán chương trình du lịch cao hơn giá của bên giao đại lý, không được sao chép chương trình du lịch, không được tự thực hiện chương trình du lịch.

Các thay đổi về điều kiện kinh doanh của Luật Du lịch 2005 so với Pháp lệnh Du lịch 2005 đã phần nào đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh lữ hành, thu hút các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước tham gia hợp tác đầu tư.61 Từ đó, hoạt động lữ hành tại Việt Nam ngày đã phát triển ngày càng mạnh mẽ. Tuy nhiên bên cạnh đó, trong quá trình áp dụng và thực thi về điều kiện kinh doanh lữ hành vẫn còn nhiều bất cập.

1.3.1.1. Điều kiện đối với người điều hành

Điều kiện về người điều hành kinh doanh được áp dụng cho hai ngành nghề kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế. Kinh doanh đại lý lữ hành không đặt ra điều kiện đối với người điều hành. Luật Du lịch 2005 đã quy định cụ thể hơn về điều kiện đối với người điều hành. Khoản 3 Điều 44 Luật Du lịch 2005 quy định: “Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian ít nhất ba năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành”, khoản 3 Điều 46 Luật Du lịch 2005 quy định: “Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành”.

Thời gian hoạt động trong lĩnh vực lữ hành được xác định bằng tổng thời gian trực tiếp làm việc trong các lĩnh vực quản lý hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch,

61 Nguyễn Thị Thanh Loan (2010), Pháp luật về Kinh doanh Lữ Hành – Thực trạng và hướng hoànthiện, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, tr. 47. thiện, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, tr. 47.

quảng bá xúc tiến du lịch, xây dựng điều hành chương trình du lịch, nghiên cứu, giảng dạy về lữ hành, hướng dẫn du lịch.62 Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành là giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp lữ hành hoặc người đứng đầu đơn vị trực thuộc doanh nghiệp lữ hành chuyên kinh doanh lữ hành.63 Quy định bắt buộc về điều kiện của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nhằm nâng cao khả năng và trách nhiệm của doanh nghiệp trong quản lý, cung cấp dịch vụ cho khách du lịch. Kinh doanh lữ hành là một ngành nghề tác động đến nhiều đối tượng, nhiều mối quan hệ trong hoạt động kinh doanh cũng như văn hóa, xã hội, pháp luật, an ninh quốc gia, an toàn của khách du lịch, tính liên ngành, liên khu vực cao. Vì thế, người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành phải là người có kiến thức, kinh nghiệm nhất định, có tầm nhìn bao quát đến các vấn đề mà du lịch lữ hành tác động. Đây cũng là quy định của hầu hết các nước trong lĩnh vực lữ hành, ví dụ Cộng hòa Pháp cũng quy định người điều hành du lịch phải có kinh nghiệm 5 năm.64

Trên nguyên tắc phát triển bền vững, các nhà làm luật đã đưa ra điều kiện đối với người điều hành kinh doanh lữ hành để hướng đến mục tiêu phát triển du lịch đồng đều, sử dụng hiệu quả tài nguyên du lịch. Quan điểm này cũng đã được quan tâm từ Pháp lệnh Du lịch 1999, nhưng quy định trong Pháp lệnh về người điều hành còn quá chung chung. Pháp lệnh Du lịch 1999 chỉ yêu cầu doanh nghiệp lữ hành phải có cán bộ, nhân viên am hiểu chuyên môn nghiệp vụ phù hợp. Luật Du lịch 2005 đã sửa đổi theo hướng quy định chi tiết và khả thi hơn, số năm kinh nghiệm tối thiểu của người điều hành kinh doanh lữ hành được quy định cụ thể. Đây là một quy định điều chỉnh cần thiết và phù hợp thực tế, không những đảm bảo phát triển du lịch bền vững, mà còn đảm bảo được quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh lữ hành.

1.3.1.2. Điều kiện về ký quỹ

Điều kiện về ký quỹ chỉ áp dụng cho hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa không cần phải ký quỹ. Khoản 5 Điều 46 Luật Du lịch 2005 quy định doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế phải có tiền ký quỹ theo quy định của Chính Phủ. Số tiền ký quỹ cụ thể được quy định tại Nghị định 180/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 92/2007/NĐ-CP, mức ký quỹ của kinh doanh lữ hành quốc tế được chia làm 2 mức:

Một phần của tài liệu Luận văn pháp luật kinh doanh lữ hành (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w