Gia đình ông Y Chúc sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ và được chính quyền giao cho 05 héc ta đất thuộc rừng phòng hộ để trồng cây lâu

Một phần của tài liệu SỔ TAY PHÁP LUẬT DÀNH CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC (Trang 70)

được chính quyền giao cho 05 héc ta đất thuộc rừng phòng hộ để trồng cây lâu năm. Nay ông K đặt vấn đề muốn mua lại 05 héc ta đất này của ông Y Chúc. Xin hỏi, ông Y Chúc có được chuyển nhượng đất này cho ông K không?

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật thì Ông Y Chúc không được chuyển nhượng đất rừng phòng hộ này cho ông K và ông K không đượng nhận chuyển nhượng đất rừng này của ông Y Chúc.

Cụ thể Khoản 2 Điều 192 Luật đất đai năm 2013 quy định: Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.

Đồng thời Khoản 4 Điều 191 Luật đất đai năm 2013 cũng quy định: Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

70. Ông B và bà T tranh chấp về ranh giới đất cát giữa hai gia đình. Bà O là Chủ tịch Hội phụ nữ khuyên hai gia đình mời hòa giải viên đến hòa giải hoặc gửi đơn ra xã để hòa giải. Xin hỏi, nếu việc hòa giải thành mà có sự thay

đổi ranh giới thửa đất thì các bên có được sửa lại diện tích đất đã ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?

Trả lời:

Điều 202 Luật đất đai năm 2013 quy định

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Như vậy, nếu việc hòa giải tranh chấp đất đai giữa ông B và bà T mà thành thì ông B và bà T được cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phù hợp với thực tế.

71. Năm 1990, ông A nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ông B, do anh trai ông A là ông C lúc đó không có nhà ở nên ông A cho ông C ở nhờ

Một phần của tài liệu SỔ TAY PHÁP LUẬT DÀNH CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w