Vấn đề an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động là giúp việc gia đình được pháp luật quy định như thế nào?

Một phần của tài liệu SỔ TAY PHÁP LUẬT DÀNH CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC (Trang 139)

IV. QUY ĐỊNH VỀ LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH

19. Vấn đề an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động là giúp việc gia đình được pháp luật quy định như thế nào?

việc gia đình được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 24 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP quy định vấn đề an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động là giúp việc gia đình như sau:

1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hướng dẫn cách sử dụng trang thiết bị, máy móc, đồ dùng có liên quan đến công việc của người lao động, các biện pháp phòng chống cháy nổ cho người lao động; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động trong quá trình làm việc.

2. Người lao động có trách nhiệm chấp hành đúng hướng dẫn sử dụng trang thiết bị, máy móc, đồ dùng và phòng chống cháy nổ; bảo đảm các yêu cầu vệ sinh môi trường của hộ gia đình, dân cư nơi cư trú.

3. Hằng năm, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động khám sức khỏe định kỳ. Trường hợp cần thiết, người sử dụng lao động yêu cầu người lao

động phải khám sức khỏe. Chi phí khám sức khỏe do người sử dụng lao động chi trả, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

20. Gia đình ông H thuê bà M làm giúp việc gia đình. Vừa qua, trên đường đi chợ, bà M bị tai nạn xe máy, phải nằm viện điều trị 01 tuần. Vậy ông H có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bà M không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP, khi người lao động bị tai nạn lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm sau:

a) Cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo;

b) Thông báo cho người thân của người lao động biết;

c) Thực hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 144 của Bộ luật Lao động;

d) Khai báo và phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền để điều tra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.

Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị tai nạn lao động trong thời gian điều trị, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 12 Nghị định này (Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 30 ngày liên tục).

Như vậy, theo quy định trên với trường hợp của bà M bị tai nạn lao động và đã nằm viện điều trị 01 tuần thì gia đình ông H không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bà M.

Một phần của tài liệu SỔ TAY PHÁP LUẬT DÀNH CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC (Trang 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w