IV. QUY ĐỊNH VỀ LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH
4. Bố mẹ tôi ở quê đã già yếu Anh chị em chúng tôi đều đã thoát ly đi làm ăn xa Chúng tôi muốn đón ông/bà về ở cùng nhưng ông/bà không chịu vớ
làm ăn xa. Chúng tôi muốn đón ông/bà về ở cùng nhưng ông/bà không chịu với quan niệm có chết cũng chết ở quê cha đất tổ, không chết nơi đất khách quê người. Vì điều kiện, chúng tôi không thể thường xuyên thăm nom. Chúng tôi bàn bạc thuê ba người giúp việc gia đình, một người có kiến thức về y khoa chăm sóc sức khỏe cho bố mẹ tôi, một người chăm sóc vườn cây, ao cá của gia đình, một người lo nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa. Chúng tôi có thể ký kết một hợp đồng lao động với cả ba người này được không?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP về việc ký kết hợp đồng lao động với người giúp việc gia đình thì:
1. Khi ký kết hợp đồng lao động với người lao động không biết chữ, người sử dụng lao động đọc toàn bộ nội dung hợp đồng lao động để người lao động nghe và thống nhất nội dung trước khi ký hợp đồng lao động; trường hợp cần thiết người lao động yêu cầu người sử dụng lao động mời người thứ ba không phải là thành viên của hộ gia đình làm chứng trước khi ký hợp đồng lao động.
2. Trường hợp người sử dụng lao động có thuê mướn, sử dụng nhiều lao động là người giúp việc gia đình thì người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động với từng người lao động.
3. Hợp đồng lao động được lập ít nhất thành hai bản, người sử dụng lao động giữ một bản, người lao động giữ một bản.
4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người lao động làm việc về việc sử dụng lao động là người giúp việc gia đình.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên gia đình anh/chị không thể ký kết một hợp đồng lao động với cả ba người mà phải ký kết hợp đồng lao động với từng người lao động.