Các dạng bài tập và bài luyện nhằm củng cố vốn từ (1) Bài tập tìm từ trái nghĩa

Một phần của tài liệu Khảo sát hệ thống bài luyện và bài tập trong một số sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay (Trang 86)

(1) Bài tập tìm từ trái nghĩa

Dạng bài tập tìm từ trái nghĩa dễ thực hiện, có thể áp dụng cả ở trình độ cơ sở và trình độ nâng cao. Bài tập tìm từ trái nghĩa dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, dễ nhớ, mang lại hiệu quả cao trong việc xây dựng cũng nhƣ củng cố vốn từ.

Bài tập tìm từ trái nghĩa bao gồm: tìm tính từ trái nghĩa, tìm danh từ trái nghĩa, tìm động từ trái nghĩa.

Hình thức: tìm từ trái nghĩa với từ cho trƣớc, tìm từ trái nghĩa với từ gạch chân trong bài.

Ví dụ: Bài tập V, trang 39, giáo trình Bài đọc tiếng Việt nâng cao, Hwang Gwi Yeon – Trịnh Cẩm Lan – Ngyễn Khánh Hà.

Tìm từ trái nghĩa: 1. nông a. ngoại thành 2. mượn b. mát mẻ 3. nóng nực c. lấp 4. hẹp d. rộng 5.nội hành e. sâu 6. đào g. trả

(2) Bài tập tìm từ đồng nghĩa, gần nghĩa

Dạng bài tập này không phổ biến lắm nhƣng giúp ích khá nhiều trong việc xây dựng và củng cố vốn từ. Từ đồng nghĩa, gần nghĩa cần tìm có thể là từ

thuộc phƣơng ngữ miền Nam hoặc miền Bắc, từ thuộc ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ chính thức, trang trọng…

Bài tập tìm từ đồng nghĩa, gần nghĩa có thể bao gồm danh từ, tính từ, động từ, phó từ,…

Hình thức: viết tiếp; tìm từ đồng nghĩa, gần nghĩa với từ đƣợc gạch chân,…

Ví dụ: Tìm từ đồng nghĩa, gần nghĩa cho các từ sau: 1. chăm chỉ a. ………

2. ít khi b. ……… 3. khá c. ………….. 4. tàu hỏa d. …………. 5. thực hiện e. ………….

(3) Bài tập tìm từ đồng âm khác nghĩa

Dạng bài tập này giúp củng cố vốn từ, tránh gây hiểu nhầm. Hình thức: tìm từ đồng âm, nối A với B sao cho thích hợp.

Ví dụ 1: Bài tập 6, trang 161, giáo trình Thực hành tiếng Việt (trình độ B), Đoàn Thiện Thuật (chủ biên).

Ví dụ 2: Bài tập 1, trang 287, giáo trình Thực hành tiếng Việt (Dành cho người nước ngoài). Nguyễn Việt Hương, NXB ĐHQG HN 2004.

Phân biệt nghĩa của từ “mới” trong các câu sau đây: 1. Chúng tôi mới mua quyển từ điển này.

2. Anh ấy có bạn gái mới. 3. Anh ấy mới có bạn gái.

4. Chúng tôi phải học nhiều mới hiểu nhiều. 5. Bà ấy mới chuyển đến nhà mới.

6. Ngày mai anh Hòa mới về Hà Nội.

7. Các anh phải thực hành nhiều mới nói tốt. 8. Chị có nói thì tôi mới hiểu.

(4) Bài tập tìm định nghĩa từ thích hợp với từ cho trước

Dạng bài tập này khó thực hiện ở trình độ cơ sở. Ở trình độ cơ sở, vốn từ còn hạn chế nên yêu cầu tìm định nghĩa từ thích hợp với từ cho trƣớc dễ gây khó khăn. Nếu không thận trọng, dễ đƣa ra định nghĩa từ trong đó có từ mới. Trái lại, ở trình độ nâng cao, dạng bài tập này rất hữu ích trong việc xây dựng vốn từ và củng cố từ vựng đã học cho học viên.

Tuy nhiên, dạng bài này yêu cầu nhiều thời gian thực hiện hơn dạng bài tìm từ trái nghĩa.

Bài tập tìm định nghĩa từ thích hợp với từ cho trƣớc là danh từ, động từ, tính từ, phó từ.

Hình thức: nối A với B, chọn một phƣơng án đúng trong các phƣơng án. Ví dụ: Bài tập 6, trang 70, giáo trình Tiếng Việt trình độ A (tập 1) – Đoàn Thiện Thuật (chủ biên).

Định nghĩa từ.

1. Tàu đi trên biển gọi là ………..

a. ca nô b. tàu thủy c. tàu điện d. tàu hỏa 2. Người sống bên cạnh nhà của bạn gọi là ………..

a. bạn thân b. họ hàng c. nhà bên cạnh d. hàng xóm 3. Nơi cao nhất trên núi gọi là ………

a. chân núi b. đỉnh núi c. ngọn núi d. sườn núi 4. Người sống một mình, không lập gia đình gọi là ………..

a. người cô đơn b. người lập dị c. người độc thân d. người lang thang 5. Mũ dùng để bảo vệ đầu khi đi xe máy gọi là……….

a. nón b. mũ bảo hiểm c. mũ lưỡi trai d. mũ phớt

(5) Bài tập viết tiếp từ theo trường nghĩa từ vựng

Bài tập viết tiếp từ theo trƣờng nghĩa từ vựng góp phần củng cố vốn từ. Tuy nhiên, dạng bài tập này không hấp dẫn vì dễ gây nhàm chán. Bài tập viết tiếp có thể là: viết tiếp danh từ, viết tiếp động từ, viết tiếp giới từ, viết tiếp phó

phƣơng tiện giao thông, viết tiếp các động từ chỉ hƣớng, viết tiếp các từ chỉ tần suất, viết tiếp các động từ cảm nghĩ nói năng,…

Ví dụ: Bài tập 3, trang 70, giáo trình Tiếng Việt trình độ A (tập 2) – Đoàn Thiện Thuật (chủ biên).

Thêm từ cùng loại

1. nghe nhạc, xem ti vi, ………. 2. phở, bún chả, ………. 3. thỉnh thoảng, hay, ……….. 4. tỏi, ớt, ………. 5. phía trước, bên cạnh, ………..

(6) Bài tập tìm từ khác loại

Dạng bài này yêu cầu sự nhanh nhạy, kiến thức tổng hợp. Bài tập tìm từ khác loại giúp củng cố vốn từ. Dạng bài tập này khá thu hút sự chú ý và không tốn nhiều thời gian nhƣng lại có hiệu quả.

Bài tập tìm từ khác loại gồm có các dạng nhƣ: tìm từ khác loại với các danh từ cho trƣớc, tính từ cho trƣớc, động từ cho trƣớc, giới từ cho trƣớc, từ chỉ tần suất cho trƣớc,… Tiểu loại nhỏ gồm: danh từ chỉ món ăn, danh từ chỉ đồ đạc, danh từ chỉ địa điểm, động từ chỉ hƣớng, đại từ chỉ ngƣời, ….

Hình thức: viết tiếp vào chỗ trống (theo hình thức liệt kê).

Ví dụ: Bài tập 4, trang 70, giáo trình Tiếng Việt trình độ A (tập 2) – Đoàn Thiện Thuật (chủ biên).

Tìm từ không cùng loại.

1. xe máy, tàu hỏa, xe buýt, đi bộ, xe đạp. 2. ra, sau, vào, lên, xuống.

3. rẽ phải, rẽ trái, ngã tư, đi thẳng, đi qua. 4. đã, sẽ, sắp, tới, đang.

5. siêu thị, chợ, về, thư viện, nhà hàng.

Đây là dạng bài tập tổng hợp. Dạng bài tập này hay và dễ thực hiện. Suy luận theo những gì đƣợc cho là chân lí đúng nên học viên dễ liên tƣởng.

Hình thức: chọn một tron các phƣơng án đúng điền vào chỗ trống, tìm từ tích hợp điền vào chỗ trống, viết tiếp câu.

Ví dụ: Bài tập 5, trang 70, giáo trình Tiếng Việt trình độ A (tập 2) – Đoàn Thiện Thuật (chủ biên):

Tìm từ đúng.

1. Tôi thích yên tĩnh nên tôi không thích sống ở ……… a. nông thôn b. thành phố lớn c. ngoại ô d. vùng núi 2. Cậu đã mua ……… xem phim chưa?

a. phiếu b. giấy mời c. thẻ d. vé

3. Tôi không biết chính xác, nhưng có lẽ thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội ……….2000 km.

a. với b. cho c. khoảng d. trong 4. Nếu mua hàng ở ………. Thì bạn kgông phải mặc cả. a. chợ b.siêu thị c. cửa hàng d. vỉa hè

5. Buổi chiều, họ thường đi bộ ra bãi biển để ……,, cảnh hoàng hôn. a. xem b. nhìn c. ngắm d. trông

6. Anh ấy là người ………, anh ấy không bao giờ nói dối. a. hiền b. nghiêm túc c. thông minh d. trung thực

(8) Bài tập từ vựng theo tranh ( yêu cầu gọi tên hành động theo chủ đề bài học, sau đó lấy ví dụ cho các từ tìm được)

Đối với dạng bài tập này, chúng ta cần đƣa tranh ảnh vào bài luyện, bài tập theo chủ đề bài học.

Ví dụ: Tìm động từ thích hợp cho các tranh sau [51] và đặt câu với từ tìm đƣợc.

Ví dụ: …hấp cá... …Hôm nay anh ấy hấp cá với bia. 1. ……… ……… 2. ……….. ………. 3. ………. ………. 4. ………. ……….. (9)Trò chơi phát triển từ vựng

Ngƣời biên soạn sách có thể viết tình huống, gợi ý hoặc cách thức tổ chức trò chơi dành cho tập thể (diễn kịch, thảo luận, vẽ tranh, dùng ngôn ngữ cử chỉ,..) hoặc trò chơi dành cho cá nhân (câu đố, ô chữ,... )

Ví dụ 1: Hãy kể/viết về hoạt động của ngƣời làm nghề sau: bác sĩ, y tá, nông dân, phi công, lái xe, họa sĩ, nhà văn, nhà báo, thợ cắt tóc, ca sĩ, diễn viên, nhà thiết kế, kiến trúc sƣ,… (có thể dùng tranh ảnh, video clip, slide show để gợi ý).

- Ví dụ: Bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân.

Bác sĩ kê đơn thuốc sau khi đã khám bệnh cho bệnh nhân. Bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân.

Ví dụ 2: Hãy kể/viết về những gì mà ngƣời ăn mày, điệp viên, cảnh sát, đầu bếp, nhân viên y tế, nhà chính trị, phi công, nông dân,…không thích.

- Ví dụ: Ngƣời ăn mày không thích mọi ngƣời không để ý. Ngƣời ăn mày không thích địa điểm ít ngƣời đi lại.

Ngƣời ăn mày không thích mặc quần áo đẹp khi đi xin tiền.

Ví dụ 3: Bài tập chơi ô chữ, trang 29, giáo trình Tiếng Việt trình độ A (tập 2) – Đoàn Thiện Thuật (chủ biên).

3.3.2. Các dạng bài luyện và bài tập nhằm củng cố ngữ pháp (1) Các dạngbài luyện và bài tập về kết từ

Một phần của tài liệu Khảo sát hệ thống bài luyện và bài tập trong một số sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)