Biên soạn bài tập cho trình độ B

Một phần của tài liệu Khảo sát hệ thống bài luyện và bài tập trong một số sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay (Trang 75)

Trên cơ sở củng cố lại kiến thức đã có ở trình độ B1, bài luyện và bài tập ở trình độ B2 phải vừa góp phần ôn tập kiến thức cũ, vừa luyện từ vựng, cấu trúc (ngữ liệu) và các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết.

Đối với bài luyện:

Bài luyện phát âm: không luyện phát âm riêng lẻ, lồng ghép vào luyện phát âm đúng một số từ khóa trong bài.

Bài luyện từ vựng: luyện từ vựng về giáo dục, bình đẳng giới, thể thao, di tích lịch sử, giao thông, ẩm thực, thiên tai, …

Bài luyện ngữ pháp: mở rộng các thành phần câu bằng cụ từ; các kiểu câu cầu khiến, cảm thán; câu có tình thái từ và thán từ.

Bài luyện nghe: luyện nghe tin tức mở rộng hơn, luyện ghi chép ý chính cả văn bản tự sự đƣợc nghe.

Bài luyện nói: luyện cách thuật lại, kể lại tin tức, câu chuyện đã nghe (hoặc đã đọc); luyện duy trì trong các cuộc trao đổi, thảo luận về đề tài đƣợc học.

Bài luyện đọc: luyện đọc bài hội thoại, bản tin, văn bản thuyết minh, mẩu truyện, trích đoạn truyện; luyện tốc độ đọc khoảng 100 chữ/phút; luyện đọc hiểu nội dung, ý nghĩa của bài; luyện giải nghĩa các từ ngữ đơn giản trong bài.

Bài luyện viết: luyện viết hững bức thƣ ngắn, viết đoạn văn, viết bài văn tự sự, viết bài thuyết minh đơn giản có nội dung phù hợp chủ điểm đã học.

Đối với bài tập: dựng câu bằng từ cho trƣớc, sắp xếp trật tự hội thoại, dùng từ cho trƣớc hoàn thành câu, hoàn thành hội thoại, nhìn bảng – trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, tìm từ cùng loại, tìm từ khác loại, chuyển đổi câu, điền vào bảng biểu,…

Một phần của tài liệu Khảo sát hệ thống bài luyện và bài tập trong một số sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)