Cách gọi tên và phân chia bài luyện, bài tập trong sách tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoà

Một phần của tài liệu Khảo sát hệ thống bài luyện và bài tập trong một số sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay (Trang 36)

ngƣời nƣớc ngoài

Cách gọi tên.

Cùng là bài luyện nhƣng nhƣng có thể có những tên gọi khác nhau. Sự khác nhau về cách gọi tên đƣợc thể hiện ở những sách khác nhau của những tác giả khác nhau.

Ví dụ: quyển “Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành” (I) của Trƣờng Đại học Tổng hợp gọi là “luyện tập”; quyển “Thực hành tiếng Việt” (Dành cho ngƣời nƣớc ngoài) của Nguyễn Việt Hƣơng gọi là “thực hành”; quyển “Thực hành tiếng Việt B” (Sách dùng cho ngƣời nƣớc ngoài) của Đoàn Thiện Thuật (chủ biên) gọi là “bài luyện”.

Cách phân chia.

Cùng là bài tập với mục đích luyện tập nhƣng có sách, tác giả chia ra thành 2 phần riêng là bài luyện và bài tập; có sách, tác giả không chia ra thành hai phần riêng biệt, chỉ gọi chung là luyện tập; có sách, tác giả chia ra thành bài luyện theo 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) và bài luyện từ vựng.

Ví dụ: trong quyển “Thực hành tiếng Việt” B, C (Sách dùng cho ngƣời nƣớc ngoài) của Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), các tác giả chia bài tập (bài tập nói chung – bao gồm cả bài luyện và bài tập) ra thành 2 phần riêng là bài luyện và bài tập; trong quyển “Tiếng Việt nâng cao” (Dành cho ngƣời nƣớc ngoài) của Tập thể tác giả Viện Ngôn ngữ học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, các tác giả không chia ra thành 2 phần riêng biệt, chỉ gọi chung là luyện tập; trong 4 quyển “Giáo trình tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài” (I, II, III, IV) - Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), các tác giả chia ra thành 4 phần (thực hành nói, từ vựng, thực hành nghe, thực hành viết).

Với những dẫn chứng trên và từ thực tế gọi tên bài luyện và bài tập, phân chia bài luyện – bài tập trong các giáo trình về dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài hiện hành, chúng tôi xin đề xuất đƣa ra một cách làm thống nhất. Có thể gọi chung là luyện tập (với hai phần riêng biệt là bài luyện và bài tập) và chia bài luyện theo 4 kỹ năng: nghe, nói (hoặc luyện hội thoại), đọc, viết. Phần bài tập bao gồm cả bài tập từ vựng và bài tập dùng cấu trúc ngữ pháp, bài tập tổng hợp (từ vựng, ngữ pháp cũ và từ vựng, ngữ pháp mới).

Bài luyện tập ở lớp và bài tập về nhà cần đƣợc tách riêng. Đối với phần bài luyện tập ở lớp, tập trung vào luyện từ vựng, cấu trúc mới (ở mức độ ngắn gọn, dễ hiểu). Đối với bài tập ở nhà, trên cơ sở phần bài luyện tập ở lớp, phát triển và vận dụng nhằm ôn lại kiến thức bài học trƣớc và từ vựng, ngữ pháp của bài luyện ở lớp.

Phần bài luyện ở lớp, dùng dạng bài tập thay thế là thích hợp. Đối với bài tập ở nhà, khuyến khích dùng các dạng bài tập trắc nghiệm và bài tập tạo lập.

Một phần của tài liệu Khảo sát hệ thống bài luyện và bài tập trong một số sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay (Trang 36)