Cách giải thích yêu cầu của bài luyện, bài tập trong sách tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoà

Một phần của tài liệu Khảo sát hệ thống bài luyện và bài tập trong một số sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay (Trang 37)

cho ngƣời nƣớc ngoài

Trong các sách khác nhau có cách đƣa ra yêu cầu khác nhau. Có sách giải thích rõ yêu cầu của bài, sau đó đƣa ra 1 ví dụ mẫu. Có sách chỉ đƣa ra yêu cầu, không đƣa ra ví dụ mẫu.

Ví dụ: Sách chỉ đƣa ra yêu cầu luyện, không giải thích nhƣng mô hình hóa cấu trúc ngữ pháp thành khung cấu trúc. Sau đó đƣa ra một ví dụ rõ ràng; ngƣời học làm tiếp với các tình huống cho trƣớc tiếp theo.

Bài 1, trang 25, Tiếng Việt nâng cao, Nguyễn Thiện Nam. Luyện: “cả A lẫn B”

“cả A cả B” Mẫu: - Anh ấy mua cá/ thịt

- Anh ấy mua cả cá lẫn thịt.

Anh ấy mua cả cá lẫn thịt Làm tiếp:

1. Nó thi trượt Toán/ Hoá ………. 2. Hà giỏi Lý/ Sinh ………. 3. Thu giỏi Văn/ Sử ……… 4. Tuấn yếu Địa / Triết ………

5. Chị ấy nghiện thuốc lá/ rượu ………. 6. Bà ấy bán giường/ đệm ………

7. Anh ấy/ tôi đều thích chơi gôn ………..

Ví dụ: Sách đƣa ra yêu cầu làm bài theo cấu trúc ngữ pháp mẫu nhƣng không cho ví dụ mẫu và yêu cầu ngƣời học làm theo cấu trúc với các tình huống cho trƣớc.

Bài 1, trang 36, Thực hành tiếng Việt B, Đoàn Thiện Thuật (chủ biên). Dùng kết cấu “Tuy/Mặc dù/Dù A nhưng (vẫn) B” trong các câu sau: a.Trời mưa. Họ vẫn đi chơi.

b. Anh ấy làm hết bài tập. Bài tập khó và dài.

c. Mẹ tôi biết tôi về muộn. Mẹ tôi đợi tôi về.

d. Cô ấy không thể đẹp hơn. Cô ấy đã mặc nhiều quần áo đẹp.

e. Anh ấy đi chơi tennis. Anh ấy rất bận.

Dƣới đây là một số mẫu câu lệnh yêu cầu làm bài luyện, bài tập (có sách gọi là luyện tập hoặc thực hành).

- Thay thế các từ cho ở cột bên trái vào vị trí của từ có gạch dƣới trong câu mẫu ử bên phải (Luyện tập L4, trang 44, Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành I, Trƣờng Đại học Tổng hợp, Hà Nội, 1980).

- Điền các danh từ chỉ loại “cái”, “con” vào chỗ trống trƣớc danh từ cho đúng (Bài tập 2, trang 49, Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành I, Trƣờng Đại học Tổng hợp, Hà Nội, 1980).

- Dùng các cụm liên từ “chứ không thì”, “kẻo không thì” để hoàn chỉnh các câu sau đây theo mẫu (Bài tập 4, trang 151, Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, Bùi Phụng, NXB Đại học & Trung học chuyên nghiệp, 1992).

- Dùng “hãy”, “đi”, hãy …đi!” chuyển những câu sau thành câu cầu khiến (Bài tập 4, trang 151, Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, Bùi Phụng, NXB Đại học & Trung học chuyên nghiệp, 1992).

- Hỏi các bạn trong lớp theo mẫu trên (practice with other students in the class by using the model) (Interation - Luyện tập, bài 8, trang 43, Tiếng Việt cơ sở, Vũ Văn Thi, NXB KHXH, 1996).

- Chuyển các câu sau sang câu phủ định (Bài tập – Exercises, bài tập 5, trang 234, Tiếng Việt cơ sở, Vũ Văn Thi, NXB KHXH, 1996).

- Điền các Đ chỉ hoạt động có hƣớng vào các câu sau đây cho phù hợp (mỗi vị trí có thể 2, 3 Đ) – Put directional verbs into proper spaces in the following sentences (Luyện tập – Drill, bài 2, trang 77, Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, Nguyễn Anh Quế, NXB VHTT Hà Nội, 2000).

- Đặt 5 câu có vị ngữ là T và 5 câu có vị ngữ là Đ – Make five sentences with predicative adjectives and other five with predicative verbs (Bài tập – Exercises, bài 2, trang 55, Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, Nguyễn Anh Quế, NXB VHTT Hà Nội, 2000).

- Dùng tranh ảnh luyện nói về gia đình (Thực hành, bài 2, trang 246, Thực hành tiếng Việt - Dành cho ngƣời nƣớc ngoài, Nguyễn Việt Hƣơng, NXB ĐHQG HN 2004).

- Liên kết các câu sau theo mẫu (Bài tập, bài 3, trang 256, Thực hành tiếng Việt - Dành cho ngƣời nƣớc ngoài, Nguyễn Việt Hƣơng, NXB ĐHQG HN 2004).

- Điền các từ “bằng, nhƣ, không kém gì, không thua kém gì,…” vào các câu dƣới đây sao cho thích hợp (Bài 3, trang 177, Tiếng Việt nâng cao - Dành

Một phần của tài liệu Khảo sát hệ thống bài luyện và bài tập trong một số sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay (Trang 37)