Các mô tả và nhận xét về bài luyện, bài tập trong mỗi cuốn (trong số 20 cuốn đã thống kê)

Một phần của tài liệu Khảo sát hệ thống bài luyện và bài tập trong một số sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay (Trang 54)

20 cuốn đã thống kê)

1. Cuốn giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành (I), Trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội 1980.

(1) Mô tả: Sách có tổng số 396 bài luyện và bài tập. Trong đó có 141 bài luyện thay thế và 255 bài tập tri nhận. Trung bình có 9,86 bài luyện, bài tập/bài học. Bài luyện ở lớp đƣợc gọi tên là “luyện tập”. Nếu so sánh số lƣợng bài luyện (đƣợc gọi là luyện tập) với số lƣợng bài tập thì số lƣợng bài tập là lớn hơn. Tuy nhiên, trong mỗi bài luyện tập đƣợc chia thành nhiều phần nhỏ nên có độ dài (số trang) lớn hơn độ dài phần bài tập. Phần bài luyện (đƣợc gọi là luyện tập) có đƣa ra ví dụ mẫu rõ ràng trƣớc khi yêu cầu luyện tập nhƣng không có giải thích bằng ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt và cũng không có hình ảnh minh họa để luyện tập. Phần bài tập chỉ đƣa ra yêu cầu thực hiện, không có ví dụ mẫu; không có bài tập cho kỹ năng đọc và kỹ năng nghe. Số lƣợng bài tập nhiều nhƣng số trang cho phần bài tập ít. Mỗi phần bài tập của một bài học thƣờng có 2 đến 3 bài chỉ đƣa ra yêu cầu đọc, viết chính tả và dịch sang tiếng mẹ đẻ. Cuối sách không có phần bài giải (key) cho phần bài tập để ngƣời học tự kiểm tra kết quả.

(2) Nhận xét:

Điểm mạnh phần bài luyện, bài tập trong cuốn này là bài luyện đƣợc biên soạn rõ ràng, có thể giúp ngƣời học luyện tập để ghi nhớ từ vựng và ngữ pháp đã đƣợc học trong bài.

Điểm còn hạn chế của phần bài luyện, bài tập trong cuốn này là không có hình ảnh để giúp ngƣời học thuận tiện, hứng thú hơn khi thực hiện bài luyện (luyện tập). Phần bài tập chƣa đƣa ra đƣợc nhiều tình huống gợi ý giúp ngƣời học ôn lại kiến thức đã học. Còn thiếu phần bài tập cho kỹ năng đọc và kỹ năng nghe.

2. Tiếng Việt cho người nước ngoài. Bùi Phụng, NXB Đại học & Trung học chuyên nghiệp, 1992.

(1) Mô tả: Sách có tổng số 350 bài luyện và bài tập. Trong đó có 214 bài luyện thay thế và 136 bài tập tri nhận. Trung bình có 9,45 bài luyện, bài tập/bài học. Phần bài luyện (đƣợc gọi là luyện tập) có đƣa ra ví dụ mẫu rõ ràng trƣớc khi yêu cầu luyện tập nhƣng không có giải thích bằng ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt và cũng không có hình ảnh minh họa để luyện tập. Phần bài tập chỉ đƣa ra yêu cầu thực hiện, không có ví dụ mẫu. Số lƣợng bài tập nhiều nhƣng số trang cho phần bài tập ít. Mỗi phần bài tập của một bài học thƣờng có 1 hoặc 2 bài chỉ đƣa ra yêu cầu lấy ví dụ với một trƣờng hợp ngữ pháp mới trong bài học, viết viết hội thoại hoặc bài viết ngắn có sử dụng ngữ pháp mới. Cuối sách không có phần bài giải (key) cho phần bài tập để ngƣời học tự kiểm tra kết quả.

(2) Nhận xét:

Điểm mạnh của phần bài luyện, bài tập trong cuốn này là bài luyện, bài tập đƣợc biên soạn rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và có hệ thống.

Điểm còn hạn chế của phần bài luyện, bài tập trong cuốn này là không có hình ảnh để giúp ngƣời học thuận tiện và hứng thú hơn khi thực hiện bài luyện (luyện tập). Phần bài tập chƣa đƣa ra đƣợc nhiều tình huống gợi ý giúp ngƣời học ôn lại kiến thức đã học. Còn thiếu phần bài tập cho kỹ năng nghe. Chƣa có nhiều dạng bài tập cho kỹ năng đọc, chỉ có dạng bài đọc và trả lời câu hỏi.

3. Tiếng Việt cơ sở. Vũ Văn Thi, NXB KHXH, 1996.

(1) Mô tả: Sách có tổng số 296 bài luyện và bài tập. Trong đó có 155 bài luyện thay thế và 141 bài tập tri nhận. Trung bình có 11,84 bài luyện, bài tập/bài học. Phần bài luyện (đƣợc gọi là luyện tập) có đƣa ra ví dụ mẫu rõ ràng trƣớc khi yêu cầu luyện tập và có hình ảnh minh họa cho phần luyện tập ở một số bài. Có phần bài luyện phát âm và luyện đọc to. Có bài tập cho kỹ năng nghe. Bài tập cho kỹ năng đọc chỉ có ở một số bài. Cuối sách không có phần bài giải (key) cho phần bài tập để ngƣời học tự kiểm tra kết quả.

(2) Nhận xét:

Điểm mạnh của bài luyện, bài tập trong cuốn này là rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu. Có thể nói hệ thống bài luyện, bài tập trong sách cung cấp cho ngƣời học

một trong những hệ thống luyện tập tốt nhất, đặc biệt là luyện tập mẫu câu, điều quan trọng bậc nhất đối với ngƣời học ở trình độ cơ sở. Bài luyện phát âm đƣợc biên soạn khoa học, giúp ngƣời học luyện phát âm đúng những phụ âm, vần, thanh điệu, vần dễ gây nhầm lẫn. Bài luyện thay thế có đƣa ra ví dụ mẫu rõ ràng trƣớc khi yêu cầu luyện tập và việc tổ chức bài luyện rất khoa học. Bài tập nghe dễ hiểu và phù hợp với trình độ cơ sở. Bài tập đã đƣa ra đƣợc những tình huống giúp ngƣời học củng cố kiến thức đã học.

Điểm còn hạn chế của phần bài luyện, bài tập trong cuốn này là thiếu bài tập cho kỹ năng đọc hiểu (chỉ có một dạng bài tập trả lời câu hỏi liên quan đến bài đọc trong một vài bài). Không có phần lời giải ở cuối sách để ngƣời học tự kiểm tra kết quả làm bài.

4. Tiếng Việt cho người nước ngoài, Nguyễn Anh Quế, NXB VHTT Hà Nội, 2000.

(1) Mô tả: Sách có tổng số 564 bài luyện và bài tập. Trong đó có 258 bài luyện thay thế và 306 bài tập tri nhận. Trung bình có 14,1 bài luyện, bài tập/bài học. Có hai phần luyện tập (phần luyện tập hội thoại và phần luyện tập ngữ pháp). Yêu cầu thực hiện bài luyện, bài tập đƣợc đƣa ra bằng tiếng Việt và có giải thích bằng tiếng Anh. Không có ví dụ mẫu trƣớc khi yêu cầu làm bài luyện, bài tập. Có phần bài tập cho kỹ năng đọc nhƣng chỉ có một dạng bài trả lời câu hỏi. Không có bài tập cho kỹ năng nghe. Cuối sách không có phần bài giải (key) cho phần bài tập để ngƣời học tự kiểm tra kết quả.

(2) Nhận xét:

Điểm mạnh của phần bài luyện, bài tập trong cuốn này là có phần bài luyện hội thoại và bài luyện theo tình huống. Phần giải thích tình huống và giải thích yêu cầu làm bài bằng tiếng Anh rất hữu ích đối với ngƣời học nói tiếng Anh.

Điểm còn hạn chế của phần bài luyện, bài tập trong cuốn này là phần bài luyện (đƣợc gọi là luyện tập) chƣa đƣa ra đƣợc đầy đủ ví dụ mẫu trƣớc khi yêu cầu luyện tập. Phần bài tập chƣa đƣa ra đƣợc nhiều tình huống gợi ý giúp ngƣời

ví dụ với ngữ pháp mới, tóm tắt, dịch, cung cấp chủ đề viết). Cuối sách không có phần bài giải (key) cho phần bài tập để ngƣời học tự kiểm tra kết quả.

5. Thực hành tiếng Việt (Dành cho người nước ngoài). Nguyễn Việt Hương, NXB ĐHQG HN 2004.

(1) Mô tả: Sách có tổng số 366 bài luyện và bài tập. Trong đó có 261 bài luyện thay thế và 105 bài tập tri nhận. Trung bình có 18,3 bài luyện, bài tập/bài học. Phần bài luyện (đƣợc gọi là thực hành) có đƣa ra ví dụ mẫu rõ ràng trƣớc khi yêu cầu luyện tập và có hình ảnh minh họa cho phần luyện tập ở một số bài. Có phần bài luyện phát âm và luyện đọc to. Có bài tập cho kỹ năng nghe. Bài tập cho kỹ năng đọc chỉ có ở một số bài. Cuối sách không có phần bài giải (key) cho phần bài tập để ngƣời học tự kiểm tra kết quả.

(2) Nhận xét:

Điểm mạnh của phần bài luyện, bài tập trong cuốn này là bài luyện và bài tập đƣợc biên soạn rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu. Phần bài luyện (đƣợc gọi là thực hành) ở một số bài có hình ảnh minh họa nên việc luyện tập đƣợc thuận lợi hơn. Tình huống đƣa ra để thực hành luyện rất thực tế và hữu ích. Có bài tập cho kỹ năng nghe và đọc.

Điểm còn hạn chế của phần bài luyện, bài tập trong cuốn này là bài tập nghe chỉ lặp lại nội dung của hội thoại. Ở một số bài chỉ đƣa ra lệnh làm bài nhƣng không có hình ảnh, từ vựng hoặc tình huống gợi ý để luyện. Cuối sách không có phần bài giải (key) cho phần bài tập để ngƣời học tự kiểm tra kết quả.

6. Tiếng Việt trình độ A (tập 1). Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), NXB Thế giới, 2004.

(1) Mô tả: Sách có tổng số 104 bài luyện và bài tập. Trong đó có 36 bài luyện thay thế và 68 bài tập tri nhận. Trung bình có 7,4 bài luyện, bài tập/bài học. Bài luyện đƣợc lồng ghép vào bài học. Phần bài luyện và bài học đều có hình ảnh minh họa. Sau yêu cầu làm bài có đƣa ra ví dụ mẫu. Có bài tập cho kỹ năng nghe, đọc. Có nhiều dạng bài tập rèn luyện kỹ năng nghe , nói, đọc, viết và rèn

luyện kiến thức tiếng Việt (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp). Cuối sách có phần bài giải (key) của phần bài tập để ngƣời học tự kiểm tra kết quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(2) Nhận xét:

Điểm mạnh của phần bài luyện, bài tập trong cuốn này là bài luyện và bài tập đều có hình ảnh minh họa. Hình ảnh minh họa trong bài phù hợp, hữu ích, đặc biệt đối với ngƣời học ở trình độ cơ sở. Bài luyện và bài tập đều có ví dụ cụ thể. Có đủ bài tập cho cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Các bài luyện, bài tập đƣợc biên soạn rất đa dạng về hình thức cũng nhƣ dạng bài; có bài tập luyện phát âm những nguyên âm, phụ âm, thanh điệu, vần, từ dễ gây nhầm lẫn. Cuối sách có phần bài giải (key) của phần bài tập để ngƣời học tự kiểm tra kết quả.

Điểm còn hạn chế của phần bài luyện, bài tập trong cuốn này là phần bài luyện lồng ghép trong bài học thƣờng xuất hiện từ mới, thậm chí có cả một số từ ít dùng, không phù hợp trình độ gây khó khăn cho việc luyện tập. Nếu khắc phục đƣợc hạn chế trên thì có thể nói, hệ thống bài luyện và bài tập trong sách là hệ thống luyện tập tốt nhất, là hình mẫu để tham khảo khi biên soạn bài luyện, bài tập.

7. Tiếng Việt trình độ A (tập 2). Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), NXB Thế giới, 2004.

(1) Mô tả: Sách có tổng số 169 bài luyện và bài tập. Trong đó có 91 bài luyện thay thế và 78 bài tập tri nhận. Trung bình có 12 bài luyện, bài tập/bài học. Bài luyện đƣợc lồng ghép vào bài học. Phần bài luyện và bài học đều có hình ảnh minh họa. Sau yêu cầu làm bài có đƣa ra ví dụ mẫu. Có bài tập cho kỹ năng nghe, đọc. Có nhiều dạng bài tập rèn luyện kỹ năng nghe , nói, đọc, viết và rèn luyện kiến thức tiếng Việt (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp). Cuối sách có phần bài giải (key) của phần bài tập để ngƣời học tự kiểm tra kết quả.

(2) Nhận xét:

Điểm mạnh của phần bài luyện, bài tập trong cuốn này là bài luyện và bài tập đều có hình ảnh minh họa. Hình ảnh minh họa phù hợp, hữu ích. Bài luyện

viết. Các bài luyện, bài tập đƣợc biên soạn rất đa dạng về hình thức cũng nhƣ dạng bài. Có bài tập luyện phát âm những nguyên âm, phụ âm, thanh điệu, vần, từ dễ gây nhầm lẫn. Cuối sách có phần bài giải (key) của phần bài tập để ngƣời học tự kiểm tra kết quả.

Điểm còn hạn chế của phần bài luyện, bài tập trong cuốn này là phần bài luyện lồng ghép trong bài học thƣờng xuất hiện từ mới, thậm chí có cả một số từ ít dùng, không phù hợp trình độ gây khó khăn cho việc luyện tập. Trong một số bài nghe, trật tự thông tin sắp xếp đảo lộn gây khó khăn cho ngƣời học. Một số bài lạm dụng đòi hỏi suy luận logic cũng gây khó khăn cho ngƣời học khi làm bài tập nghe. Bài tập chữa lỗi chính tả đƣa ra trong sách chƣa thật phù hợp với đối tƣợng học là ngƣời nƣớc ngoài.

8. Giáo trình tiếng Việt dành cho người nước ngoài (I). Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), NXB Giáo dục, 2004.

(1) Mô tả: Sách có tổng số 142 bài luyện và bài tập (đƣợc gọi là thực hành). Trong đó có 52 bài luyện thay thế và 90 bài tập tri nhận. Trung bình có 11,8 bài luyện, bài tập/bài học. Sách có hai phần riêng biệt là phần phát âm và phần bài học. Bài luyện và bài tập phát âm tập trung vào rèn luyện thanh điệu và vần. Bài luyện, bài tập đƣợc gọi chung là thực hành. Bài thực hành nói, bài tập từ vựng và bài thực hành nghe có hình ảnh minh họa. Phần thực hành viết tập trung vào luyện tập các hiện tƣợng ngữ pháp xuất hiện trong bài học. Cuối sách không có phần bài giải (key) cho phần thực hành để ngƣời học tự kiểm tra kết quả.

(2) Nhận xét:

Điểm mạnh của phần bài luyện, bài tập trong cuốn này là có đủ bài thực hành phát âm, thực hành từ vựng, thực hành ngữ pháp và bài thực hành theo kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Bài thực hành đƣợc biên soạn rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu. Hình ảnh minh họa rất hữu ích khi thực hành, đặc biệt là với giáo trình ở trình độ cơ sở. Từ vựng trong bài thực hành rất thiết thực, phù hợp đối với ngƣời học.

Điểm còn hạn chế của phần bài luyện, bài tập trong cuốn này là phần thực hành phát âm chƣa có bài tập trung vào thực hành các phụ âm, vần, từ khó và dễ gây nhầm lẫn. Không có phần bài tập đọc hiểu dù đã có bài chính tả rất thích hợp cho thực hành kỹ năng đọc.

9. Giáo trình tiếng Việt dành cho người nước ngoài (II). Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), NXB Giáo dục, 2004.

(1) Mô tả: Sách có tổng số 113 bài luyện và bài tập (đƣợc gọi là thực hành). Trong đó có 45 bài luyện thay thế và 68 bài tập tri nhận. Trung bình có 9,4 bài luyện, bài tập/bài học. Bài luyện, bài tập đƣợc gọi chung là thực hành. Bài thực hành nói, bài tập từ vựng và bài thực hành nghe có hình ảnh minh họa. Phần thực hành viết tập trung vào luyện tập các hiện tƣợng ngữ pháp xuất hiện trong bài học. Cuối sách không có phần bài giải (key) cho phần thực hành để ngƣời học tự kiểm tra kết quả.

(2) Nhận xét:

Điểm mạnh của phần bài luyện, bài tập trong cuốn này là có bài thực hành từ vựng, thực hành ngữ pháp và bài thực hành theo kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Bài thực hành đƣợc biên soạn rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu. Hình ảnh minh họa rất hữu ích khi thực hành. Từ vựng trong bài thực hành rất thiết thực, phù hợp đối với ngƣời học.

Điểm còn hạn chế của phần bài luyện, bài tập trong cuốn này là không có phần bài tập đọc hiểu dù đã có bài đọc rất thích hợp cho việc biên soạn bài tập cho kỹ năng đọc. Phần thực hành viết còn thiếu tình huống gợi ý để ngƣời học luyện tập hiện tƣợng ngữ pháp mới. Bài tập viết chỉ đƣa ra chủ đề cho bài viết, chƣa có gợi ý.

10. Tiếng Việt cho người nước ngoài, Nguyễn Văn Phúc (chủ biên), NXB ĐHQGHN, 2004.

(1) Mô tả: Sách có tổng số 187 bài luyện và bài tập. Trong đó có 115 bài luyện thay thế và 72 bài tập tri nhận. Trung bình có 7,48 bài luyện, bài tập/bài

ở lớp và bài tập ở nhà. Có bài tập cho kỹ năng đọc nhƣng không có bài tập cho kỹ năng nghe. Cả phần bài tập ở lớp và bài tập ở nhà đều có hình ảnh minh họa ở một số bài. Không có phần giải thích yêu cầu làm bài tập ở lớp nhƣng có ví dụ mẫu rõ ràng trƣớc khi yêu cầu làm bài. Cuối sách không có phần bài giải (key) cho phần thực hành để ngƣời học tự kiểm tra kết quả.

(2) Nhận xét:

Điểm mạnh của phần bài luyện, bài tập trong cuốn này là bài tập đƣợc biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu. Trong phần bài tập ở lớp, các tác giả đã đƣa ra đƣợc khá nhiều tình huống để ngƣời học luyện tập những hiện tƣợng ngữ pháp mới. Hình ảnh minh họa làm tăng thêm hiệu quả luyện tập.

Điểm còn hạn chế của phần bài luyện, bài tập trong cuốn này là không có phần bài tập cho kỹ năng nghe. Ở một số bài, bài tập cho kỹ năng đọc chỉ có dạng trả lời câu hỏi liên quan đến bài đọc.

11. Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành (II), Trường Đại học Tổng hợp, Hà

Một phần của tài liệu Khảo sát hệ thống bài luyện và bài tập trong một số sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay (Trang 54)