Tiêu chí về trình độ của sách:

Một phần của tài liệu Khảo sát hệ thống bài luyện và bài tập trong một số sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay (Trang 29)

Chúng tôi chia sách tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài mà chúng tôi thống kê thành 2 trình độ: sách ở trình độ cơ sở và sách ở trình độ nâng cao. Để có thể phân chia sách ở 2 trình độ trên, chúng tôi dựa trên những nguyên tắc sau:

(1) Những sách mà tác giả đã phân chia trình độ bằng cách đặt tên, chúng tôi tôn trọng giữ nguyên theo cách phân chia của tác giả.

Ví dụ: Những sách chúng tôi xét ở trình độ cơ sở là: “Tiếng Việt cơ sở” của tác giả Vũ Văn Thi.

Những sách chúng tôi xét ở trình độ nâng cao là: “Tiếng Việt nâng cao” của Nguyễn Thiện Nam”

(2) Những sách mà tác giả không đặt tên để phân biệt rõ về trình độ

nhƣng lại có một hệ thống giáo trình theo trật tự từ quyển thứ nhất đến quyển thứ hai, thứ ba, chúng tôi tạm xếp quyển thứ nhất vào trình độ cơ sở. Từ quyển thứ hai chúng tôi tạm xếp vào trình độ nâng cao.

Ví dụ : “Giáo trình cơ sở tiếng Việt” của Trƣờng đại học Tổng hợp có 2 quyển. Chúng tôi tạm xếp quyển I vào trình độ cơ sở, quyển II ở trình độ nâng cao.

Những cuốn mà tác giả không đặt tên để phân biệt rõ về trình độ nhƣng lại có một hệ thống giáo trình theo trật tự từ quyển thứ nhất đến quyển thứ tƣ, chúng tôi tạm xếp quyển thứ nhất và quyển thứ hai vào trình độ cơ sở. Quyển thứ ba, thứ tƣ chúng tôi tạm xếp vào trình độ nâng cao.

Ví dụ: Giáo trình tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài của Nguyễn Văn Huệ (chủ biên) có 4 quyển. Chúng tôi tạm xếp quyển I , quyển II vào trình độ cơ sở; quyển III, quyển IV chúng tôi xếp vào trình độ nâng cao.

(3) Những cuốn sách không có hai đặc điểm trên, chúng tôi căn cứ vào trình độ của sách để phân loại. Để phân loại trình độ của sách, chúng tôi căn cứ vào:

- Nội dung của những bài trong sách (chủ yếu là những bài đầu của sách). Sách ở trình độ cơ sở sẽ dạy những mẫu câu cơ bản để phục vụ cho những giao tiếp đơn giản nhất và ngƣợc lại.

- Những cấu trúc ngữ pháp trong sách ở trình độ cơ sở là những cấu trúc cơ bản dùng để phục vụ trực tiếp cho những cuộc giao tiếp nơi công cộng.

Ví dụ: Những cuốn sách sau chúng tôi xếp vào sách ở trình độ tiếng Việt cơ sở: “Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài” của Bùi Phụng, “Thực hành tiếng Việt” (dành cho ngƣời nƣớc ngoài của Nguyễn Việt Hƣơng, “Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài” của Nguyễn Anh Quế.

Sau đây là những giáo trình đã thống kê. Đồng thời, để tiện cho việc nhận xét ở những phần tiếp theo, chúng tôi đƣa ra danh sách đã đƣợc phân loại theo trình độ nhƣ sau.

Sách được xếp ở trình độ cơ sở

1. Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành (I), Trƣờng Đại học Tổng hợp, Hà Nội 1980.

2. Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài. Bùi Phụng, NXB Đại học & Trung học chuyên nghiệp, 1992.

3. Tiếng Việt cơ sở. Vũ Văn Thi, NXB KHXH, 1996.

4. Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, Nguyễn Anh Quế, NXB VHTT Hà Nội, 2000.

5. Thực hành tiếng Việt (Dành cho ngƣời nƣớc ngoài). Nguyễn Việt Hƣơng, NXB ĐHQG HN 2004.

6. Tiếng Việt trình độ A (tập 1). Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), NXB Thế giới, 2004.

7. Tiếng Việt trình độ A (tập 2). Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), NXB Thế giới, 2004.

8. Giáo trình tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài (I). Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), NXB Giáo dục, 2004.

9. Giáo trình tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài (II). Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), NXB Giáo dục, 2004.

10. Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, Nguyễn Văn Phúc (chủ biên), NXB ĐHQGHN, 2004.

Sách được xếp vào trình độ nâng cao

11.Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành (II), Trƣờng Đại học Tổng hợp, Hà Nội 1980.

12.Tiếng Việt nâng cao. Nguyễn Thiện Nam, NXB GD 1998.

13.Tiếng Việt trong giao dịch thƣơng mại. Nguyễn Anh Quế và Hà Thị Quế Hƣơng, NXB VHTT, 2000.

14.Thực hành tiếng Việt B (Sách dùng cho ngƣời nƣớc ngoài). Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), NXB Thế giới, 2001.

15.Thực hành tiếng Việt C (Sách dùng cho ngƣời nƣớc ngoài). Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), NXB Thế giới, 2001. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

16.Tiếng Việt nâng cao (Dành cho ngƣời nƣớc ngoài). Tập thể tác giả Viện Ngôn ngữ học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, NXB KHXH, 2004.

17.Giáo trình tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài (III). Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), NXB Giáo dục, 2004.

18.Giáo trình tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài (IV). Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), NXB Giáo dục, 2004.

19.Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài (trình độ nâng cao). Trịnh Đức Hiển (chủ biên), NXB ĐHQG HN, 2005.

20.Bài đọc tiếng Việt nâng cao. Hwang Gwi Yeon-Trịnh Cẩm Lan-Nguyễn Khánh Hà, NXB ĐHQG HN, 2006.

Một phần của tài liệu Khảo sát hệ thống bài luyện và bài tập trong một số sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay (Trang 29)