Các loại hình bài tập từ vựng

Một phần của tài liệu Khảo sát hệ thống bài luyện và bài tập trong một số sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay (Trang 83)

Dạng bài lựa chọn đáp án đúng (multiple choice) phần từ vựng. Đó là dạng bài xác định lỗi sai trong số 4 phần gạch chân. Có một câu gạch chân 4 chỗ, trong đó có một chỗ sai. Câu hỏi sẽ là yêu cầu xác định chỗ sai.

(1) Dạng bài tìm từ trái nghĩa. Trong đó có bài tìm từ trái nghĩa cho các danh từ cho trƣớc, các động từ cho trƣớc, các tính từ cho trƣớc.

Từ trái nghĩa là một trong những biện pháp tổ chức từ vựng theo sự đối lập. “Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ý nghĩa, biểu hiện các khái niệm tƣơng phản về logic nhƣng tƣơng liên với nhau.”[23, tr. 104]

Các từ trái nghĩa có thể biểu thị những khái niệm tƣơng phản: Về thời gian: sớm – muộn, sáng – tối, nhanh – chậm, … Về vị trí: trên – dƣới, trong – ngoài, trƣớc – sau, .. Về không gian: xa – gần, ra – vào, đông – tây, …

Về kích thƣớc, dung lƣợng: lớn – bé, to – nhỏ, nông – sau, cao – thấp, ngắn – dài …

Về tình cảm, trạng thái: vui – buồn, khỏe – yếu, may – rủi, …

Về hiện tƣợng xã hội: giàu – nghèo, bình đẳng – bất bình đẳng, công bằng – bất công,…

Có hai kiểu đối lập trong từ trái nghĩa. Đối lập về mức độ của các thuộc tính, phẩm chất của sự vật, hiện tƣợng (ví dụ: già – trẻ, lớn – bé,...) và đối lập loại trừ nhau (ví dụ: giàu – nghèo, mua – bán, vào – ra,…).

Từ trái nghĩa gắn liền với tính cân xứng (tƣơng đƣơng nhau về dung lƣợng nghĩa). Sự cân xứng nghĩa đi đôi với sự cân xứng về hình thức.

Tuy nhiên, một từ có thể tham gia vào nhiều cặp trái nghĩa khác nhau nhƣng không mất tính cân xứng.

Hiện tƣợng trái nghĩa thực chất là so sánh các nghĩa chứ không phải là các từ nói chung. Các từ có thể trái nghĩa nhau ở mọt hoăc vài nghĩa chứ không phải tất cả.

Nếu từ trái nghĩa với nhau ở nghĩa cơ bản thì cũng có thể trái nghĩa ở từ phái sinh.

Hiện tƣợng trái nghĩa của tiếng Việt chủ yếu là sự đối lập của những từ gốc khác nhau. Tuy nhiên, cũng có thể cấu tạo những cặp từ trái nghĩa mới trên cơ sở các từ gốc vốn đã trái nghĩa.

Có 3 tiêu chí ngôn ngữ học của từ trái nghĩa:

Khả năng kết hợp giống nhau của các vế. Trong cặp trái nghĩa, nếu vế này có thể kết hợp với từ nào đó thì vế kia cũng có thể kết hợp với những từ ấy.

Tính quy luật của những liên tƣởng đối lập. Nhắc đến vế thứ nhất là ngƣời ta nghĩ ngay đến vế thứ hai. Nếu có tranh chấp thế đối lập thì thế đối lập liên tƣởng thƣờng xuyên nhất, trƣớc nhất là thế đối lập cơ bản.

(2)Dạng bài tập tìm từ gần nghĩa, tìm từ đồng nghĩa.

Từ đồng nghĩa hoàn toàn: phi cơ/máy bay, xe lửa/tàu hỏa, dùng/xài, … Từ đồng nghĩa bộ phận: cƣ xử/ăn ở, trông coi/chăm sóc, sinh/đẻ,…

(3) Dạng bài tập tìm định nghĩa từ thích hợp với từ cho trước.

Đƣa ra định nghĩa từ một cách đơn giản, dễ hiểu nhƣng không gây hiểu lầm. Yêu cầu tìm từ trong số các từ đã cho phù hợp với phần định nghĩa từ.

Khó khăn trƣớc mắt là chƣa có từ điển tiếng Việt giải thích bằng tiếng Việt dành riêng cho ngƣời học tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ.

(4) Dạng bài tập viết tiếp từ theo trường nghĩa từ vựng.

Tƣ tƣởng của lý thuyết trƣờng nghĩa là khảo sát từ vựng một cách hệ thống. Kiểu trƣờng nghĩa phổ iến nhất là cái đƣợc gọi là “nhóm từ vựng – ngữ nghĩa”. Tiêu chuẩn để thống nhất cá từ thành một nhóm từ vựng – ngữ nghĩa có thể rất khác nhau.

Dựa vào sự tồn tại khái quát, biểu thị các khái niệm ở dạng chung nhất, trừu tƣợng nhất và trung hòa. Trên cơ sở đó tập hợp tất cả các phần còn lại của trƣờng.

Ví dụ:

- hoa: hoa hồng, hoa ly, hoa sen, … - đồ đạc: giƣờng, tủ, bàn ghế, …

Bên cạnh đó, có thể tập hợp các từ thành một nhóm từ vựng ngữ nghĩa trên cơ sở một khái niệm chung có mặt trong mỗi một từ của nhóm này.

Ví dụ:

- Nhóm từ chỉ cảm xúc - Tên gọi họ hàng

- Những từ gắn liền với xúc giác, khứu giác và các tri giác khác nhờ các giác quan

- Từ loại hoặc tiểu loại: danh từ, động từ, tính từ, …

Những loạt đồng nghĩa thực chất cũng là một kiểu đặc biệt của nhóm từ vựng – ngữ nghĩa.

Một phần của tài liệu Khảo sát hệ thống bài luyện và bài tập trong một số sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)