Biên soạn bài tập cho trình độ C

Một phần của tài liệu Khảo sát hệ thống bài luyện và bài tập trong một số sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay (Trang 76)

Trên cơ sở củng cố lại kiến thức đã có ở trình độ B2, bài luyện và bài tập ở trình độ C1 phải vừa góp phần ôn tập kiến thức cũ, vừa luyện từ vựng, cấu trúc (ngữ liệu) và các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. Bài luyện và bài tập xoay

Đối với bài luyện: luyện theo tranh, điền từ vào chỗ trống, nhìn tranh – hoàn thành hội thoại, hoàn thành câu, nối A với B sao cho thích hợp, luyện với cấu trúc ngữ pháp mới.

Bài luyện phát âm: không luyện phát âm riêng lẻ, lồng ghép vào luyện phát âm đúng một số từ khóa trong bài.

Bài luyện từ vựng: luyện từ vựng thuộc các chủ đề về giáo dục, nghệ thuật, lễ hội, du lịch – thám hiểm, nghệ thuật, ẩm thực, mua sắm, môi trƣờng,…

Bài luyện ngữ pháp: cấu tạo câu ghép.

Bài luyện nghe: nghe và ghi lại nội dung các văn bản tự sự, thuyết minh. Bài luyện nói: nói theo tranh, luyện đặt câu hỏi với câu cho trƣớc, nhìn tranh để trả lời câu hỏi, luyện nói tự do (định hƣớng trong khuôn khổ cấu trúc ngữ pháp).

Bài luyện đọc: đọc đoạn văn ngắn hoặc đọc hội thoại, trả lời câu hỏi cho trƣớc bằng thông tin vừa đọc đƣợc, chọn một trong các phƣơng án đúng, sắp xếp trật tự, chọn ý chính của bài đọc.

Bài luyện viết: Hình thức bài viết: điền từ vào chỗ trống, ghép A với B cho thích hợp, hoàn thành câu, hoàn thành hội thoại, điền vào đơn từ, viết đoạn văn ngắn.

Đối với bài tập: nhìn tranh – điền từ vào chỗ trống, dựng câu bằng từ cho trƣớc, sắp xếp trật tự hội thoại, dùng từ cho trƣớc hoàn thành câu, hoàn thành hội thoại, nhìn bảng – trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, tìm từ cùng loại, tìm từ khác loại,…

3.1.2.6. Biên soạn bài tập cho trình độ C2

Trên cơ sở củng cố lại kiến thức đã có ở trình độ C1, bài luyện và bài tập ở trình độ C2 phải vừa góp phần ôn tập kiến thức cũ, vừa luyện từ vựng, cấu trúc (ngữ liệu) và các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. Bài luyện và bài tập xoay quanh phần ngữ liệu, chủ đề đã cung cấp ở phần bài học.

Bài luyện phát âm: Thay vì luyện phát âm riêng lẻ, lồng ghép vào phần luyện nói.

Bài luyện từ vựng: ghép từ với tranh (phù hợp về ý nghĩa) danh từ chỉ vật, viết tiếp từ theo trƣờng nghĩa từ vựng, tìm từ trái nghĩa (danh từ, động từ, tính từ), nhận diện nghĩa của từ; từ vựng về chủ đề giao tiếp xã hội, công việc….

Bài luyện ngữ pháp: mở rộng các thành phần câu; các phƣơng thức biểu thị không gian và thời gian; một số câu ghép liên hợp; các câu hỏi về trạng thái, tính chất.

Bài luyện nghe: nghe và nhắc lại, nghe – điền từ vào chỗ trống (từ, câu, hội thoại, đoạn văn), nghe và chọn tranh đúng, nghe – chọn câu trả lời đúng, nghe – đánh dấu vào tranh, nghe – điền thanh điệu và dấu nguyên âm.

Bài luyện nói: luyện nói tự do (định hƣớng trong khuôn khổ cấu trúc ngữ pháp).

Bài luyện đọc: đọc đoạn văn ngắn hoặc đọc hội thoại, trả lời câu hỏi cho trƣớc bằng thông tin vừa đọc đƣợc; chọn một trong các phƣơng án đúng, sắp xếp trật tự, chọn ý chính của bài đọc.

Bài luyện viết: viết thƣ trao đổi về công việc, viết báo cáo, viết bài luận. Hình thức bài viết: dựng câu bằng các từ cho trƣớc, biến đổi câu sang cấu trúc ngữ pháp mới, dựng câu theo một số từ gợi ý).

Đối với bài tập: dựng câu bằng từ cho trƣớc, dùng từ cho trƣớc hoàn thành câu, tìm từ gần nghĩa, tìm từ đồng âm khác nghĩa.

Một phần của tài liệu Khảo sát hệ thống bài luyện và bài tập trong một số sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)