(a) Bài luyện: “Sau khi học xong phần cấu trúc ngữ pháp, có thể dùng tranh để luyện những hiện tƣợng sử dụng kết từ mà phần ngữ pháp đã giới thiệu và giải thích. Dƣới mỗi tranh là phần gợi ý để ngƣời học có thể hoàn thành câu theo mục đích của tác giả. Những bức tranh tiếp theo sẽ giảm dần các yếu tố gợi ý. Cuối cùng là ngƣời học sẽ tự đặt câu theo tranh.” [22, tr.110]
(b) Bài tập: “Bài tập dựng câu trên cơ sở sử dụng các kết từ. Trƣớc hết, cung cấp cho học viên các yếu tố của câu, các kết từ cần thiết. Sau đó yêu cầu học viên dựng câu trên các yếu tố cho trƣớc bằng cách sử dụng kết từ.
Điền kết từ thích hợp vào câu cho truớc.
Hoàn thành câu với một vế cho trƣớc bằng cách sử dụng các liên từ thích hợp.
Cho trƣớc câu và các động từ, tìm giới từ thích hợp.
Cho trƣớc một vế câu và động từ, tìm giới từ và hoàn thành câu.
Ngoài ra có thể lồng ghép vào phần luyện trong các bài tập tình huống, chọn đúng-sai, nhận diện lỗi, ….”[22, tr.111].
Ví dụ: Dùng một trong hai cấu trúc sau để luyện tập (hoặc đặt câu). - ..CN.. hễ …đt…là….A….(lại)...tt/đt.
- Hễ....CN…..đt……là..A…..tt/đt.
Ví dụ: - Ông ấy hễ uống một chút rƣợu là mặt ông ấy đỏ bừng. - Hễ thời tiết thay đổi là bà cụ lại bị đau đầu.
- Cứ mùa Xuân là hoa đào nở.
- Mọi ngƣời cứ nói đến tên mẹ nó là nó khóc ngay. 1. cuối tuần/họ/đi bơi.
2. tháng 6 hàng năm/sinh viên, học sinh/nghỉ hè. 3. xem phim nào hơi xúc động/bác ấy/khóc. 4. gặp ngƣời nƣớc ngoài/ngƣời ta/nói tiếng Anh. 5. chuẩn bị tăng lƣơng/giá cả hàng hoá/tăng.
6. sếp đi vắng/nhân viên/không làm việc chăm chỉ. 7. trời/mƣa to/đƣờng bị ngập.
8. chủ nhật/cả gia đình/đi mua sắm 9. đọc sách/anh ấy/buồn ngủ. 10. tháng 7 Âm lịch/trời/mƣa suốt. 11. anh ấy hát/tôi/không thể chịu nổi.
12. nói chuyện với ngƣời lạ/nó/ xấu hổ (ngƣợng). 13. mẹ mắng/đứa bé/khóc.
14. có tiền/ông ấy/đi chơi cờ bạc. 15. anh ấy/uống rƣợu/họ/cãi nhau. 16. ồn ào/em bé/thức dậy.
17. hai ngày/tôi/gọi điện cho bố mẹ 1 lần. 18. ăn hải sản/Noriko/bị dị ứng.
19. nghe tiếng chuông điện thoại/con gái tôi/nghe máy. 20. kỳ thi/ai cũng lo lắng.
21. chơi trò chơi điện tử/nó/bị mỏi mắt. 22. vƣợt đèn đỏ/công an/bắt
23. hút thuốc/ông ấy/bị ho
Dƣới đây là một số kết từ có thể dùng để biên soạn bài luyện, bài tập theo tình huống cho trƣớc (hoặc gợi ý tình huống) nhƣ dạng bài trên.
STT Cấu trúc
1 Cả…..dt1….lẫn…dt2…(CN)đều….tt/đgn 2 …CN… …đgn…cả …dt1…lẫn/và…dt2. 3 Giá/Giá mà/Giá nhƣ….A….thì…...B…… 4 Nếu/Nếu mà/Nếu nhƣ …A…thì….B…….
5 Khi/Trong khi...CN1…làm gì1…thì..CN2…làm gì2… 6 Khi …CN1…đang…làm gì1….thì….CN2..làm gì2... 7 Khi…CN1…làm gì..thì….CN2…đang….làm gì2…. 8 …CN1…không những…làm gì1/thế nào1…mà còn…làm gì2/thế nào2… 9 Sở dĩ….A…….là vì……..B….. 10 Thà…CN…làm gì1..còn hơn…làm gì2…/ …CN…làm gì1…còn hơn./ Thà…CN…làm gì1….còn hơn. 11 Tuy/Mặc dù/Dù ..A….nhƣng…CN…(vẫn)..B../..A..nhƣng…CN… (vẫn)…….B…
12 Vì/Do/Bởi/Bởi vì……A……..nên…..B…………. /…B…vì/do/bởi/bởi vì…A….
Theo chúng tôi, bài luyện và bài tập về kết từ (liên từ, giới từ) có thể dùng các dạng bài nhƣ: luyện theo tranh, dựng câu bằng từ gợi ý, sắp xếp câu đúng bằng những từ cho trƣớc, điền vào chỗ trống trong câu/đoạn/bài/hội thoại, đặt câu có dùng kết từ (kết từ trong bài học) theo tình huống cho trƣớc, nối A với B để tạo thành câu thích hợp, lồng ghép vào các dạng bài tổng hợp.
(2) Các dạng bài tập và bài luyện về loại từ
Bài tập về loại từ (classifier) hay danh từ chỉ đơn vị (unit nouns) là một phần không thể thiếu trong sách dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài.
Theo tác giả Nguyễn Thiện Nam: “Loại từ trong tiếng Việt là đơn vị ngữ pháp rất khó sử dụng đối với ngƣời nƣớc ngoài. Tác giả cũng đề xuất “sử dụng
những bài luyện tập ngữ pháp mang tính tri nhận để góp phần khắc phục những lỗi này” [25].
Bài tập tìm loại từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu.
Ví dụ: Bài tập 1, trang 134, giáo trình Tiếng Việt trình độ A (tập 1) – Đoàn Thiện Thuật (chủ biên).
Điền loại từ thích hợp vào các câu sau:
1. Kia có phải là ……bưởi không? 4. Đấy là ……. gì? Vâng, kia là ………bưởi. Đấy là ……… nhật ký. 2. Đây là …….gì? 5. Đây là ………. thư. Đây là ………. nón. 6. Đây là ……….giấy.
3. Đó là …………. rắn, phải không? 7. Đó là …………ảnh, phải không? Không, đó là ………. lươn. Vâng, đó là ………..ảnh.
1. Bài tập 1, trang 47, A Concise Vietnamese Grammar, Đoàn Thiện Thuật (chủ biên) – Nguyễn Khánh Hà – Phạm Như Quỳnh.
Viết tiếp:
- Cái, con, bọn, quả, ….
2. Bài tập 2, trang 47, A Concise Vietnamese Grammar, Đoàn Thiện Thuật (chủ biên) – Nguyễn Khánh Hà – Phạm Như Quỳnh.
Điền từ vào chỗ trống:
a. Cô ấy mới may 3 ………… quần áo.
b. Chị ấy mượn tôi mấy ……….sách giáo khoa.
c. Nếu chị đi chợ thì chị mua giúp tôi 2 ………….đường nhé! d. Nhà bà ấy có 15 ……… gà.
e. Anh ấy viết cho cô hoa 4 ………… thư. f. Ông ấy mới mua 1 ………… bàn ghế mới.
3. Bài tập 3, trang 47, A Concise Vietnamese Grammar, Đoàn Thiện Thuật (chủ biên) – Nguyễn Khánh Hà – Phạm Như Quỳnh.
Điền bát, cân, chai, tờ, cốc, cái, con, thìa…
Nếu cửa hàng còn bia thì chị mua 3 lít nhé!
a. Nếu chị thấy có đu đủ ngon thì mua 1 ………… b. Chị có 2 cái bút chì thì cho tôi mượn 1 ……….. c. Bia thì anh ấy có thể uống hết 5 …………. d. Anh có nhiều báo thế! Cho tôi xem 1 ……… e. Nếu cơm ngon thì tôi có thể ăn được 3 ……….
f. Chị lấy gia vị và cho thêm vài …………. vào nồi súp nhé! g. Nếu bà biết chọn cá thì chọn giúp tôi mấy ………
(3) Các dạng bài tập và bài luyện về phó từ
Theo Nguyễn Kim Thản “Giữa thực từ và hƣ từ, có một nhóm chỉ phục vụ cho một thực từ hay một từ tổ liên hợp của thực từ, đó là phó từ. Xét về mặt từ vựng học, phó từ không có đầy đủ ý nghĩa nhƣ các thực từ khác; nó không có tác dụng định tên mà chỉ là những dấu hiệu nhất định về ý nghĩa nhƣ dấu hiệu về trình độ, về phạm vi, về thời gian,..
Đặc điểm về ý nghĩa từ vựng đó cũng phản ánh vào trong đặc điểm ngữ pháp. Vì chỉ là dấu hiệu về ý nghĩa nên phó từ:
a) Nói chung không thể tự mình lập thành câu.
b) Chỉ phụ trợ cho vị từ, vị ngữ hoặc cho cả câu chứ không thể làm thành phần chủ yếu của câu (chủ ngữ, vị ngữ).” [19, tr.350]
Các phó từ trong tiếng Việt: phó từ cách thức (trạng từ cách thức), phó từ hạn định (trạng từ hạn định), phó từ nghi vấn (đại từ nghi vấn), phó từ nguyên nhân (trạng từ nguyên nhân), phó từ quan hệ (đại từ quan hệ), phó từ thời gian (trạng từ thời gian), phó từ trạng thái (trạng từ trạng thái), phó từ vị trí (trạng từ vị trí).
Từ loại thực từ biểu thị đặc tính của hành động, đặc tính của phẩm chất hoặc đặc tính của sự vật và tham gia chức năng cú pháp của trạng ngữ, định ngữ còn đƣợc gọi là phó từ. Với tƣ cách là một phạm trù từ loại, trạng từ đƣợc xác định bởi toàn bộ các đặc trƣng hình thái, cú pháp và ngữ nghĩa.
“Trạng từ là tiếng dùng để hạn định ý nghĩa của một tính từ, một động từ và một trạng từ khác hay cả một mệnh đề.
Bài luyện và bài tập thích hợp cho trạng từ là điền vào chỗ trống. Ví dụ:
Bài tập 2, trang 10, giáo trình Thực hành tiếng Việt (trình độ B) – Đoàn Thiện Thuật (chủ biên).
2. Dùng “hơi” và các tính từ để hoàn thành các câu sau: Mẫu: Trời..., con quàng khăn vào đi.
→ Trời hơi lạnh, con quàng khăn vào đi. a. Cam 12000 đồng một cân thì... 10000 nhé. b. Chị ấy... nên nằm nghỉ một lúc.
c. Từ đây đến hồ Hoàn Kiếm, nếu đi bộ thì... Chúng ta đi xe máy nhé! d. Cô nói... xin cô nói chậm hơn được không?
e. Phòng này... Tôi muốn thuê một phòng khác lớn hơn. f. Chị thấy em... Em phải ăn nhiều và chăm tập thể dục nhé! g. Bài này... nên nó phải nghĩ cẩn thận.
Phó từ chỉ thời gian: Trong các sách tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài gọi là “các từ chỉ tần suất”. Các từ chỉ tần suất gồm: không bao giờ, hiếm khi, ít khi, đôi khi, thỉnh thoảng, hay, thƣờng, thƣờng thƣờng, thƣờng xuyên, luôn, luôn luôn.
Bài luyện và bài tập cho các từ chỉ tần suất: bài luyện theo tranh, trả lời câu hỏi (dùng các từ chỉ tần suất), bài trắc nghiệm, hoàn thành câu với từ chỉ tần suất (điền từ vào chỗ trống, hoàn thành câu), đặt câu có sử dụng từ chỉ tần suất (theo tình huống gợi ý), viết đoạn văn miêu tả có sử dụng từ chỉ tần suất, sắp xếp các câu theo trật tự đúng,...
Ví dụ: Bài 3, trang 65, giáo trình Tiếng Việt trình độ A (tập 2) – Đoàn Thiện Thuật (chủ biên).
3. Dùng các từ chỉ tần suất để trả lời câu hỏi. 1. Bạn có bao giờ tập thể dục buổi sáng không? - Không, tôi không bao giờ tập thể dục buổi sáng. - Có, tôi luôn luôn tập thể dục buổi sáng.
2. Bạn có ăn sáng không?
3. Nếu ăn sáng, bạn thường ăn gì, uống gì? 4. Bạn có ăn 3 bữa một ngày không?
5. Bạn có thường xuyên uống nước không? 6. Bạn có hay ăn hoa quả và rau không? 7. Bạn có bao giờ hút thuóc lá không? 8. Bạn thường ăn trưa ở đâu?
9. Bạn có bao giờ uống rượu hay uống bia không?
10. Bạn uống trà (hay cà phê) có đường hay không đường?
Bài 6b, trang 66, giáo trình Tiếng Việt trình độ A (tập 2) – Đoàn Thiện Thuật (chủ biên).
Dựa vào bài nghe, hoàn thành các câu chỉ tần suất. 1. Anh ấy ……… đi nhà thờ.
2. Anh ấy ………. đi chùa. 3. Anh ấy ………. ăn tối ở nhà.
Bài tập3, trang 156, giáo trình Tiếng Việt trình độ A (tập 2) – Đoàn Thiện Thuật (chủ biên).
4. Sắp xếp các câu sau theo trật tự đúng (trong mỗi câu có một từ thừa). 1. ở/chúng tôi/cuối tuần/bơi/đi/xe đạp/bể bơi/thường/vào.
2. thức dậy/vợ/nhưng/tôi/luôn luôn/không thể/sớm/và/sớm/tôi/thức dậy/ như thế.
3. sinh viên/đủ/về nhà/làm/muốn/bài tậpvới/giáo viên/luôn luôn.
4. một tuần/ba/nhà hát/đến/chị ấy/lần/thường/không bao giờ/diễn viên/ vì/chị ấy/ là.
1. ……CN……..có hay ……làm gì……không?
- Có. (………rất hay/thƣờng/luôn/thƣờng xuyên/….làm gì…)
- Không. (……không bao giờ/chƣa bao giờ/ít khi/hiếm khi/thỉnh thoảng mới/….làm gì…
Ví dụ: Chị có hay đọc sách không? – Có. Tôi thƣờng đọc sách vào lúc có thời gian rảnh.
Ví dụ: Đọc sách, nghe đài, xem vô tuyến, đi uống cà phê, hát karaoke, chơi thể thao, tập thể dục, chạy bộ, uống rƣợu, hút thuốc, đi nhảy (đi khiêu vũ), nói dối, cƣời, khóc, buồn, ghen, vi phạm luật lệ giao thông, đi câu cá, nấu ăn, dọn dẹp, làm bài tập, đi mua sắm, bị lạc đƣờng, bị ốm, bị phạt, bị mắng, viết thƣ, gọi điện thoại, gửi tin nhắn, tặng quà, đi thăm, đi ngân hàng, đi chợ, đi siêu thị, mặc cả, khen, chê, béo lên, gầy đi, giảm giá, mƣa, bão, động đất….
1. ……Thời gian………thƣờng làm gì?
- …Thời gian……CN...thƣờng………làm gì…………..
Ví dụ: Buổi sáng anh thƣờng làm gì? – Buổi sáng tôi thƣờng chạy bộ ở cong viên Thống Nhất.
Ví dụ: Buổi sáng, buổi trƣa, buổi tối, ngày nghỉ, cuối tuần, ngày Tết, nghỉ hè, nghỉ phép, sau khi ngủ dậy, sau khi ăn sáng, vào ngày sinh nhật, vào Tết Trung Thu, vào đêm Giáng sinh, trƣớc khi đi làm, sau khi đi làm về, khi bị tắc đƣờng…
(4) Các dạng bài tập và bài luyện về câu chủ động, câu bị động.
Theo định nghĩa: câu bị động là kiểu câu mà vị ngữ là động từ ở dạng bị động, chủ ngữ là danh từ biểu thị đối tƣợng của hoạt động.
Ví dụ: Trong tiếng Anh "The house was built some years ago by them" (Ngôi nhà đã đƣợc họ xây cách đây mấy năm).
Trong tiếng Việt, động từ không có dạng bị động. Câu bị động tiếng Việt đƣợc cấu tạo bằng một vị ngữ có động từ đƣợc (hoặc bị, phải) và động từ ngoại động, chủ ngữ biểu thị kẻ chịu sự tác động của hoạt động hoặc đối tƣợng mà
hoạt động hƣớng tới. Ví dụ. "Em học sinh này đƣợc cô giáo khen", "Kẻ địch đã bị đánh bại".
Bài luyện: nhìn tranh và đặt câu theo cấu trúc “…..bị/đƣợc…… động từ”
Ví dụ: Bài 4b, trang 148, giáo trình Tiếng Việt trình độ B – Đoàn Thiện Thuật (chủ biên).
Bài tập: Điền từ vào chỗ trống, dựng câu với từ gợi ý, …
Ví dụ: Bài 1, bài 2, trang 117, giáo trình Tiếng Việt trình độ A (tập 2) – Đoàn Thiện Thuật (chủ biên).
Điền “được, bị, phải” vào những câu sau đây cho thích hợp:
a. Anh ấy ... tai nạn nhưng ... đưa vào bệnh viện ngay nên đã ... cứu sống.
b. ... đi du lịch nên cô ấy vui sướng lắm.
c. Hôm qua em nó ... đi chơi, còn nó ... ở nhà. d. Cô tôi vấp ... hòn đá, chảy bao nhiêu máu.
e. Anh ấy ... người yêu giận vì sai hẹn.
f. Nếu ăn ... thức ăn ôi thiu thì rất dễ ... đau bụng. g. Cô ấy vừa ... phê bình, thảo nào trông cô ấy buồn thế. 2. Sắp xếp những từ sau đây thành câu đúng:
a. thày giáo / bị / tôi / phê bình / bài tập / vì / làm / không. →
b. lừa / bị / em gái tôi / hay / cả tin / nó / vì / rất →
c. tôi / sắp tới / tham quan / được đi / sẽ. →
d. bạn tôi / một con rắn / cắn / bị / phải / nên / đi / bệnh viện. →
e. ông giám đốc / ngày mai / được / tiệc / dự / tổng công ty / ở / ông ấy / bị ốm / nhưng.
→
Bài tập chuyển đổi câu sang dạng bị động theo cấu trúc:
….CN1….làm gì….CN2…. → …CN2… bị/đƣợc….CN1….làm gì…
Ví dụ: Mẹ mua đồ chơi cho con gái vì hôm nay là Tết Trung Thu.
- Con gái đƣợc mẹ mua cho đồ chơi vì hôm nay là Tết Trung Thu. 1. Hùng mời Hƣơng đi xem phim.
……… 2. Cảnh sát phạt anh ấy vì anh ấy đi vào đƣờng một chiều.
……… 3. Chị ấy mắng Hƣơng bởi vì Hƣơng làm hỏng xe.
……… 4. Hùng đánh Nam vì Nam lấy tiền của Hùng đi chơi game.
……… 5. Các thầy cô giáo khen Hùng học chăm chỉ và càng ngày nói càng giỏi. ………
Bài tập chuyển đổi câu sang dạng bị động theo cấu trúc: ….CN….đt….sự kiện…. → …Sự kiện… do….CN….đt…
Ví dụ: + Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam A đt B
(đã/đang/sẽ sang thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày…..đến ngày…./vào ngày…). - Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu
(đã/đang/sẽ sang thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày…..đến ngày…./vào ngày…….).
Hãy dùng những thông tin gợi ý sau đây để đặt câu (câu chủ động, câu bị động, câu hỏi). Chú ý bổ sung thêm thông tin cho đầy đủ.
1. Tƣ vấn thiết kế Công ty Nikken Sekkei (Nhật Bản)/thiết kế/ bản thiết kế bảo tàng Lịch sử Quốc gia. (Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt)
2. Thẩm phán Võ Ngọc Linh/làm chủ tọa/phiên tòa xét xử vụ án rút ruột hệ thống chống ngập lụt TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (còn gọi là công trình kè Bạch Đằng). (đã/đang/sẽ diễn ra từ ngày…..đến ngày…./vào ngày……. tại Tòa án Nhân dân thành phố Tuy Hòa).
3. Cơ quan quản lý (Bộ xây dựng)/đƣa ra/quy định cấp phép xây dựng. (đã/đang/sẽ chính thức có hiệu lực)
4. Các kiến trúc sƣ Pháp/thiết kế/một số công trình mang phong cách kiến trúc Pháp nổi tiếng ở Hà Nội.
5. Tổng công ty Điện lực Việt Nam/chịu trách nhiệm/ việc điều tiết điện lực. 6. Một số kẻ xấu/tổ chức/cuộc biểu tình.
7. Các cơ quan, tổ chức Việt Nam/trực tiếp yêu cầu/các chuyên gia này. 8. Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI)/tổ chức/hội thảo tìm
cách tháo gỡ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
9. Trung Quốc/đăng cai tổ chức/thế vận hội Olympic 2008. 10.Nam Phi/tổ chức/cuộc thi hoa hậu thế giới 2008.
11.Các cơ quan tổ chức/giới thiệu/đoàn viên công đoàn giỏi.