Việc phân chia sách dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài theo trình độ của ngƣời học

Một phần của tài liệu Khảo sát hệ thống bài luyện và bài tập trong một số sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay (Trang 70)

độ của ngƣời học

Trong số các sách tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài đã đƣợc xuất bản ở Việt Nam, phần lớn các tác giả đều nói đến trình độ sách ngay ở bên ngoài bìa sách. Có tác giả gọi theo cách gọi truyền thống từ trình độ A đến trình độ B, trình độ C. Cũng có tác giả gọi theo cách gọi trình độ của các giáo trình dạy tiếng nói chung từ trình độ sơ cấp đến trình độ trung cấp, trình độ nâng cao hay trình độ cơ sở và trình độ nâng cao. Ngoài ra, có những bộ sách có nhiều tập, các tác giả không viết rõ là trình độ gì mà chỉ gọi theo tập. Chẳng hạn nhƣ tập 1, tập 2, tập 3, tập 4.

Trong việc phân loại sách dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài theo trình độ của ngƣời học, yếu tố đầu tiên là phải xác định trình độ. Việc phân chia trình độ có thể tiến hành theo nhiều cách và đã có nhiều quan điểm khác nhau. Một số tác giả phân chia sách theo trình độ của ngƣời học nhƣ sau:

Về mặt nội dung của giáo trình, Đào Thản [29, tr.236] chia thành 3 loại: - Giáo trình cơ sở hoặc nâng cao nói chung.

- Giáo trình chuyên về hội thoại, giao tiếp.

- Giáo trình tiếng Việt chuyên ngành (thƣơng mại, du lịch, …)

Nguyễn Chí Hòa có cách phân loại [29, tr.82] với 5 trình độ khác nhau nhƣ sau: Trình độ cơ sở. Trình độ dƣới trung bình. Trình độ trung bình. Trình độ trên trung bình. Nâng cao.

Judith E.Liskin – Gaspanrro trong “ETS Oral Proficiency Testing Manual” (Princeton, N.J: Educational Testing Service, 1982) phân chia tiếng Việt vào ngôn ngữ thuộc nhóm thứ 3 (ngôn ngữ thế giới đƣợc phân chia thành 4 nhóm). Với cấp độ phân chia đƣợc gọi tên nhƣ sau:

Trình độ sơ cấp 0 (Hiểu nhờ trí nhớ hoặc học thuôc lòng). Trình độ cơ sở 1/1+. Trình độ trung bình 1+. Trình độ trung bình 2+. Trình độ trung bình 2/2+. Trình độ nâng cao 2. Trình độ nâng cao 2+. Trình độ nâng cao 3.

Số giờ học cho các trình độ nhƣ sau:

Trình độ cơ sở: 480 giờ, tƣơng đƣơng với 16 tuần. Trình độ trung bình: 720 giờ, tƣơng đƣơng với 24 tuần. Trình độ nâng cao: 1320 giờ, tƣơng đƣơng với 44 tuần.

“Đề án hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài” [2] phân chia theo ba giai đoạn với 6 trình độ (A1, A2; B1, B2; C1, C2).

Giai đoạn 1: trình độ A1, A2 - thực hiện đƣợc một số yêu cầu giao tiếp tối thiểu.

Giai đoạn 2: trình độ B1, B2 – thực hiện đƣợc các giao tiếp thông thƣờng. Giai đoạn 3: trình độ C1, C2 – giao tiếp tƣơng đối vững vàng.

Với cấu trúc nhƣ trên, thời lƣợng chung cho mỗi trình độ học 120 giờ. Tổng thời lƣợng là 720 giờ.

Với những yêu cầu đối với ngƣời học là có đủ 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Ngƣời học phải có đầy đủ các tiêu chí theo yêu cầu để đƣợc xếp tƣơng đƣơng với trình độ nào.

Trong phần khảo sát, chúng tôi chỉ đề cập đến giáo trình ở trình độ cơ sở và trình độ nâng cao nói chung. Sách ở trình độ cơ sở và trình độ nâng cao

không thể thiếu đối với bất kì ngƣời học nào. Để có thể tiếp cận với các giáo trình chuyên ngành (ví dụ: thƣơng mại, du lịch, ngoại giao,…) tất cả ngƣời học đều phải trải qua trình độ cơ sở và trình độ nâng cao.

Chúng tôi khảo sát bài luyện, bài tập của cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) nhƣng nhấn mạnh vào bài luyện, bài tập ngữ pháp và từ vựng. Chúng tôi không tiến hành khảo sát câu mẫu (phần luyện tập theo ngữ pháp mới) trong phần giải thích, ví dụ minh họa cho cấu trúc ngữ pháp mới của bài học.

Chúng tôi cho rằng, có thể xây dựng chƣơng trình, giáo trình giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài dựa trên khung “Đề án hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài”, bộ giáo trình Thực hành tiếng Việt A (A1, A2), B, C (Đoàn Thiện Thuật chủ biên) và bộ giáo trình Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài VSL 1, 2, 3, 4 (Nguyễn Văn Huệ chủ biên).

Về mặt tên gọi, kiến thức ngôn ngữ, yêu cầu có thể dựa trên 6 trình độ (A1, A2; B1, B2; C1, C2) của đề án trên.

Giai đoạn 1: trình độ A1, A2 - thực hiện đƣợc một số yêu cầu giao tiếp tối thiểu.

Giai đoạn 2: trình độ B1, B2 – thực hiện đƣợc các giao tiếp thông thƣờng. Giai đoạn 3: trình độ C1, C2 – giao tiếp tƣơng đối vững vàng.

Việc phân bố ngữ liệu cụ thể (các hiện tƣợng ngữ pháp, kiến thức về từ vựng, ngữ âm tiếng Việt) trong mỗi trình độ có thể dựa trên 2 bộ giáo trình đã nói ở trên.

Một phần của tài liệu Khảo sát hệ thống bài luyện và bài tập trong một số sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)