Môi trường hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh ứng dụng Marketing vào hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thị xã Từ Sơn (Trang 39)

Thuận lợi

Từ Sơn là một thị xã nhỏ, nhưng có tiềm năng phát triển kinh tế, mạnh cả về SXTTCN và TMDV, người dân Từ Sơn năng động trên thương trường và có kinh nghiệm trong đầu tư SXKD.

Thị xã Từ Sơn có nhiều làng nghề truyền thống và 8 cụm công nghiệp tập trung, với gần 12.000 DN và hộ gia đình, cá nhân tham gia SXKD. Đây chính là thị trường tiềm năng cho các NHTM và các tổ chức tín dụng quan tâm đầu tư tín dụng.

Từ năm 2009, Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện chỉ đạo, điều hành và áp dụng lãi suất đồng thuận đối với tất cả các NHTM trên địa bàn,cơ bản tạo được sự công bằng cho các TCTD hoạt động và cạnh tranh lành mạnh.

Chi nhánh có các cán bộ với thâm niên công tác bình quân là trên 15 năm, lại chủ yếu là người địa phương, do vậy hiểu rất rõ về con người, phong tục tập quán và đặc biệt là môi trường SXKD, hoạt động thương mại của các ngành nghề tại đây.

NHNo&PTNT Từ Sơn hiện có 4 điểm giao dịch, cơ bản nằm trong các khu kinh tế phát triển, trong đó có 3 điểm giao dịch có trụ sở được cấp đất ổn định từ nhiều năm nay, cơ sở vật chất tương đối khang trang, là địa chỉ tin cậy của phần đông khách hàng có thâm niên SXKD lâu đời tại Từ Sơn.

Từ nhiều năm nay, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Từ Sơn luôn gắn bó, đồng hành với nông nghiệp, nông thôn, nông dân và kinh tế làng nghề, do vậy luôn nhận được sự hỗ trợ,ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương.

Chi nhánh NHNo&PTNT Từ Sơn được nâng cấp lên chi nhánh cấp 1 từ ngày 1/10/2009 là điều kiện để chi nhánh linh hoạt hơn trong cơ chế điều hành ,khắc phục một

số hạn chế mà chi nhánh loại 3 thường gặp trong kinh doanh, là cơ sở thuận lợi để Chi nhánh cạnh tranh trong kinh doanh và quảng bá mạnh thương hiệu của NHNo Việt Nam với địa phương.

Khó khăn

Phần lớn các doanh nghiệp ở Từ Sơn phát triển từ hộ gia đình làng nghề truyền thống, vốn tự có không nhiều, trình độ quản lý kinh tế theo lối truyền thống, tự phát nên nhiều khi không dự đoán được các nguy cơ rủi ro, nhất là thời điểm nền kinh tế suy thoái, giá cả đầu vào, đầu ra các nguyên vật liệu bị biến động, đặc biệt là sắt thép và đồ gỗ.

Từ Sơn là thị trường tiềm năng về sử dụng vốn, nên nguồn vốn huy động tại chỗ thấp, chủ yếu từ dân cư với thời gian ngắn, dễ bị biến động theo thị trường vàng , bất động sản và tín dụng đen… đây là một khó khăn lớn đối với các TCTD khi huy động vốn tại chỗ. NHNo&PTNT Từ Sơn được nâng cấp sau cùng so với các NHTM cổ phần Quốc doanh đến 5 năm, nên khi nhận bàn giao hầu như không có khách hàng là các doanh nghiệp và tổ chứ kinh tế lớn, khách hàng đa phần là hộ gia đình, cá nhân nên khối lượng giao dịch hàng ngày nhiều mà hiệu quả kinh doanh lại không cao. Mặt khác, chi nhánh được quyết định nâng cấp vào đúng thời kỳ nền kinh tế thế giới khủng hoảng nghiêm trọng, kinh tế trong nước có nhiều biến động, đặc biệt là khó khăn của ngành tài chính ngân hàng, do vậy sự hỗ trợ của cấp trên với chi nhánh trong thời gian đầu hầu như chưa có gì, trong khi đó số lượng lao động tăng đột biến, từ 41 lên 57 cán bộ, nguồn huy động từ dân cư có xu hướng giảm, đầu tư tín dụng bị thắt chặt, nên năm 2009 chi nhánh không đủ khả năng tự cân đối về tài chính, đây là giai đoạn khó khăn nhất đối với chi nhánh. Tuổi đời bình quân của cán bộ cao ( 43 tuổi), trình độ tin học và trình độ tiếp cận các dịch vụ sản phẩm hiện đại bị hạn chế,lại chủ yếu là xuất thân từ chi nhánh huyện, thị, quen với tác nghiệp, sự vụ cụ thể, nên bước đầu rất khó khăn trong vai trò chủ động nghiên cứu, chỉ đạo điều hành và đề xuất các định hướng, chiến lược kinh doanh cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh cấp I.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh ứng dụng Marketing vào hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thị xã Từ Sơn (Trang 39)