2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một hoạt động cơ bản của ngân hàng. Nguồn vốn huy động được là nguồn vốn quan trọng của ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ vốn kinh doanh của ngân hàng; nó quyết định đến hoạt động, khả năng mở rộng kinh doanh của ngân hàng. Chi nhánh Từ Sơn huy động vốn từ các nguồn : vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng, vốn điều chuyển từ hội sở, vốn vay các tổ chức tín dụng khác, trong đó vốn huy động từ phía khách hàng là nguồn lớn nhất.
Nếu xét nguồn vốn huy động theo đối tượng thì việc tăng của nguồn vốn là do tăng ở cả 3 loại: tiền gửi của dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi, tiền vay của các tổ chức tín dụng. Tình hình huy động vốn theo đối tượng được thể hiện ở bảng dưới đây :
Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn theo đối tượng tại CN Từ Sơn
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Nguồn vốn huy động 460 944 485 000 6,2 651 000 34,2
Phân theo đối tượng
- Tiền gửi của dân cư 431 805 427 000
- 1,11 551 000 29,04
Tỷ trọng (%) 93,68 88,04 84,64
- Tiền gửi của các TCKT,
TCXH 28 959 57 000 96,83 100 000 75,44
Tỷ trọng (%) 6,28 11,75 15,36
- Tiền gửi của các TCTD 180 81
-55 5 -93,83
Tỷ trọng (%) 0,04 0,002 0,0007
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh CN Từ Sơn năm 2008,2009, 2010
Trong tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội là tăng trưởng nhanh nhất, tăng 96,83% vào năm 2009 và 75,44% vào năm 2010. Nguyên nhân là do chính sách thuế GTGT có hiệu lực vào năm 2009, theo đó thì mọi giao dịch, thanh toán vượt qua 20 triệu đồng phải thanh toán qua ngân hàng mới được khấu trừ thuế đầu vào. Điều này yêu cầu các tổ chức kinh tế phải mở tài khoản tại ngân hàng, từ đó cũng góp phần tạo cơ hội cho chi nhánh trong việc huy động lượng tiền từ các đối tượng này. Dù có mức tăng trưởng nhanh thì nguồn huy động từ đối tượng này vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn huy động. Sự tăng trưởng có được là do có những thay đổi đột biến trong chính sách của Chính phủ. Trong cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng thì cả 3 năm, tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Do nền kinh tế năm 2009 gặp
nhiều khó khăn như: giá cả tăng nhanh khiến người dân phải cắt giảm tiêu dùng; giá vàng tăng cao đột biến khiến người dân không muốn gửi tiền vào ngân hàng mà đổ xô đi mua vàng nên nguồn vốn từ dân cư có giảm 1,11% . Lượng giảm này là không đáng kể nếu xét trong tình hình kinh tế năm đó. Đến năm 2010 khi tình hình kinh tế xã hội ổn định hơn thì nguồn vốn từ dân cư đã có bước tăng trưởng đáng kể, cụ thể là tăng 34,2% so với năm 2009. Từ đó có thể thấy rằng chi nhánh Từ Sơn đã thu được kết quả đáng kể trong việc huy động vốn từ dân cư. Để đạt được kết quả này, chi nhánh dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam đã đưa ra các sản phẩm mới hấp dẫn như: tiết kiệm hưởng lãi suất bậc thang theo thời hạn gửi, tiết kiệm học đường – cho ngày mai tươi sáng,… hay các chương trình ưu đãi như: quay số mở thưởng, cùng Agribank mừng xuân,… để thu hút khách hàng. Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi của các TCTD là chiếm tỷ trọng ít nhất và có xu hướng giảm mạnh qua các năm, cụ thể là năm 2009 đã giảm 55% so với năm 2008 và năm 2010 lại tiếp tục giảm mạnh hơn 93,83% so với năm 2009. Nguyên nhân của vấn đề này là do thị trường huy động vốn tại địa bàn Thị xã Từ Sơn có nhiều biến động giá vàng, USD lên xuống thất thường, giá bất động sản tăng cao, giá cả hàng hóa nhiều mắt hàng tăng cao, tình hình lạm phát có xu hướng tăng trở lại gây tâm lý hoang mang đối với người gửi tiền, một số người gửi tiền có xu hướng chuyển dịch sang tích trữ vàng, ngoại tệ và đầu tư vào các lĩnh vực khác. Việc huy động vốn khó khăn đã khiến các TCTD rút tiền về làm cho nguồn vốn từ TCTD giảm mạnh. Tuy nhiên đây không phải là nguồn vốn quan trọng của ngân hàng nên việc giảm mạnh qua các năm cũng không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Nhìn chung thì tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm vẫn giữ được ổn định và tăng mạnh đảm bảo được nguồn cung ứng cho vay và đầu tư để thu về lợi nhuận
Còn nếu xét nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ và theo kỳ hạn thì tình hình huy động vốn được thể hiện ở bảng dưới đây :
Bảng 2.2 : Tình hình huy động vốn theo loại tiền và theo kỳ hạn tại CN Từ Sơn
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%)
Phân theo loại tiền
- VNĐ 431 816 453 000
20,57 599 000 32,22
Tỷ trọng (%) 93,68 93,4 92,01
- Ngoại tệ (quy đổi) 29 128 32 000
10,4 52 000 62,5 Tỷ trọng (%) 6,32 6,6 7,99 Phân theo kỳ hạn - Không kỳ hạn 62 640 99 017 58,1 174 758 76,5 Tỷ trọng (%) 14,6 22,7 30,5 - Có kỳ hạn dưới 12 tháng 354 368 321 889 -9,2 365 322 13,5 Tỷ trọng (%) 82,7 73,8 63,7 -Có kỳ hạn trên 12 tháng 11 567 15 348 32,7 33 322 117,1 Tỷ trọng (%) 2,7 3,5 5,8
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh CN Từ Sơn năm 2008, 2009, 2010
Qua các năm, huy động bằng VNĐ vẫn là chủ yếu và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2009 thì nguồn huy động từ VNĐ tăng 20,57% so với năm 2009 và năm 2010 tăng 32,22% so với năm 2009. Nguồn huy động vốn từ VNĐ luôn chiếm trên 90% tổng vốn huy động qua các năm. Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế năm 2009 và 2010 nguồn ngoại tệ rất hạn chế, nhất là đồng USD, nhưng chi nhánh đã cố gắng gia tăng nguồn ngoại tệ. Tốc độ tăng trưởng nguồn ngoại tệ huy động được của năm 2009 đạt 10,04%; đến năm 2010, tốc độ tăng nhanh, tăng đến 62,5%. Trong nguồn vốn huy động từ ngoại tệ chủ yếu là USD và EUR.
Vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cả 3 năm nhưng tỷ trọng có xu hướng giảm từ năm 2008 đến năm 2010. Tốc độ tăng trưởng của nguồn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng năm 2009 giảm một phần nhỏ so với năm 2008 nhưng đã tăng trở lại vào năm 2010. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của loại nguồn này là không cao và khá ổn định trong 3 năm. Nguồn huy động không kỳ hạn là nguồn chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau nguồn huy động có kỳ hạn và tỷ trọng có xu hướng tăng trong 3 năm. Đây là loại nguồn huy động có tốc độ tăng trưởng nhanh trong 3 năm, cụ thể là năm 2009 tăng 51,8% so với năm 2008, năm 2010 tiếp tục tăng mạnh 76,5% so với năm 2009. Nguyên
nhân của hiện tượng này: một phần vẫn là do ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thế giới; ngoài ra, còn do lạm phát tăng cao khiến người dân có tâm lý lo ngại, đa phần chuyển sang gửi tiền không kỳ hạn cho an toàn, một phần là do nhu cầu thanh toán qua ngân hàng tăng cao nên tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng gia tăng. Nguồn vốn huy động kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng ít nhất nhưng lại có bước tăng trưởng đột biến vào năm 2010 cụ thể là tăng 117,1% so với năm 2009. Đây là kết quả của công tác huy động vốn của chi nhánh sau khi nâng cấp lên chi nhánh cấp 1. Với sự gia tăng nguồn huy động dài hạn nay sẽ giúp chi nhánh được chủ động hơn trong công tác tín dụng, nhưng sẽ dễ gặp phải rủi ro lãi suất cũng như ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô. Tuy nhiên dù tăng trưởng cao nhưng đây vẫn là nguồn có tỷ trọng nhỏ cần gia tăng
Ngoài ra, chi nhánh còn huy động vốn từ việc phát hành giấy tờ có giá nhưng chỉ phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn và dài hạn
Bảng 2.3 : Nguồn vốn huy động qua phát hành giấy tờ có giá tại CN Từ Sơn
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị Giá trị Tăng trưởng(%) Giá trị Tăng trưởng (%) Phát hành GTCG 2 953 25 555 765,4 26 153 2,34 -CCTG ngắn hạn 2 953 18 620 530,5 26 153 40,5 Tỷ trọng (%) 100 72,9 100 -CCTG dài hạn 0 6 935 0 Tỷ trọng (%) 0 27,1 0
Nguồn: Bảng cân đối chi tiết CN Từ Sơn năm 2008,2009,2010
Nhìn vào bảng trên có thể thấy rằng chi nhánh chủ yếu phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn và chỉ phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn vào năm 2009, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn đều tăng qua các năm và tăng mạnh nhất là vào năm 2009, tăng tới 765,4%. Nguyên nhân của vấn đề này là do NHNo&PTNT Việt Nam yêu cầu phát hành chứng chỉ tiền gửi đến các chi nhánh, và năm 2009 là năm bắt đầu phát động chứng chỉ tiền gửi có quay số trúng thưởng với giải thưởng lớn nên đã huy động được một lượng đáng kể và tăng đột biến so với năm 2008
Nguồn vốn huy động được của chi nhánh chủ yếu là để cho vay, một phần nhỏ để đầu tư vào tài sản cố định và các tài sản khác. Sự chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay đã mang về nguồn lợi nhuận cho ngân hàng. Huy động nhiều thì cho vay cũng nhiều, nhưng nếu không thu hồi được nợ sẽ dẫn đến rủi ro, mất khả năng thanh toán, còn nếu cho vay ít sẽ gây hiện tượng ứ đọng vốn. Do vậy chỉ cần có sai sót nhỏ trong quá trình sử dụng vốn có thể dẫn đến hậu quả khôn lường, thậm chí thể gây ra sự phá sản cho ngân hàng, ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, chi nhánh Từ Sơn luôn chú trọng công tác sử dụng vốn, trong năm chi nhánh cũng thực hiện hàng loạt các biện pháp theo chỉ thị của NHNo&PTNT Việt Nam để nâng cao chất lượng tín dụng nên qua các năm 2008, 2009, 2010 chi nhánh cũng đạt được một số kết quả
a. Hoạt động cho vay
Tổng dư nợ của chi nhánh có xu hướng tăng cao qua các năm. Năm 2009, tình hình kinh tế đầy khó khăn nhưng tổng dư nợ tại chi nhánh vẫn tăng tới 29,84%. Sang đến năm 2010 khi tình hình kinh tế ổn định thì chi nhánh đã có tốc độ tăng trưởng tăng mạnh đạt 225%. Nếu phân theo thời hạn vay thì chi nhánh hiện chỉ đang cho vay ngắn và trung hạn và không cho vay dài hạn. Tình hình tổng dư nơ và dư nợ theo thời hạn vay được thể hiện cụ thể ở bảng dưới đây
Bảng 2.4 : Tình hình cho vay phân theo thời hạn tại CN Từ Sơn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Tổng dư nợ 394 987 100 496 000 100 29,84 1 116 000 100 225 Phân theo thời hạn cho vay
- Nợ ngắn hạn 363 278 91,97 431 000 86,89 18,64 900 000 80,65 108,8 - Nợ trung hạn 31 709 8,03 65 000 13,11 104,99 216 000 19,35 232,3
Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh CN Từ Sơn năm 2008, 2009, 2010
Năm 2008 và năm 2009 dư nợ ở mức thấp do chi nhánh chỉ là chi nhánh cấp 2. Đến năm 2010, sau 1 năm nâng cấp lên chi nhánh cấp 1 thì dư nợ đã có bước tăng trưởng đáng kể. Tuy nhiên cần chú ý một điều là vào năm 2010 chi nhánh mới chỉ huy động được 651 tỷ mà dư nợ đã lên đến 1 116 tỷ. Nhìn vào bảng cân đối kế toán của chi nhánh thì nguồn để cho vay cùng với nguồn huy động được là do phát hành chứng chỉ tiền gửi và từ các tài sản nợ khác. Chi nhánh cần tăng khả năng huy động để đáp ứng nhu cầu cho vay. Trong các khoản mục dư nợ thì dư nợ ngắn hạn thì luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và tỷ trọng đó đang có xu hướng giảm dần, nhưng lượng giảm là không đáng kể. Điều này không khó hiểu, nợ trung, dài hạn lãi suất thường cao hơn nợ ngắn hạn nhưng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nền kinh tế qua 2 năm 2008, 2009 nếu cho vay trung, dài hạn, với mức lãi suất cao sẽ gây nhiều bất lợi cho khách hàng. Ngoài ra, việc giám sát khoản vay trong thời gian dài thường gặp khó khăn hơn do sự biến đổi bất ngờ gây bất lợi của môi trường kinh doanh, và chi phí bỏ ra cũng cao hơn các khoản nợ ngắn hạn. Nợ trung hạn của chi nhánh chủ yếu tập trung ở những khách hàng quen thuộc và những dự án đem lại hiệu quả cao. Còn cho vay dài hạn chi nhánh chưa cho vay một phần là do điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương và một phần là vì khả năng của chi nhánh
Nếu phân loại cho vay theo loại tiền cho vay thì tình hình cho vay của chi nhánh được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.1 : Tình hình cho vay theo loại tiền vay tại CN Từ Sơn
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh CN Từ Sơn năm , 2009, 2010
Nhìn vào các biểu đồ trên có thể thấy rằng chi nhánh chủ yếu là cho vay bằng VNĐ, cho vay ngoại tệ không được phát triển và mới chỉ được thực hiện từ cuối năm 2009. Nguyên nhân là do trước tháng 10/2009 thì chi nhánh chưa có bộ phận thực hiện về kinh doanh ngoại tệ, sau tháng 10/2009 khi được nâng cấp lên chi nhánh cấp 1, mở thêm phòng dịch vụ - Marketing chịu trách nhiệm về kinh doanh ngoại tệ thì chi nhánh mới bắt đầu cho vay ngoại tệ và năm 2010 cũng đã có bước tăng trưởng đáng kể, tỷ trọng tiền cho vay bằng ngoại tệ đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng ngoại tệ của người vay ngày càng tăng. Nguyên nhân hiện tượng này một phần là do lãi suất cho vay đối với ngoại tệ thì thấp hơn nhiều so với nội tệ, nên các doanh nghiệp đẩy mạnh vay ngoại tệ, chủ yếu là USD; một phần là do các doanh nghiệp ngày càng đẩy mạnh hoạt động của mình nên cần nhập thêm hàng hóa, nguyên vật liệu để hoàn thành kế
hoạch sản xuất kinh doanh của năm, dẫn đến nhu cầu vay ngoại tệ để thanh toán các đơn hàng tăng cao
Theo đối tượng cho vay thì tình hình cho vay của chi nhánh như sau :
Biểu đồ 2.2 : Tình hình cho vay theo đối tượng vay tại CN Từ Sơn
Đơn vị : triệu đồng
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh CN Từ Sơn năm 2008, 2009, 2010
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy rằng đối tượng cho vay của chi nhánh chủ yếu là cá nhân bao gồm các hộ gia đình, hộ kinh doanh sản xuất, hộ cá thể. Tuy nhiên tỷ trọng cho vay cá nhân đang có xu hướng giảm và thay vào đó là tỷ trọng cho vay doanh nghiệp tăng lên. Nguyên nhân là do số lượng doanh nghiệp ở địa phương ngày một tăng lên với điều kiện kinh tế xã hội phát triển. Các hộ kinh doanh cũng đang ngày càng mở rộng quy mô tiến đến thành lập doanh nghiệp tư nhân. Nhưng địa phương vẫn là vùng nông thôn với các làng nghề truyền thống nên phần lớn vẫn là các hộ cá thể và hộ kinh doanh. Do tổng
dư nợ cho vay đều tăng qua các năm và tăng mạnh vào năm 2010 nên nhìn chung dư nợ