Tổng quan về NHNo&PTNT chi nhánh Thị xã Từ Sơn

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh ứng dụng Marketing vào hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thị xã Từ Sơn (Trang 38)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

NHNo&PTNT Từ Sơn tiền thân là Bàn tiết kiệm có mặt đầu tiền tại Từ Sơn từ những năm 1960, sau là phòng giao dịch thuộc NHNo&PTNT huyện Tiên Sơn. Đến tháng 7/1996 NHNo&PTNT Từ Sơn được nâng cấp lên thành Chi nhánh loại 3, trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Hà Bắc với tên gọi là NHNo&PTNT khu vực Từ Sơn quản lý cho vay 10 xã thuộc khu vực Từ Sơn.

Ngày 24/09/2008, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Thị xã Từ Sơn trên cơ sở huyện Từ Sơn cũ. NHNo&PTNT huyện Từ Sơn đổi tên thành NHNo&PTNT Thị xã Từ Sơn, là chi nhánh cấp II trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh, quản lý cho vay 7 phường: Châu Khê, Đình Bảng, Tân Hồng, Đông Ngàn, Trang Hạ, Đồng Kỵ, Đồng Nguyên và 5 xã: Phù Chẩn, Tam Sơn, Hương Mạc, Tương Giang, Phù Khê.

Đến ngày 1/10/2009 NHNo&PTNT Chi nhánh thị xã Từ Sơn đã được tách và nâng cấp thành Chi nhánh cấp I trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam

NHNo&PTNT chi nhánh Thị xã Từ Sơn nằm trên địa bàn Thị xã Từ Sơn, khách hàng của ngân hàng chủ yếu là hộ sản xuất, tư nhân, cá thể, tuy là một thị xã đông dân có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhưng nhìn chung hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm qua có nhiều thuận lợi xen lẫn những khó khăn thử thách. Hoạt động thu hút vốn của ngân hàng được xem là tiền đề để mở rộng thị trường tín dụng và là hoạt động sống còn của ngân hàng. Một điểm quan trọng giúp ngân hàng tồn tại và phát triển là ngân hàng có đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn tốt, có thái độ phục vụ khách hàng chu đáo, tận tình.

Là một ngân hàng nằm trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, ngoài việc thực thi tốt đường lối chính sách chung của toàn hệ thống ngân hàng, NHNo&PTNT thị xã Từ Sơn còn đề ra những chiến lược kinh doanh cụ thể phù hợp với từng địa bàn hoạt động như đầu tư phát triển các làng nghề truyền thống như: làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ, Hương

Mạc, Phù Khê, ứng dụng công nghệ tiên tiến đổi mới phong cách giao dịch, tiết kiệm chi phí, ngân hàng đã biết tranh thủ tỉnh cảm và sự tín nhiệm của khách hàng qua 12 năm hoạt động. Tuy là ngân hàng mới thành lập nhưng ngân hàng đã vượt khó khăn thử thách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong 8 năm liên tục, NHNo&PTNT chi nhánh thị xã Từ Sơn luôn là đơn vị lá cờ đầu của thành phốBắc Ninh

2.1.2. Môi trường hoạt động kinh doanh

Thuận lợi

Từ Sơn là một thị xã nhỏ, nhưng có tiềm năng phát triển kinh tế, mạnh cả về SXTTCN và TMDV, người dân Từ Sơn năng động trên thương trường và có kinh nghiệm trong đầu tư SXKD.

Thị xã Từ Sơn có nhiều làng nghề truyền thống và 8 cụm công nghiệp tập trung, với gần 12.000 DN và hộ gia đình, cá nhân tham gia SXKD. Đây chính là thị trường tiềm năng cho các NHTM và các tổ chức tín dụng quan tâm đầu tư tín dụng.

Từ năm 2009, Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện chỉ đạo, điều hành và áp dụng lãi suất đồng thuận đối với tất cả các NHTM trên địa bàn,cơ bản tạo được sự công bằng cho các TCTD hoạt động và cạnh tranh lành mạnh.

Chi nhánh có các cán bộ với thâm niên công tác bình quân là trên 15 năm, lại chủ yếu là người địa phương, do vậy hiểu rất rõ về con người, phong tục tập quán và đặc biệt là môi trường SXKD, hoạt động thương mại của các ngành nghề tại đây.

NHNo&PTNT Từ Sơn hiện có 4 điểm giao dịch, cơ bản nằm trong các khu kinh tế phát triển, trong đó có 3 điểm giao dịch có trụ sở được cấp đất ổn định từ nhiều năm nay, cơ sở vật chất tương đối khang trang, là địa chỉ tin cậy của phần đông khách hàng có thâm niên SXKD lâu đời tại Từ Sơn.

Từ nhiều năm nay, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Từ Sơn luôn gắn bó, đồng hành với nông nghiệp, nông thôn, nông dân và kinh tế làng nghề, do vậy luôn nhận được sự hỗ trợ,ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương.

Chi nhánh NHNo&PTNT Từ Sơn được nâng cấp lên chi nhánh cấp 1 từ ngày 1/10/2009 là điều kiện để chi nhánh linh hoạt hơn trong cơ chế điều hành ,khắc phục một

số hạn chế mà chi nhánh loại 3 thường gặp trong kinh doanh, là cơ sở thuận lợi để Chi nhánh cạnh tranh trong kinh doanh và quảng bá mạnh thương hiệu của NHNo Việt Nam với địa phương.

Khó khăn

Phần lớn các doanh nghiệp ở Từ Sơn phát triển từ hộ gia đình làng nghề truyền thống, vốn tự có không nhiều, trình độ quản lý kinh tế theo lối truyền thống, tự phát nên nhiều khi không dự đoán được các nguy cơ rủi ro, nhất là thời điểm nền kinh tế suy thoái, giá cả đầu vào, đầu ra các nguyên vật liệu bị biến động, đặc biệt là sắt thép và đồ gỗ.

Từ Sơn là thị trường tiềm năng về sử dụng vốn, nên nguồn vốn huy động tại chỗ thấp, chủ yếu từ dân cư với thời gian ngắn, dễ bị biến động theo thị trường vàng , bất động sản và tín dụng đen… đây là một khó khăn lớn đối với các TCTD khi huy động vốn tại chỗ. NHNo&PTNT Từ Sơn được nâng cấp sau cùng so với các NHTM cổ phần Quốc doanh đến 5 năm, nên khi nhận bàn giao hầu như không có khách hàng là các doanh nghiệp và tổ chứ kinh tế lớn, khách hàng đa phần là hộ gia đình, cá nhân nên khối lượng giao dịch hàng ngày nhiều mà hiệu quả kinh doanh lại không cao. Mặt khác, chi nhánh được quyết định nâng cấp vào đúng thời kỳ nền kinh tế thế giới khủng hoảng nghiêm trọng, kinh tế trong nước có nhiều biến động, đặc biệt là khó khăn của ngành tài chính ngân hàng, do vậy sự hỗ trợ của cấp trên với chi nhánh trong thời gian đầu hầu như chưa có gì, trong khi đó số lượng lao động tăng đột biến, từ 41 lên 57 cán bộ, nguồn huy động từ dân cư có xu hướng giảm, đầu tư tín dụng bị thắt chặt, nên năm 2009 chi nhánh không đủ khả năng tự cân đối về tài chính, đây là giai đoạn khó khăn nhất đối với chi nhánh. Tuổi đời bình quân của cán bộ cao ( 43 tuổi), trình độ tin học và trình độ tiếp cận các dịch vụ sản phẩm hiện đại bị hạn chế,lại chủ yếu là xuất thân từ chi nhánh huyện, thị, quen với tác nghiệp, sự vụ cụ thể, nên bước đầu rất khó khăn trong vai trò chủ động nghiên cứu, chỉ đạo điều hành và đề xuất các định hướng, chiến lược kinh doanh cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh cấp I.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNNo&PTNT chi nhánh Thị xã Từ Sơn

Nguồn: Phòng Hành chính và Nhân sự - Chi nhánh Thị xã Từ Sơn

Nhìn vào sơ đồ trên có thể thấy rằng NHNo&PTNT chi nhánh Thị xã Từ Sơn gồm có 5 phòng ban và 3 phòng giao dịch trực thuộc với 66 cán bộ công nhân viên

NHNo&PTNT chi nhánh Thị xã Từ Sơn thực hiện điều hành theo chế độ thủ trưởng và đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đứng đầu chi nhánh là giám đốc, thực hiện quản lý và quyết định những vấn đề về cán bộ trong bộ máy theo sự phân công uỷ quyền của tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Ngoài trách nhiệm phụ trách chung, giám đốc trực tiếp chỉ đạo hoạt động của một số chuyên đề theo sự phân công bằng văn bản của ban giám đốc.

Chi nhánh có hai phó giám đốc, trong đó có một phó giám đốc phụ trách hoạt động thanh toán, một phó giám đốc phụ trách hoạt động tín dụng đồng thời là phó giám đốc thường trực được ủy quyền điều hành khi giám đốc đi vắng. Mặt khác thì hai phó giám đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc chỉ đạo điều hành một số mặt hoạt động của chi nhánh theo sự phân công của giám đốc và theo quy định chịu trách nhiệm trước giám đốc về các công việc được giao.

CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ CÁC PHÒNG GIAO DỊCH TRỰC THUỘC GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng dịch vụ và Market- ing Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ Phòng kế toán và ngân quỹ Phòng hành chính và nhân sự Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng giao dịch Châu Khê Phòng giao dịch Đồng Kỵ Phòng giao dịch Đông Ngàn

Mỗi phòng nghiệp vụ do một trưởng phòng điều hành và có phó phòng giúp việc cho trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về nhiệm vụ được giao.

Nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ : • Phòng giao dịch

Có 3 phòng giao dịch ở 3 phường Đồng Kỵ, Đông Ngàn, Châu Khê có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ do NHNo&PTNT Từ Sơn giao cho như : khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức cá nhân dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (USD, EUR) ; phát hành và chiết khấu giấy tờ có giá do NHNo&PTNT trực tiếp quản lý ủy quyền phát hành ; cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và các loại cho vay khác đối với hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp… ; thực hiện các dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác

Phòng kế hoạch, kinh doanh

Với 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 6 cán bộ tín dụng phòng có nhiệm vụ chính là cho vay và quản lý việc cho vay để đảm bảo kinh doanh có lãi. Ngoài ra phòng còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác như : hoạch định chiến lược kế hoạch phát triển kinh doanh dài hạn, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm cho toàn chi nhánh ; nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại trên địa bàn ; tổng hợp phân tích hoạt động kinh doanh tháng quý năm để đưa ra báo cáo kết quả và định hướng cho kỳ kế hoạch ; thực hiện cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, điều hòa vốn cho toàn chi nhánh ; xây dựng các chiến lược thu hút khách hàng, chiến lược giá cho phù hợp với từng thời kỳ ; trực tiếp thẩm định, tái thẩm định các dự án tín dụng, bảo lãnh của khách hàng ; thực hiện các dịch vụ ủy thác và các nhiệm vụ khác được giám đốc giao cho.

Phòng kế toán ngân quỹ

Với 10 người trong đó có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 1 trưởng quỹ phòng có nhiệm vụ chính là : thực hiện chế độ hạch toán kế toán, hạch toán thống kê theo Pháp lệnh Kế toán Thống kê và quy định về hạch toán kế toán của NHNo&PTNT Việt Nam ; thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước ; tổ chức công tác thu chi tiền mặt trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng ; chấp hành quy định về an toàn kho quỹ ; tổng hợp lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán và báo cáo theo

chế độ ; thực hiện chế độ hậu kiểm theo quy định và thực hiện các nhiệm vụ khác được giao

Phòng dịch vụ và Marketing

Với 6 người phòng có nhiệm vụ đề xuất, tham mưu với ban giám đốc chi nhánh về chính sách phát triển SPDV ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng bá và thực hiện triển khai nếu được phê duyệt ; trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị giới thiệu SPDV ngân hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ để tiếp thu và đề xuất hướng dẫn cải tiến dịch vụ ; thực hiện nghiệp vụ về thẻ, kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế và thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao

Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ

Phòng có nhiệm vụ giám sát việc chấp hành các quy định của nhà nước và NHNN về hoạt động kinh doanh và hoạt động ngân hàng như: việc chấp hành các chính sách chế độ kinh doanh, các quy định về an toàn; bảo mật hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra vụ việc theo quy định,…

Phòng Hành chính và Nhân sự

Phòng có nhiệm vụ: xây dựng các chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh, tham mưu cho giám đốc trong việc tuyển dụng, đào tạo nhân sự làm việc cho chi nhánh, phân tích đánh giá các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của chi nhánh và các nhiệm vụ khác …

2.1.4. Tình hình hoạt động

2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một hoạt động cơ bản của ngân hàng. Nguồn vốn huy động được là nguồn vốn quan trọng của ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ vốn kinh doanh của ngân hàng; nó quyết định đến hoạt động, khả năng mở rộng kinh doanh của ngân hàng. Chi nhánh Từ Sơn huy động vốn từ các nguồn : vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng, vốn điều chuyển từ hội sở, vốn vay các tổ chức tín dụng khác, trong đó vốn huy động từ phía khách hàng là nguồn lớn nhất.

Nếu xét nguồn vốn huy động theo đối tượng thì việc tăng của nguồn vốn là do tăng ở cả 3 loại: tiền gửi của dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi, tiền vay của các tổ chức tín dụng. Tình hình huy động vốn theo đối tượng được thể hiện ở bảng dưới đây :

Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn theo đối tượng tại CN Từ Sơn

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Nguồn vốn huy động 460 944 485 000 6,2 651 000 34,2

Phân theo đối tượng

- Tiền gửi của dân cư 431 805 427 000

- 1,11 551 000 29,04

Tỷ trọng (%) 93,68 88,04 84,64

- Tiền gửi của các TCKT,

TCXH 28 959 57 000 96,83 100 000 75,44

Tỷ trọng (%) 6,28 11,75 15,36

- Tiền gửi của các TCTD 180 81

-55 5 -93,83

Tỷ trọng (%) 0,04 0,002 0,0007

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh CN Từ Sơn năm 2008,2009, 2010

Trong tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội là tăng trưởng nhanh nhất, tăng 96,83% vào năm 2009 và 75,44% vào năm 2010. Nguyên nhân là do chính sách thuế GTGT có hiệu lực vào năm 2009, theo đó thì mọi giao dịch, thanh toán vượt qua 20 triệu đồng phải thanh toán qua ngân hàng mới được khấu trừ thuế đầu vào. Điều này yêu cầu các tổ chức kinh tế phải mở tài khoản tại ngân hàng, từ đó cũng góp phần tạo cơ hội cho chi nhánh trong việc huy động lượng tiền từ các đối tượng này. Dù có mức tăng trưởng nhanh thì nguồn huy động từ đối tượng này vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn huy động. Sự tăng trưởng có được là do có những thay đổi đột biến trong chính sách của Chính phủ. Trong cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng thì cả 3 năm, tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Do nền kinh tế năm 2009 gặp

nhiều khó khăn như: giá cả tăng nhanh khiến người dân phải cắt giảm tiêu dùng; giá vàng tăng cao đột biến khiến người dân không muốn gửi tiền vào ngân hàng mà đổ xô đi mua vàng nên nguồn vốn từ dân cư có giảm 1,11% . Lượng giảm này là không đáng kể nếu xét trong tình hình kinh tế năm đó. Đến năm 2010 khi tình hình kinh tế xã hội ổn định hơn thì nguồn vốn từ dân cư đã có bước tăng trưởng đáng kể, cụ thể là tăng 34,2% so với năm 2009. Từ đó có thể thấy rằng chi nhánh Từ Sơn đã thu được kết quả đáng kể trong việc huy động vốn từ dân cư. Để đạt được kết quả này, chi nhánh dưới sự chỉ đạo và

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh ứng dụng Marketing vào hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thị xã Từ Sơn (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w