Lợi ích mô hình mới mang lại cho tổ và người công nhân

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình sản xuât tinh gọn (lean manufacturing) trong ngành may mặc nghiên cứu công ty cổ phân quôc tê phong phú chi nhánh nha trang (Trang 81)

Theo sơ đồ mới này, hàng hóa đi theo một dòng chảy nhất định, không bị tình cảnh vòng qua, vòng lại, các công đoạn liền kề nhau trong quy trình cũng được sắp xếp gần nhau để loại bỏ di chuyển hàng hóa.

• Ba công đoạn nối tiếp nhau trong quy trình sản xuất là kiểm shade pand,

khui bao lấy hàng, đóng bao và vận chuyển. Sơ đồ mới đã sếp chúng lại gần nhau. Công đoạn trước kết thúc 1 sản phẩm sẽ chuyển sang công đoạn sau, không cần phải mất thời gian bó 10 cái lại với nhau như trước. Công nhân phân size cũng cần phải ghi chép lại số lượng các size đưa vào hệ thống sản xuất và tính toán cân bằng với tỷ lệ đóng thùng nếu là đóng ghép size.

• Tổ đóng nút sử dụng riêng một công nhân cho vận chuyển một quãng đường

143m cho một lần, Theo sơ đồ mới thì không cần thiết có mặt của nhân viên này nữa.

• Công đoạn may nhãn và đóng nút có thể đảo cho nhau mà không làm ảnh

hưởng đến chất lượng sản phẩm. Theo sơ đồ cũ, hai tổ này bị ngăn cách bởi tổ sửa hàng thì ở sơ đồ mới đã đưa chúng về sát nhau. Điều này cho phép sản phẩm chuyền tay nhau tạo thành dòng chảy thông suốt.

• Hai máy hút bụi và lộn quần đang nằm tách biệt khỏi hệ thống, nay cũng

được đưa về sát bàn kiểm mặt trái và nối tiếp với kiểm mặt phải.

• Đối với kiểm mặt phải, do việc bất cập xảy ra như đã phân tích ở chương 2 nên tác giả đưa công đoạn kiểm phải này lên trước công đoạn ủi như quy trình chuẩn theo khách hàng yêu cầu.

• Tổ sửa hàng đang nằm giữa đóng nút và may nhãn, hoàn toàn cách xa công

đoạn kiểm mặt trái và mặt phải. Sơ đồ mới đã tách công đoạn may nhãn và ghép với đóng nút. Đưa riêng sửa hàng nằm giữa kiểm trái và kiểm phải. Khi ba công đoạn này gần nhau, ngoài việc loại bỏ được thời gian vận chuyển, có bao nhiêu hàng lỗi sửa bấy nhiêu sẽ khắc phục được việc sửa một sọt sau đó kiểm lại 5 cái không đạt và trả toàn bộ sọt hàng lại cho tổ sửa hàng như hiện nay.

• Một vấn đề tương tự như tổ sửa hàng và kiểm trái, kiểm phải, đó là chất

lượng tổ ủi. Ở sơ đồ mới, một mặt khắc phục được vận chuyển cho công nhân tổ ủi, không cần một nhân sự chuyên vận chuyển cho QC như trước. Mặt khác, khi công nhân ủi gần công nhân kiểm sẽ giảm được tỷ lệ lỗi khâu ủi và cắt giảm được người kiểm inline ủi. Trước kia, công nhân kiểm không thể phân biệt được hàng hư của công nhân ủi nào và thường dẫn đến tranh cãi khi trả hàng ủi. Ở sơ đồ mới, QC sẽ kiểm từng cái ngay khi ủi hoàn tất và trả trực tiếp cho anh ta. Do đó, nanh ta không thể làm ẩu như trước. Theo cách sắp xếp cặp đối cặp này, người quản lý cũng dễ dàng nhận ra rằng, công nhân ủi hay QC nào có năng suất làm việc cao hơn, công nhân nào yếu và cần đào tạo. Chỗ nào là chỗ cần phải quan tâm nhiều nhất.

• Các công đoạn trong khu vực gấp xếp, đóng thùng, kiểm ánh màu cũng

không phải vận chuyển đan xen nhau như trước kia. Dòng hàng trong tổ được xếp theo hình chữ U dễ quản lý từ đầu vào đến đầu ra. Những bàn làm việc ở tổ này có thể xếp gần nhau với mục đích rằng người công nhân có thể với tay này lấy hàng và đưa hàng cho công đoạn kế tiếp ở tay kia, giảm được sự di chuyển không cần thiết.

• Do giảm được các vị trí để các bao hàng ứ đọng, hàng ùn tắt nhờ cân bằng được các công đoạn và đưa tổ đóng hàng giao wash ra ngoài nên xuất hiện diện tích dư ra so với trước. Khu vực này sẽ được sử dụng làm kho chứa thùng thành phẩm sau khi đóng thùng hoàn tất. Kho thành phẩm cũ có thể sử dụng làm mục đích khác. Theo như diện tích tính toán, công suất kho thành phẩm sẽ có sức chứa 78,400 sản phẩm (như hình vẽ 3.1). Công suất này là rất thoải mái so với công suất sản xuất và nhịp xuất hàng của Nhà Máy.

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình sản xuât tinh gọn (lean manufacturing) trong ngành may mặc nghiên cứu công ty cổ phân quôc tê phong phú chi nhánh nha trang (Trang 81)