Nhịp thời gian là thời gian luôn phải sản xuất chi tiết hoặc sản phẩm để đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng, nhịp thời gian được tính bằng cách lấy thời gian làm việc trong ngày chia cho yêu cầu đặt hàng của khách hàng trong ngày. Nhịp tời gian có thể tính bằng phút hoặc giây. Ví dụ:
Thời gian sản xuất 1 ca là 8 giờ hay 28,800 giây.
Thời gian nghỉ giữa ca (không sản xuất) là 15 phút hay 1,800 giây. Khách hàng yêu cầu cung cấp 4200 quần/ngày.
Thời gian sản xuất tực tế là: 28,800 giây – 1,800 giây = 27,000 giây.
Nhịp thời gian = 27,000 giây : 4,200 quần = 6,4 giây/quần
Khi đơn hàng tăng lên, nhịp thời gian được cài đặt theo nhịp độ nhanh hơn, còn khi đơn hàng giảm thì nó được cài đặt với nhịp độ chậm hơn. Yếu tố chính để tính toán kế hoạch sản xuất mỗi ngày là tính nhịp thời gian. Trong sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các ngành sử dụng nhiều công nhân, để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng thì trước tiên phải có quy trình các bước công việc, sau đó cần tạo ra sự nhịp nhàng trong quá trình sản xuất, nhịp thời gian được tính toán bằng các công đoạn từ đầu vào đến đầu ra. Nó là yếu tố quan trọng mà thông qua nó doanh nghiệp có thể tác động nhằm thay đổi năng suất, đo lường và kiểm soát lãng phí. Nhịp thời gian cùng với cân bằng sản xuất làm cho hệ thống kéo linh hoạt hơn. Cần bao lâu để làm ra một sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng mà không sản xuất thừa hoặc không trễ kế hoạch giao hàng. Dựa vào nhịp thời gian ta có thể tính toán được lượng lao động cần thiết cho sản xuất, từ đó làm cơ sở cho lãnh đạo đưa ra kế hoạch cắt giảm công nhân, thuê thêm công nhân hay hợp đồng gia công ngoài vào các mùa vụ khác nhau.
Nhịp thời gian quan tâm làm thế nào cho dòng chảy với mọi chi tiết trong quy trình đều có cùng một nhịp độ, nó là một trong những yếu tố căn bản nhất của hệ thống sản xuất tinh gọn. Nó không chỉ là chiếc chìa khóa định hướng cho hoạt động cải tiến bằng cách thúc đẩy bạn đạt được nhịp thời gian với ít nguồn lực nhất và ít sự cố có thể xảy ra nhất.