2.2.1. Quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất hàng may mặc bao gồm nhiều bước khác nhau. Do một số khâu chuẩn bị trước sản xuất đã được thực hiện ở Tổng công ty. Nên trường hợp sản xuất quần jean của Nhà Máy chia làm ba khâu lớn là: Khâu cắt, khâu may và khâu hoàn tất.
2.2.1.1. Khâu cắt
Công việc đầu tiên khi nhập vải về là kiểm vải, vải đạt sau khi để đủ thời gian xả cho phép sẽ được chuyển sang trải trên bàn cắt. Thợ cắt trải sơ đồ cắt lên trên mặt vải rồi cắt theo số lượng và tỷ lệ size breakdown của đơn hàng. Các miếng rời của quần sẽ được đánh số để không bị lộn các miếng ghép dẫn đến khác màu. Các miếng cắt được chia làm hai phần thêu và không thêu, phần thêu sẽ được chuyển sang phòng thêu làm công việc thêu, phần còn lại đợi cho đến khi thêu xong.
Khi nhận được phần thêu, bộ phận chuẩn bị sẽ làm công việc chuẩn bị sẵn sàng trước khi đưa lên chuyền may. Ở đây, nhiều miếng rời riêng biệt như túi quần, lưng quần, thân quần… sẽ được bó thành từng tập theo số thứ tự đã đánh trước đó. Bộ phận chuẩn bị có trách nhiệm đưa hàng chờ may lên bàn đầu chuyền may theo kế hoạch sản xuất.
2.2.1.2. Khâu may
Là khâu lắp ráp toàn bộ các bộ phận thành quần hoàn chỉnh. Khi lắp ráp, các số thứ tự của từng bộ phận này phải trùng khớp với nhau, ví dụ, túi quần mang số của bàn cắt 1, số thứ tự lớp vải số 1 thì các bộ phận khác cũng phải mang số tương tự này. Sau khi lắp ráp xong, kiểm đạt rồi giao đi wash.
2.2.1.3. Khâu hoàn tất
Nhận quần sau khi đã wash và cắt chỉ xong đưa vào đóng nút, may nhãn, kiểm, ủi và đóng gói.
2.2.2. Sự giao tiếp trong công việc
Thông tin truyền đạt giữa những nhân viên và người công nhân trong sản xuất hàng may mặc là hết sức quan trọng, nó làm giảm thiểu sự sai sót trong quá trình triển khải sản xuất. Thời trang luôn luôn thay đổi không ngừng, vì vậy công ty cũng cần phải thay đổi mẫu mã theo nhu cầu thị trường. Mặt khác, trong quá trình sản xuất đơn hàng, khách hàng thường xuyên có sự điều chỉnh và người nhân viên trong phòng kinh doanh, phòng kế hoạch cần phải thông tin đầy đủ, chính xác từng chi tiết cho những người trực tiếp sản xuất ở dưới xưởng để ngăn chặn tình trạng sai sót xảy ra. Trước mỗi lần sản xuất đơn hàng, cần phải họp các bộ phận có liên quan để chuẩn bị và triển khai đơn hàng. Ví dụ đơn hàng có mẫu mới này khi sản xuất cần những loại máy gì? Số lượng mỗi loại bao nhiêu? Các máy có cần thêm phụ kiện gì không? Ví dụ như cữ, giá, cối đóng nút cỡ nào… Để người phụ trách về máy móc lên kế hoạch chuẩn bị. Hoặc số lượng đơn hàng là bao nhiêu, tỷ lệ size như thế nào, Sơ đồ và rập ra sao...
2.2.3. Sự di chuyển của dòng hàng
Trong quá trình sản xuất, có nhiều loại hệ thống chuyển hàng khác nhau. Một số công ty chọn phương pháp cổ xưa là dùng xe đẩy hoặc chuyển bằng tay từ công đoạn này tới công đoạn tiếp theo. Ngày nay, một số công ty dùng băng chuyền để làm công việc này. Băng chuyền này có thể được gắn cố định. Khi người công nhân này hoàn thành công việc của công đoạn mình, bán thành phẩm được để lên băng chuyền và người công nhân ở công đoạn ngay kề đó sẽ lấy và làm công đoạn tiếp theo, cứ như thế cho đến hết băng chuyền. Với băng chuyền này, quá trình sản xuất sẽ loại bỏ được một số di chuyển không cần thiết. Một số khác thì thực hiện điều này bằng cách người công nhân công đoạn trước đưa trực tiếp cho người ở công đoạn tiếp theo. Vì vậy, việc áp dụng cách nào tùy thuộc vào chúng ta bố trí sơ đồ ra sao và phụ thuộc vào khả năng chuyên môn của con người.
2.2.4. Nghiên cứu thời gian
Kiểu dáng thời trang thay đổi dẫn đến quy trình sản xuất cũng thay đổi, ở đây tác giả chỉ lấy mặt hàng điển hình Nhà Máy đang sản xuất để tính thời gian chuẩn chứ không thể tính cho hết tất cả các mã hàng. Thời gian tính được lấy trung bình của 10 lần quan sát và có thể thay đổi tùy vào đặc điểm công đoạn tính toán. Các bảng tính thời gian và nhân sự chi tiết được đưa vào phần phụ lục.
2.2.5. Thực trạng sản xuất tại xưởng hoàn tất 2.2.5.1. Chi tiết công đoạn sản xuất 2.2.5.1. Chi tiết công đoạn sản xuất
Hình 2.3: Công đoạn quy trình sản xuất
Kiểm tỷ lệ Đóng thùng Kiểm shade pand Cắt chỉ Phân size Đếm số lượng Nhận wash Kiểm tem nhãn
Kiểm ủi Đo thông số
Kiểm phải Lộn trái (bằng tay) Kiểm trái Đóng nút Lộn phải (bằng tay) Chặm bụi Matchbook Dán nhãn Phối size Vô bao Phân ánh màu Phân size Kiểm nút May nhãn Kiểm mặt trái Hút bụi Cài nút + dây kéo Lộn quần Ủi thành phẩm Gấp xếp
2.2.5.2. Phân chia tổ
Với các công đoạn trên, xưởng hoàn tất chia tổ như sau:
Bảng 2.3: Cơ cấu tổ xưởng hoàn tất
Số lượng lao động
STT Tổ Công đoạn
Số LĐ Tổng tổ
Tổ trưởng 1
Nhận hàng từ chuyền may 2
Đóng bao giao wash 2
1
Giao nhận wash
Nhận wash + phân size, đếm số lượng 7
12 Tổ trưởng 1 Cắt passan 2 2 Cắt chỉ Công nhân cắt chỉ 4 7 Tổ trưởng 1 Công nhân đóng nút 6 3 Đóng nút Giao nhận 1 8 Tổ trưởng 1 May nhãn 4 Giặt tẩy 4 4 May nhãn + sửa hàng Sửa hàng 17 26 Trưởng bộ phận QC 1 Tổ trưởng QC hoàn tất 1
Kiểm trước wash 1
Kiểm shade pand 1
Kiểm nút 1
Kiểm mặt trái túi trước 3
Kiểm mặt trái túi sau 3
Kiểm mặt trái giàng trong (sườn trong) 3 Kiểm mặt trái giàng ngoài (sườn ngoài) 3
Kiểm lưng 3
Kiểm inline ủi 1
Kiểm mặt phải túi trước 2
Kiểm mặt phải túi sau 2
5 QC
Kiểm mặt phải giàng trong 2
Kiểm mặt phải sườn ngoài 2
Kiểm lưng trước và sau 2
Kiểm hàng hư 2
Đo thông số 3
Kiểm rundom (lộn mặt trái, lộn mặt phải) 7 Kiểm lại mặt phải (lộn mặt trái, lộn mặt phải) 6
Kiểm tem nhãn 1
Phân ánh màu 1
Kiểm tỷ lệ 1
Kiểm hàng sửa 1
Kiểm lại hàng phế 1
Kiểm cắt chỉ ở gia công ngoài 1
Giao nhận 1 Báo số lượng 2 Quản đốc 1 Kiểm soát 1 Thống kê 1 Tổ trưởng 1 Hút bụi 2 Gài nút 1 Lộn quần 1 6 Tổ ủi Ủi thành phẩm 16 24 Tổ trưởng 1 Chặm bụi 6 Đóng Matchbook 2 Dán nhãn đáy 2 Gấp xếp 4 Vô bao 2 Phân size 1 Phối size 1 7 Gấp xếp - đóng thùng Đóng thùng + chất thùng +Quản lý kho TP 5 24 TỔNG 159
Riêng đối với tổ QC do Giám đốc trực tiếp quản lý nhưng bộ phận này nằm trong xưởng hoàn tất và tham gia vào quá trình hoàn tất nên tác giả xếp vào chung xưởng để tiện cho việc nghiên cứu.
2.2.5.3. Sơ đồ dòng chảy sản phẩm
Sơ đồ dòng chảy sản phẩm là đường đi của sản phẩm trong quy trình sản xuất và được vẽ ở Hình 2.2:
Nhìn vào sơ đồ đường đi ta thấy nó bao gồm rất nhiều mũi tên thể hiện sự di chuyển của người lao động, tác giả đã rất cố gắng đơn giản hóa sự di chuyển này. Trên thực tế quan sát thì tại bất cứ tổ nào cũng luôn có công nhân đi lại, chính sự di chuyển bất hợp lý này dẫn đến năng suất làm việc thấp, dễ dẫn đến mệt mỏi cho người lao động, làm kéo dài thời gian sản xuất. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến làm việc tăng ca đêm, xuất hàng trễ trong thời gian vừa qua. Đồng thời chất lượng không được đảm bảo, tỷ lệ khách hàng kiểm đạt chỉ chiếm 68,1% (Theo bà Nguyễn Thị Liên –Phó tổng giám đốc). Tác giả xin mô tả từng đường di chuyển như sau:
Nguyên tắc đường đi của sơ đồ là điểm đầu và điểm đến được đánh chung số để dễ phân biệt giữa các đường đi với nhau. Đường có mũi tên hai chiều thể hiện rằng hàng đi hai chiều qua lại.
1. Đường đi số (1) là đường nhận hàng từ chuyền may vào tập kết để đóng bao giao đi wash. Theo diện tích mặt bằng thì đường di chuyển này có chiều dài tương đương (12 m + 70 m) * 2 = 164m cho một lần vận chuyển, việc tính toán này chỉ dừng lại ở tính khoảng cách, chưa tính đến thời gian chất hàng lên xe và xếp hàng xuống palet. Trong thời gian vận chuyển hàng hóa cũng thường rơi rớt vì đường đi thường bị chắn ngang bởi các bao hàng ứ đọng và xe chỉ có 2 tầng mặt bằng chứ không có các thanh chắn xung quanh. Một điều bất cập là diện tích xưởng hoàn tất hiện nay đang quá tải, có thời điểm không có chỗ làm buộc phải ra ngoài trời đóng bao trong điều kiện nắng nóng, trong khi diện tích đóng bao lại khá lớn.
2. Đường số (2) chuyển hàng sau khi kiểm tra chất lượng wash gửi về tới nơi phân size đếm số lượng. Quãng đường di chuyển này tương đương 24,5m * 2 = 49m cho một lần vận chuyển. Do đoạn đường xa, hàng nhiều nên sau khi kiểm phải đóng bao lại, có thể chuyển ngay hoặc để cho nhiều mới chuyển. Công đoạn phân size trước khi thực hiện công việc phải làm thao tác khui bao lấy hàng. Sau khi phân size xong tiếp tục đóng bao chuyển sang bên cắt chỉ. Bộ phận cắt chỉ trước và sau khi thực hiện thao tác làm việc đều phải thực hiện một công việc giống công đoạn phân size là khui hàng từ trong bao đã và đóng hàng vô bao lại.
3. Đường số (3): Hàng hoàn tất công đoạn cắt chỉ này sẽ được chuyển từ cuối xưởng lên đầu xưởng, khoảng cách đoạn đường này vào khoảng (36,5m + 35m)*2 = 143m cho một vòng di chuyển. Tại đây, công nhân đóng nút một lần nữa phải tháo bao lấy hàng. Sau công đoạn này hàng tiếp tục được đóng vào bao.
Trong các công đoạn có đường vận chuyển thể hiện ở sơ đồ thì có nhiều lúc vận chuyển vừa được thực hiện bởi người công nhân trực tiếp làm công đoạn, vừa do người tổ trưởng và giao nhận thực hiện. Vì vậy tác giả không tính giờ gán cho người công nhân vì nó không có ý nghĩa đại diện trong thống kê. Tác giả chỉ đi vào tính lãng phí thời gian ở các công đoạn mà lao động công đoạn trực tiếp phải dừng lại để thực hiện công việc gây lãng phí ở mức độ liên tục và đặc thù.
4. Đường số (4): hàng sẽ được chuyển tới tổ may nhãn. Do số lượng đóng nút quá lớn, không có chỗ để, tổ may nhãn không làm kịp nên tổ đóng nút sau khi hoàn tất phải đóng vào bao lại. Tại thời điểm tác giả quan sát, tổ này đang vận chuyển 18 bao đã đóng nút sang kho gửi, khi nào tổ may nhãn dùng tới lại cho chuyển về. Điều này làm lãng phí nhiều công sức của tổ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là xưởng chưa cân bằng sản xuất được các công đoạn.
5. Đường vận chuyển số (5) được giải thích như sau: Vì tổ đóng nút đã đóng bao ở công đoạn trước, do đó tổ may nhãn một lần nữa phải khui bao ra, lấy hàng, sau khi hoàn tất tiếp tục làm động tác đóng bao lại. Nguyên nhân của sự việc này vẫn là bộ phận kiểm trái không theo kịp tốc độ may nhãn. Như vậy thay vì tập trung vào thực hiện thao tác tạo ra giá trị cho hàng hóa thì các tổ sử dụng rất nhiều thời gian vào việc khui bao lấy hàng, đóng bao lại và vận chuyển. Sau khi kết thúc công việc này, hàng được chuyển tới bộ phận kiểm (QC) mặt trái ở ba nhóm, ba nơi tương đối tách biệt. Từ đây hàng được tách làm hai nhánh số (6) và số (7)
6. Đường vận chuyển số (6): Tổ kiểm hàng mặt trái nhận hàng ở trạng thái trong bao, giờ đây tiếp tục khui bao, kiểm mặt trái, hàng lỗi được chuyển tới tổ sửa hàng ở bên kia tổ may nhãn, sau khi sửa xong sẽ chuyển trở lại để kiểm cho tới khi hàng đạt chất lượng. Như vậy, đây là vận chuyển đi và về và được thể hiện bằng mũi tên hai chiều.
7. Đường vận chuyển số (7) có nội dung như sau: Hàng đạt mặt trái sẽ được chuyển tới máy hút bụi ở phía góc xưởng. Công việc vận chuyển này chủ yếu do công nhân nam đứng máy hút bụi thực hiện. Sau khi hút bụi có một công nhân gài nút và kéo dây kéo rồi chuyển sang máy lộn quần. Do khoảng cách ba công đoạn này gần nhau và hầu như không phải vận chuyển giữa chúng nên tác giả không thực hiện việc đánh số mà chỉ thể hiện bằng mũi tên.
8. Đường vận chuyển số (8): Công nhân ủi từ vị trí số 1 đến 16 tới vị trí máy lộn quần nhận hàng, Do công suất ủi đang lớn hơn lượng hàng công đoạn lộn quần nên thợ ủi thường xuyên phải chờ hàng. Mỗi lần nhận được số lượng nhỏ nhưng phải di chuyển một đoạn đường khá xa, đặc biệt là công nhân đứng máy ủi số 1,2 và 3 phải đi một đoạn đường bằng chiều dài của Xưởng mới tới được chỗ giao hàng.
9. Đường vận chuyển số (9): quần sau khi ủi sẽ chuyển qua kiểm ủi và kiểm mặt phải, riêng việc vận chuyển này, nhóm kiểm ủi phải mất nguyên một nhân sự nam thực hiện việc chuyển hàng liên tục. Nếu hàng ủi đạt sẽ chuyển tới công đoạn tiếp theo, nếu không đạt sẽ chuyển trả lại cho tổ ủi nếu là lỗi của ủi hoặc chuyển trả về tổ sửa hàng nếu là lỗi khác. Một vấn đề khác phát sinh là sau khi sửa hàng xong, kiểm xong thì chiếc quần đó bị nhăn và phải ủi lại. Chính vì vậy mà số lượng báo cáo ủi luôn vượt trội xa so với số thực. Điều này vừa ảnh hưởng đến việc chốt số lượng khi xuất hàng vừa ảnh hưởng tới việc tính lương sản phẩm trội lên so với số lượng thực xuất. Điều này làm cho công việc của nhân viên thống kê hoàn tất và kế toán tiền lương luôn phải chạy theo những con số không thực tế. Việc trả hàng này đôi khi cũng gặp khó khăn do không biết hàng lỗi ủi là do công nhân nào làm ra và thường dẫn đến tranh cãi. Người tổ trưởng tổ ủi không còn cách nào khác là chia đều số lượng hàng lỗi này cho tất cả công nhân ủi. Chính cách làm này dẫn đến tâm lý công nhân ủi không chú trọng đến chất lượng ủi mà chạy theo sản lượng vì anh ta nghĩ rằng nếu có bị sửa hàng ủi thì cũng chia đều cho cả tổ. Vì vậy tỷ lệ trả ủi luôn ở mức cao và làm cho người QC kiểm ủi và đo thông số kiểm đi kiểm lại mất nhiều thời gian. Theo quy trình làm việc chuẩn thì công đoạn kiểm mặt trái và phải phải được thực hiện trước khi công đoạn ủi để đảm bảo loại bỏ những hàng hư ngay từ đầu. Điều này sẽ tránh được các bất cập ở trên. Tuy nhiên, theo quản lý xưởng, việc đảo lộn quy trình này do công nhân ủi thường không có đủ hàng sản xuất.
10. Đường vận chuyển số (10): Hàng sau khi kiểm đạt sẽ chuyển tới đo thông số. Nếu đo thông số không đạt sẽ chuyển sang cho tổ ủi xử lý, nếu đạt sẽ chuyển qua bàn bên kia thực hiện lại công việc kiểm mặt phải, lộn mặt trái, kiểm mặt trái rồi lộn mặt phải. Các công đoạn lộn này được thực hiện bằng tay. Ta thấy rằng các công đoạn kiểm này hoàn toàn đã được thực hiện trước đó.
11. Đường vận chuyển số (11): Sau khi đường vận chuyển số (10) kết thúc, công đoạn ở đường vận chuyển này lại tiếp tục thực hiện lại công việc số (10). Lý do
mà quản lý QC đưa ra là hàng kiểm vẫn phát hiện ra lỗi nên vẫn tiếp tục kiểm. Một câu hỏi đặt ra là tại sao phải thực hiện công đoạn này ba lần mà không làm tốt ngay từ