Phân tích đa mục tiêu (MCA) được sử dụng để đánh giá những chiến lược thích ứng dựa vào tập hợp các mục tiêu. MCA yêu cầu phải nhận dạng tất cả các chiến lược thích ứng có thể có, lựa chọn tập hợp các tiêu chuẩn và đánh giá điểm số, và lựa chọn các trọng số cho từng tiêu chí (Jansen và Van Herwijnen, 2006). Phân tích này được sử dụng rất hiệu quả khi đánh giá những chiến lược thích ứng có nhiều tác động khác nhau và lợi ích không thể đo lường được.
Mỗi phương pháp sử dụng để phân tích kinh tế có những điểm mạnh, điểm yếu riêng (bảng 1.1) và việc lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lĩnh vực nghiên cứu, đối tượng hưởng lợi, thời gian, kinh phí nghiên cứu…
Dạng phân tích Điểm mạnh Điểm yếu
A. Phân tích hiệu quả - chi phí (CEA)
- Nó được sử dụng trong những trường hợp gặp khó khăn để thể hiện lợi ích bằng tiền.
- CEA có thể được sử dụng như một công cụ so sánh khi có một số chiến lược thích ứng đang được xem xét và dự kiến sẽ có kết quả tương tự.
- Nó không thể chọn ra những chiến lược thích ứng tối ưu có nhiều lợi ích.
- CEA tập trung vào một dạng duy nhất của lợi ích (đó là mục tiêu cần phải đạt được), cụ thể là hiệu quả của biện pháp, không bao gồm những tác động bên ngoài có thể xảy ra.
B. Phân tích lợi ích - chi phí (CBA)
- CBA là phương pháp phân tích toàn diện nhất để đánh giá tất cả tác động (tích cực và tiêu cực) của các biện pháp chính sách. Vì vậy nó cho phép các nhà phân tích so sánh chi phí và lợi ích của từng chính sách theo thời gian.
- CBA có thể sử dụng để xếp thứ tự ưu tiên của các chiến lược thích ứng đựa trên giá trị hiện tại ròng và tỷ suất sinh lời nội bộ (hoặc những thiệt hại).
- Rất khó khăn vì không phải giải pháp nào cũng có thể lượng hóa lợi ích bằng tiền.
- Một khó khăn khác là xác định tỷ lệ chiết khấu xã hội. Thực tế có những lợi ích quan trọng không được tính toán và hậu quả sẽ giảm mức độ cấp thiết của chính sách. Trong khi những chiến lược thích ứng với BĐKH lại tồn tại những lợi ích vô hình.
C. Phân tích đa mục tiêu (MCA)
- Nó cho phép sử sụng các loại dữ liệu khác nhau (tiền tệ, số lượng, chất lượng) để thực hiện so sánh và phân tích trong khung tương tự với mức độ chắc chắn cao. - Giúp đưa ra quyết định mang tính chất phức tạp liên
quan tới nhiều tác nhân, nhiều kết quả, nhiều mục tiêu một cách dễ dàng.
- MCA có thể mang tính chủ quan, nhất là trong giai đoạn cho điểm để xác định trọng số các mục tiêu.
- Ngoài ra, vì sự pha trộn nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, MCA có thể không phải lúc nào cũng cho biết lợi ích lớn hơn chi phí.
Nguồn: European Commission, 2008
Chương 2
KHÁI QUÁT KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa lý khu vực nghiên cứu
2.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Hậu Giang là một tỉnh thuộc ĐBSCL, nằm ở trung tâm châu thổ sông Mê Kông với vị trí địa lý trung tâm của tiểu vùng Tây Nam sông Hậu, nằm trung gian giữa vùng thượng lưu châu thổ sông Hậu.
- Về tọa độ địa lý, Hậu Giang nằm trong giới hạn: Từ 105o 19'39" đến 105o 53'49" kinh độ Đông. Từ 9o 34'59" đến 9o 59'39" vĩ độ Bắc.
- Về địa giới hành chính, được xác định như sau: Phía Bắc giáp TP. Cần Thơ
Phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng
Phía Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu.
Diện tích tự nhiên là 160.244,81 ha (chiếm 3,94% diện tích tự nhiên của ĐBSCL), dân số 762.125 người (chiếm 4,57%) (Nguồn: Thống kê đất đai đến 31/12/2010 - Sở Tài nguyên và Môi trường - Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2011), gồm có 7 đơn vị hành chính với trung tâm tỉnh lỵ là TP.Vị Thanh.
Tỉnh có vị trí khá quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, với hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ thuận tiện nối liền với các tỉnh ĐBSCL như: Sông Hậu; Kênh Xáng Xà No là đầu mối giao thông thủy giữa trung tâm tỉnh Hậu Giang và TP. Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang; sông Cái Lớn liên kết phía Tây Nam tỉnh Hậu Giang với hai tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu; hệ thống giao thông đường bộ như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 61, Quốc lộ 61B, đường nối Vị Thanh - TP. Cần Thơ; ngoài ra hệ thống các kênh rạch nội đồng chằng chịt và hệ thống các đường liên huyện, liên xã đã nối vùng - vùng, xã - xã, ấp - ấp với nhau tạo mạng nên mạng lưới giao thông liên hoàn, thông thương với nhau trong và ngoài tỉnh.
2.1.2. Địa hình
Hậu Giang là một tỉnh đồng bằng không giáp biển và có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc dưới 3o và cao độ trung bình. Cao trình phổ biến từ 0,2 - 1 m so với mực nước biển (chiếm hơn 90% diện tích tự nhiên toàn tỉnh), cao trình từ 1,5 - 1,8 m rất ít (chiếm dưới 10% diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, giữa các vùng địa hình xen kẽ cao thấp, không hoàn toàn giảm dần theo hướng Bắc - Nam, Đông - Tây. Nhìn chung, địa hình có dạng lòng chảo vùng ven sông rạch. Địa hình ven sông khá thuận lợi cho việc lợi dụng thủy triều tưới tiêu, tự chảy vào các tháng mùa khô. Tuy nhiên, vào mùa mưa, thì lượng mưa tập trung lớn kết hợp với triều cường dâng ở thượng nguồn sông Mê Kong tràn về (từ khoảng tháng 8 đến tháng 10 dương lịch) lại gây ra hiện tượng không kịp tiêu thoát làm ngập úng trên diện tích rộng ở phía Đông Bắc và Tây Bắc của tỉnh.
2.1.3. Đặc điểm khí hậu
Hậu Giang nằm trong vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo, có khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc trưng của vùng Tây Nam Bộ với nền nhiệt cao và ổn định, các chế độ quang năng, vũ lượng, gió, bốc hơi, ẩm độ không khí...phân hóa thành hai mùa rõ rệt, với những đặc trưng sau:
2.1.3.1. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí trung bình cả năm 26,6oC, mức chênh lệch giữa các tháng trong năm không lớn (khoảng 2,5 - 4oC), nhưng mức chênh lệch trong ngày khá lớn, trong các tháng mùa khô dao động từ 24 - 35oC và trong các tháng mùa mưa dao động từ 22 - 32oC.
Tổng tích ôn lớn (9.750oC - 9.850oC/năm), thời gian chiếu sáng bình quân năm lớn (2.202,8 giờ/năm), nhưng phân bố không đều, trong đó các tháng mùa khô có thời gian chiếu sáng từ 250 - 269 giờ/tháng và các tháng trong mùa mưa có thời gian chiếu sáng khoảng 180 giờ/tháng.
Bảng 2.1. Khí hậu ở Hậu Giang và vùng lân cận
Đơn vị: oC
CHỈ TIÊU Hậu Giang Cần Thơ Rạch Giá Cà Mau 1. Nhi 1. Nhiệt độ: Trung bình oC) 26,6 26,7 27,3 26,5
TB cao nhất 28,4 31,5 30,9 38,3 TB thấp nhất 24,4 23,2 24,2 15,3 2. Mưa (mm): Trung bình 1.946 1.733 2.015 2.060 Số ngày mưa 189 123 132 145 3. Lượng bốc hơi (mm) 1.200 - - - 4. Độ ẩm trung bình (%) 84 82,4 82,2 85,6 Tối cao 87 94 95 91 Tối thấp 82 62,2 63,2 80 5. Số giờ nắng TB (giờ/ngày) 6,3 7,4 6,6 6,6
Nguồn: Số liệu khí hậu - thời tiết các trạm trong khu vực (thời gian quan trắc 1998- 2008) Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2011.
2.1.3.2. Chế độ mưa
Chế độ mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trong đó mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và chấm dứt vào cuối tháng 11 dương lịch, với lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình năm khá lớn, khoảng 1.946 mm/năm, số ngày mưa trung bình 189 ngày/năm. Đặc điểm đáng chú ý là trong mùa mưa, do lượng mưa tập trung lớn cộng hưởng với nước lũ sông Mê Kông tràn về (tháng 8 - tháng 10 dương lịch) không kịp tiêu thoát đã gây ra ngập úng trên phạm vi lớn. Trong những năm gần đây, do tình hình BĐKH đã có hiện tượng lũ lụt
nặng ở khu vực đầu nguồn thuộc địa bàn TP. Cần Thơ (huyện Vĩnh Thạnh, quận Thốt Nốt, quận Ô Môn) và ảnh hưởng đến các huyện cuối nguồn thuộc địa bàn tỉnh Hậu Giang (huyện Châu Thành và Châu Thành A), gây thiệt hại không nhỏ đến sản xuất, ảnh hưởng các công trình xây dựng và đời sống nhân dân.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình trong các tháng này dao động từ 22 - 32oC. Trong mùa khô, hiện tượng xâm nhập mặn làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của người dân.
2.1.3.3. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình của các tháng trong năm 82,4%, cao nhất 94%, thấp nhất 62,2%, chênh lệch độ ẩm giữa các tháng không lớn. Lượng bốc hơi bình quân 1.200 mm, bằng 25 - 30% lượng mưa, các tháng mùa khô lượng bốc hơi trên 50mm, tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất là tháng 11 dương lịch.
2.1.3.4. Chế độ gió
Tốc độ gió trung bình trong năm 3,5 m/s, với 3 hướng gió thịnh hành, bao gồm: từ tháng 11 - 12: gió Đông - Bắc gây khô và mát; từ tháng 2 - 6: gió Đông - Nam gây khô và nóng, nhiệt độ không khí tăng, độ ẩm giảm; từ tháng 6 - 11: gió Tây - Nam thổi từ biển vào mang nhiều hơi nước nên mưa nhiều trong thời gian này.
Từ những đặc điểm khí hậu, thời tiết như trên, nhìn chung là rất thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa canh và thâm canh có hiệu quả khi được đầu tư đồng bộ hệ thống thủy lợi cho tưới tiêu và nâng cao năng lực sản xuất (cơ giới hóa, kỹ thuật, vốn...), nhưng cũng có khó khăn cho sản xuất nông nghiệp là tính mùa vụ cao, cần chú ý đến yếu tố chọn tạo giống mới, chuyển đổi cơ cấu, kỹ thuật canh tác để thu hoạch trái vụ, cung cấp nguyên liệu liên tục cho chế biến. Ngoài ra, yếu tố độ ẩm cao, lượng mưa tập trung trong mùa mưa đòi hỏi phải đầu tư trang bị kỹ thuật cho khâu phơi sấy, tồn trữ và bảo quản nông sản.
2.1.4. Đặc điểm sông ngòi
Hậu Giang nằm ở khu vực hạ lưu sông Mê Kông, với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nối liền nhau với tổng chiều dài 2.300 km. Mật độ sông ngòi, kênh rạch khá lớn, khoảng 1,5 km/km2, riêng vùng ven sông Hậu thuộc huyện Châu Thành lên đến 2 km/km2.
Thủy văn tỉnh Hậu Giang bị chi phối bởi hai nguồn chính là sông Hậu và sông Cái Lớn. Do điều kiện địa lý nên chế độ thủy văn của tỉnh vừa chịu ảnh hưởng của nguồn sông Mê Kông và chế độ triều biển Đông thông qua sông Hậu, vừa chịu ảnh hưởng của triều biển Tây thông qua sông Cái Lớn. Là vùng nằm ở hạ nguồn sông Mê Kong nên Hậu Giang cũng chịu ảnh hưởng “tác động kép” (Nguyễn Gia Trân, 2011), một từ tác động nguồn nước đến, hai từ tác động mạnh lên từ phía biển, trong đó có mực nước biển dâng. Vào mùa khô, lưu lượng dòng nước trên sông giảm, nước biển lấn vào, mặn theo các con sông, kênh, rạch đi sâu vào nội đồng gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân ở đây. Chính đặc điểm hệ thống sông ngòi chằng chịt là một nguyên nhân khiến xâm nhập mặn đi sâu vào nội đồng tỉnh Hậu Giang. Hai đặc điểm nổi bật của chế độ thủy văn nước mặt trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là tình trạng ngập úng vào mùa mưa và xâm nhập mặn vào mùa khô.
2.1.4.1. Tình trạng ngập lũ
So với các tỉnh khác ở ĐBSCL, lũ ở Hậu Giang thường đến muộn và cường suất nhỏ. Tuy nhiên, do tỉnh Hậu Giang nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của hai chế độ thủy triều là triều biển Đông qua sông Hậu và triều biển Tây qua sông Cái Lớn, nên khả năng tiêu thoát lũ chậm, đặc biệt là phần diện tích phía nam huyện Châu Thành A và hầu hết diện tích của các huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ và TP. Vị Thanh.
Độ sâu ngập: với cao trình bình quân từ 0,6 m đến 0,8 m, cao nhất 1,2 m đến 1,5 m (ven sông Hậu), thấp nhất là 0 m đến 0,2 m (Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng).
Thời gian ngập: thường kéo dài 2 - 4 tháng, bắt đầu vào khoảng 15 - 30 tháng 7 và kết thúc vào khoảng 15 - 30 tháng 11 tùy từng khu vực, trong đó huyện Châu Thành và Châu Thành A ngập sớm và rút sớm hơn các huyện còn lại. Thời gian ngập rất quan trọng vì nó quyết định việc bố trí mùa vụ và độ an toàn của các mô hình sản xuất. Trên thực tế, vùng ngập trên 4 tháng chỉ có thể làm được 2 vụ/năm, vùng ngập 2 tháng có hệ thống bờ bao chống lũ, tiêu mặn khép kín sẽ luân canh 3 vụ lúa và 1 lúa - màu/năm.
Ngoài những thiệt hại gây ra cho sản xuất và đời sống, lũ lụt cũng có mặt lợi là góp phần bồi đắp thêm phù sa, rửa phèn, mặn và lượng dư thừa của các loại thuốc bảo vệ thực vật, tuy nhiên Hậu Giang là tỉnh nằm ở hạ lưu sông nên lượng phù sa từ sông Hậu, sông Cái Lớn vào đồng ruộng không lớn.
2.1.4.2. Chế độ thủy triều và tình trạng xâm nhập mặn
a. Chế độ thủy triều trên địa bàn tỉnh Hậu Giang chịu ảnh hưởng của 2 chế độ triều với thời gian, biên độ khá khác nhau:
- Chế độ bán nhật triều biển Đông thông qua sông Hậu có biên độ lớn nhưng không đều, mỗi tháng có 2 kỳ triều cường vào các ngày 15 và 1 âm lịch, kéo dài 2 - 3 ngày; và 2 kỳ triều kém vào các ngày 7 và 23 âm lịch, kéo dài 2 - 3 ngày. Biên độ triều cường lớn (3 - 3,5 m), mực nước đỉnh triều dao động khá nhỏ (0,8 - 1 m) nhưng mực nước chân triều lại dao động rất lớn (1,6 - 3 m). Triều biển Đông truyền rất sâu vào sông Hậu và lan truyền vào các kênh rạch nội đồng ngay cả các tháng trong mùa mưa lũ, rất có lợi cho việc dẫn nước tưới trong mùa khô nhưng bất lợi cho việc tiêu lũ, đặc biệt là khi lũ lớn và kết thúc muộn.
- Chế độ nhật triều biển Tây thông qua hệ thống sông Cái Lớn có biên độ triều thấp, không rõ rệt (0,8 - 1,0 m), mực nước đỉnh triều dao động nhiều (0,6 - 0,8 m).
Bảng 2.2. Diễn biến triều qua các tháng trong năm
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đỉnh triều 130 110 119 112 107 104 121 132 150 161 158 144 Chân triều -11 -18 -46 -60 -62 -57 -32 4 40 57 54 20 Biên độ 141 128 165 172 169 161 153 128 110 104 104 124
Nguồn: Khí tượng thủy văn Hậu Giang
Phần lớn diện tích tỉnh Hậu Giang chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông thông qua sông Hậu, chỉ một phần diện tích của huyện Long Mỹ và TP. Vị Thanh chịu sự ảnh hưởng của chế độ nhật triều biển Tây thông qua sông Cái Lớn và một phần của huyện Long Mỹ, Phụng Hiệp, TP. Vị Thanh chịu ảnh hưởng của 2 chế độ triều, trong đó:
- Phần chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều có biên độ lớn (3 - 3,5 m), đỉnh triều cao hơn so với độ cao mặt ruộng 60 - 150 cm, diễn ra 2 lần trong 24 giờ, cường độ truyền triều mạnh, có thể lợi dụng tưới tiêu tự chảy trên quy mô diện tích đáng kể (dài khoảng 80 km và sâu 5 - 10 km) dọc sông Hậu, một số vùng thuộc các huyện Phụng Hiệp, Châu Thành và Châu Thành A có thể tưới tiêu tự chảy hoàn toàn.
- Phần chịu ảnh hưởng triều biển Tây, tuy chỉ cách biển 40 km, song do biên độ triều thấp 35 - 50 cm, đỉnh triều 70 - 90 cm, không thể lợi dụng triều để tưới tiêu tự chảy.
- Phần chịu ảnh hưởng của 2 chế độ triều đã hình thành các khu vực giáp nước