nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh Hậu Giang. Đây là dự án có tính chất hạ tầng cơ sở xã hội của vùng, việc đầu tư không đem lại lợi nhuận trực tiếp cho chủ thể quản lý khai thác mà quan trọng hơn ngăn chặn tình hình xâm nhập mặn, kết hợp giữ nước ngọt và phòng chống lũ cho các cánh đồng phía Nam kênh Xà No, cải tạo đất, cải tạo môi trường.
4.10.2. Hiệu quả và chi phí của chiến lược thích ứng xây dựng hồ nước ngọt tỉnh Hậu Giang Giang
4.10.2.1. Hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng hồ nước ngọt
Theo như thảo luận ở những phần trước, việc xây dựng hồ nước ngọt để đảm bảo an sinh xã hội, góp phần giảm chi phí thiệt hại do phải mua nước sinh hoạt từ những nguồn không đảm bảo với chi phí cao. Xét trên quan điểm toàn xã hội, lợi ích ròng thu được sau khi có hồ chứa nước ngọt so với trước, bao gồm lượng tiền người dân có thể tiết kiệm được, giảm thiểu được các bệnh liên quan đến nguồn nước, đảm bảo sức khỏe của người dân và lợi nhuận từ hồ nước ngọt. Xét về mặt kinh tế, tất cả những lợi ích này đều có thể lượng giá bằng tiền. Để đảm bảo tính logic khi so sánh với chiến lược thích ứng xây dựng hệ thống cống ngăn mặn Nam kênh Xà No tỉnh Hậu Giang, tác giả sử dụng hiệu quả (outcomes) là số
122 hộ gia đình tại huyện Vị Thủy được hưởng lợi từ hồ nước ngọt như lợi ích của chiến lược thích ứng này và thực hiện phân tích CEA.
Phân tích CEA được thực hiện dựa vào các giả định (1) sau đây:
Hệ thống cống có thể bảo vệ đất nông nghiệp (đất lúa, trại nuôi trồng thủy sản và vườn cây ăn quả) khỏi nước biển dâng, và cải thiện tình trạng nhiễm mặn.
Vòng đời dự án là 49 năm.
Tổng dân số trong vùng dự án vào năm 2011 là 127.662 người. Trung bình mỗi hộ gia đình có 3,73 nhân khẩu.
Tốc độ tăng dân số trong khu vực là 1,16%.
Từ năm 2015-2019, số hộ gia đình được hưởng lợi là 85%. Từ năm 2020, số hộ gia đình được hưởng lợi là 95%.
Không có hộ gia đình được hưởng lợi trong 4 năm (2011-2014).
4.10.2.2. Chi phí của dự án xây dựng hồ nước ngọt Hậu Giang
a. Tiến độ thực hiện dự án 03 năm, từ năm 2014 đến 2016:
Năm 2013
- Lập dự án đầu tư và thiết kế bản vẽ thi công các hạng mục. - Giải phóng mặt bằng thi công
Năm 2014– 2016
- Thi công tổng lực trên toàn công trình: đào hồ, đắp bờ hồ, làm đường giao thông, tường rào, cây xanh ...
- Thi công các công trình thu và trữ nước.
- Bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.
1
Số liệu giả định trên được lấy từ kết quả điều tra trong báo cáo dự án hồ nước ngọt do Sở Nông nghiệp & PTNT Hậu Giang làm chủ đầu tư.
b. Tiến độ đầu tư:
Căn cứ vào tổng số tiền đầu tư là: 194.871.000.000 VNĐ dựa trên hai nguồn vốn chính bao gồm nguồn vốn SP-RCC: 149,871 tỷ VNĐ (Chi phí xây lắp và chi phí tư vấn ĐTXD, chi phí QLDA, chi phí khác và dự phòng) và nguồn vốn đối ứng thuộc ngân sách địa phương: 45 tỷ VNĐ - Chi phí đền bù – giải phóng mặt bằng) được phân bổ như sau:
123
- Phân kỳ đầu tư:
+ Năm 2014: 60 tỷ VNĐ, bao gồm: Vốn SP-RCC: 45 tỷ VNĐ
Vốn đối ứng địa phương 15 tỷ VNĐ + Năm 2015: 60 tỷ VNĐ
Vốn SP-RCC: 35 tỷ VNĐ
Vốn đối ứng địa phương: 25 tỷ VNĐ + Năm 2016: 74,871 tỷ VNĐ
Vốn SP-RCC: 74,871 tỷ VNĐ Vốn đối ứng địa phương: 0 VNĐ
Bảng 4.36. Chi phí đầu tư xây dựng hồ nước ngọt tỉnh Hậu Giang STT Khoản mục chi phí Đơn vị tính Giá trị
1 Chi phí xây lắp VNĐ 109.020.000.000 2 Chi phí QLDA VNĐ 2.893.000.000 3 Chi phí tư vấn ĐTXD VNĐ 10.957.000.000 4 Chi phí khác VNĐ 3.078.000.000 5 Chi phí đền bù - GPMB VNĐ 45.831.000.000 6 Chi phí dự phòng VNĐ 23.092.000.000 Tổng mức đầu tư (làm tròn ) VNĐ 194.871.000.000
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Hậu Giang, 2011