4.1.1. Thảo luận nhóm tập trung thứ nhất
4.1.1.1 FGD thứ nhất đã thu thập được các thông tin và nhận định sau đây vùng bị tác động của BĐKH nặng nề nhất
FGD đầu tiên cho thấy ở tỉnh Hậu Giang đặc biệt huyện Long Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của BĐKH và nước biển dâng. Theo kịch bản B2 (kịch bản BĐKH tại Hậu Giang 2011) đến năm 2050, nước biển dâng 30 cm, thì diện tích tự nhiên huyện Long Mỹ bị ngập 16,23% (60,27 km2), so với TP. Vị Thanh là 15,61% (60,01 km2) và huyện Phụng Hiệp là 14,32% (47,43 km2); diện tích lúa bị ngập là 7,8% (23,19 km2) trên tổng diện tích lúa toàn tỉnh.
Nước biển dâng cũng là nguyên nhân làm gia tăng hiện tượng xâm nhập mặn ở Hậu Giang. Tình hình xâm nhập mặn chiếm hầu hết diện tích khu vực tam giác Long Mỹ (Hậu Giang) - Hồng Dân (Bạc Liêu) - Vĩnh Tuy (Kiên Giang), tài nguyên nước ngầm khu vực này có chất lượng, trữ lượng kém, hoạt động phèn tiềm tàng. Khu vực nghiên cứu phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất và phát triển nông nghiệp, hiện nay người dân của khu vực nghiên cứu đều sử dụng nước từ các giếng khoan phục vụ sinh hoạt. Tài nguyên nước ngầm được người dân sử dụng thông qua hệ thống giếng khoan lắp bơm tay do UNICEF chính thức tài trợ Chương trình nước sạch nông thôn cho Việt Nam - cuối năm 1982 bắt đầu thử nghiệm tại vùng kinh tế mới Minh Hải, Kiên Giang và Long An; đến năm 2005, UNICEF đã hỗ trợ xây dựng giếng khoan lắp bơm tay cho hơn 607 xã nông thôn trong đó có vùng nghiên cứu được phủ khá rộng. Hiện nay, UNICEF, WB và Chính phủ Việt Nam phối hợp tiếp tục triển khai chương trình Chiến lược Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do Ngân hàng Chính sách huyện thực hiện chương trình cho vay 4 triệu VNĐ/công trình/hộ gia đình lãi suất hiện nay 0,9%/tháng với thời hạn cho vay tối đa không quá 60 tháng.
BĐKH dẫn đến nguy cơ mất an ninh lương thực, do mất một phần đáng kể diện tích đất trồng trọt vì bị ngập nước và xâm nhập mặn. Trong khi đó hoạt động nông nghiệp ở Hậu Giang chiếm khoảng 87% giá trị sản xuất của khu vực I, khi diện tích
đất trồng lúa bị giảm đồng nghĩa với việc cơ cấu ngành bị giảm và làm chậm tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp dưới 3%/năm. Đe dọa đến nền an ninh lương thực và bình ổn giá tiêu dùng lương thực của người tiêu dùng vốn dĩ khó khăn sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong cuốc suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay. Người dân sống bằng nghề nông nên khi diện tích gieo trồng bị co hẹp, năng suất lúa không ổn định, chất lượng không đảm bảo theo quy chuẩn sẽ chịu nhiều thiệt thòi khi thương lượng giá cả với thương lái và chủ vựa, bên cạnh việc chi trả tất cả các chi phí thì mỗi vụ lúa thu lại chỉ dần lùi về số 0. Vì vậy, mỗi vụ người làm ruộng tích trữ lúa chà gạo làm lương thực hàng ngày tiêu dùng và trao đổi theo cách quy ước hàng đổi hàng, lúa gạo đổi thức ăn không mua bằng tiền và là nguy cơ làm giảm đáng kể nguồn thu ngân sách của tỉnh. Ngoài ra, việc xâm nhập mặn và BĐKH cũng tác động xấu đến thương hiệu các cây ăn trái ở Hậu Giang như quýt đường Long Trị, khóm Cầu Đúc, cam sành Phú Hữu.
Nguyên nhân khách quan đặc biệt làm gia tăng xu hướng hiện tượng thời tiết cực đoan xuất phát từ chiến lược quy hoạch của các nước láng giềng nằm ở vùng thượng lưu sông Mê Kông như Lào, Campuchia đã cho xây dựng hệ thống đập thủy điện phục vụ lợi ích quốc gia nhưng không tính đến lợi ích vùng hạ lưu sông. Hệ quả là làm cho lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ về sông Cửu Long trước khi đổ ra biển không còn ổn định như trước. Mùa mưa thì lượng nước xả quá nhiều cùng với hiện tượng mưa dầm kéo dài nhiều ngày gặp địa hình vùng trũng dạng lòng chảo – đặc điểm địa hình tỉnh Hậu Giang nên không tiêu thoát nước dẫn đến tình trạng ngập úng, chậm thoát lũ. Mùa khô còn gọi là mùa nước kiệt, lượng nước bị bốc hơi nhanh, gió Tây Nam phối hợp với dòng triều biển Tây mang theo dòng nước mặn lấn sâu vào nội đồng theo các con sông chính chảy vào gây nên hiện tượng xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng khi mùa nước kiệt kéo dài, làm thiệt hại nặng nề cho canh tác lúa vụ Hè Thu, khó gieo cấy vụ Đông Xuân vì sự sinh trưởng cây lúa chỉ chịu ở ngưỡng mặn 4‰. Trong khi đó, người dân canh tác nuôi trồng thủy sản – chủ yếu nuôi tôm sú sẽ kém hiệu quả, đạt năng suất thấp nếu độ mặn chưa đủ ngưỡng mặn hoặc vượt qua ngưỡng mặn cho phép. Bên cạnh đó hiện tượng phèn hóa xảy ra nhanh hơn làm tăng độ pH trong đất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lịch trình sản xuất, làm giảm năng suất sản lượng và chất lượng hạt gạo của thương hiệu lúa.
4.1.1.2 Chương trình hành động để giảm thiểu tác động của BĐKH ở tỉnh Hậu Giang
Trên cơ sở Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH, UBND tỉnh Hậu Giang đã ban hành:
Xây dựng kế hoạch hành động, kế hoạch 5 năm (2011 - 2015) ứng phó với BĐKH và nước biển dâng.
Xây dựng, gia cố các công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như hệ thống đê ngăn mặn, xây mới hệ thống đê bao Long Mỹ - Vị Thanh, hệ thống cống, đập khép kín từng khu sản xuất….
Xây dựng thêm mới và đã đưa vào hoạt động nhà máy cung cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng phía Nam tỉnh Hậu Giang tại thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A nhằm cung cấp nguồn nước sinh hoạt tập trung kịp thời để đối phó với xâm nhập mặn. Bao gồm 24 dự án trong đó có 12 dự án đã được ghi vốn đối ứng địa phương để thực hiện trong giai đoạn 2010 - 2015, bao gồm các dự án sau:
Dự án 1: Quy hoạch và xây dựng hồ nước ngọt tỉnh Hậu Giang.
- Địa điểm thực hiện: TP. Vị Thanh.
- Mục tiêu: Giải quyết thiếu nước ngọt cung cấp cho TP. Vị Thanh.
- Nội dung chính: (i)Xây dựng hồ sinh thái nước ngọt 50 ha kiểu đập tràn (≥ 3 triệu m3 nước); (ii) xây dựng nhà máy nước công suất 20.000m3/ngày.đêm; (iii) xây dựng đường ống dẫn nước.
- Sản phẩm chính: (i) Hồ sinh thái nước ngọt và nhà máy xử lý nước và hệ thống cung cấp nước sạch cho TP. Vị Thanh.
- Tổ chức thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND TP. Vị Thanh, Công ty Cấp thoát nước Hậu Giang.
- Kinh phí thực hiện: 465 tỷ VNĐ.
- Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh và TP. Vị Thanh.
Dự án 2: Hỗ trợ các hoạt động phát triển kinh tế tại khu vực bị xâm nhập mặn do BĐKH và nước biển dâng.
- Địa điểm thực hiện: Trên phạm vi toàn tỉnh.
- Nội dung chính: (i) xây dựng thí điểm mô hình kinh tế kết hợp trước sự tác động của BĐKH và xâm nhập mặn; (ii) hỗ trợ vốn cho nông dân nghèo chuyển đổi kinh tế trước tình hình xâm nhập mặn.
- Sản phẩm chính: (i) mô hình thí điểm về kinh tế kết hợp để nhân rộng; (ii) chính sách hỗ trợ cho người nghèo; (iii) nguồn kinh phí hỗ trợ.
- Tổ chức thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp thực hiện: Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Kinh phí thực hiện: 20 tỷ VNĐ.
- Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh và nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương.
Dự án 3: Nâng cấp hệ thống quan trắc môi trường và cảnh báo sớm với BĐKH, thiên tai, nâng cao khả năng dự báo, cảnh báo phục vụ thích ứng và giảm nhẹ thiên tai.
- Địa điểm thực hiện: Trên phạm vi toàn tỉnh.
- Mục tiêu: (i) xây dựng và hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo ô nhiễm môi trường, tác động của BĐKH, thiên tai, phục vụ công tác ngăn ngừa, thích ứng và giảm nhẹ kịp thời.
- Nội dung chính: (i) đánh giá HTSDĐ hệ thống quan trắc môi trường trên toàn tỉnh; (ii) xây dựng hoàn thiện lại hệ thống quan trắc môi trường; (iii) xây dựng hệ thống quan trắc môi trường tự động.
- Sản phẩm chính: (i) báo cáo đánh giá HTSDĐ và xây dựng hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường; (ii) các thiết bị, hệ thống quan trắc tự động.
- Tổ chức thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Kinh phí thực hiện: 30 tỷ VNĐ.
- Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh và nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương.
Dự án 4: Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trước sự tác động của BĐKH.
- Địa điểm thực hiện: Trên phạm vi toàn tỉnh.
- Mục tiêu: (i) đảm bảo nước ngọt, sạch và điều kiện vệ sinh môi trường tại khu vực bị xâm nhập mặn.
- Nội dung chính: (i) xây dựng trạm, hệ thống cung cấp nước sạch và hố xí hợp vệ sinh cho người dân tại khu vực bị xâm nhập mặn.
- Sản phẩm chính: (i) các trạm, hệ thống cung cấp nước sạch cho người dân tại khu vực bị xâm nhập mặn; (ii) các hố xí hợp vệ sinh cho người dân tại khu vực bị xâm nhập mặn.
- Tổ chức thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp thực hiện: Sở Xây dựng, Công ty Cấp thoát nước, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Kinh phí thực hiện: 30 tỷ VNĐ.
- Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh và nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương.
Dự án 5: Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học để thích nghi với BĐKH và nước biển dâng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
- Địa điểm thực hiện: Trên phạm vi toàn tỉnh.
- Mục tiêu: (i) điều tra, thống kê và đánh giá về HTSDĐ, đa dạng sinh học của tỉnh Hậu Giang, xác định các khu vực nhạy cảm, điểm nóng trọng điểm về bảo tồn đa dạng sinh học; (ii) quy hoạch tổng thể các khu bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, xác định kế hoạch ưu tiên xây dựng các khu bảo tồn đa dạng sinh học; (iii) phấn đấu đến năm 2015 hình thành 1 - 2 khu bảo tồn hoặc khu sinh thái của tỉnh, đưa vào khai thác sử dụng các khu, điểm du lịch sinh thái; (iv) xác định các nguồn vốn đầu tư và cơ chế chính sách huy động vốn; (v) phân kỳ kế hoạch hành động thực hiện quy hoạch các khu bảo tồn đến năm 2020.
- Nội dung chính:
+ Phân tích, tổng hợp cơ chế chính sách về bảo tồn đa dạng sinh học;
+ Phân tích, tổng hợp thông tin cơ sở xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học;
+ Điều tra, thống kê và đánh giá HTSDĐ, đa dạng sinh học của tỉnh Hậu Giang; + Các tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội lên HTSDĐ, đa dạng sinh học ở tỉnh Hậu Giang và dự báo xu thế diễn biến đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;
+ Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học ở tỉnh Hậu Giang đến năm 2020;
+ Phân kỳ và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hậu Giang đến năm 2020;
- Sản phẩm chính: (i) báo cáo tổng hợp dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hậu Giang đến năm 2020; (ii) lập bản đồ quy hoạch đa dạng sinh học tỉnh Hậu Giang; (iii) các báo cáo chuyên đề về quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hậu Giang đến năm 2020.
- Tổ chức thực hiện: Sở Tài Nguyên và Môi trường phối hợp thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Kế hoạch đầu tư; Sở Văn hóa thể thao và Du lịch, Chi cục Kiểm lâm, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Kinh phí thực hiện: 5 tỷ VNĐ.
- Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh và kinh phí sự nghiệp khoa học.
Dự án 6: Xây dựng và thực hiện thí điểm mô hình hỗ trợ chuyển đổi việc làm trong nông nghiệp của người dân vùng bị xâm nhập mặn.
- Địa điểm thực hiện: Trên phạm vi toàn tỉnh.
- Mục tiêu: (i) hỗ trợ chuyển đổi việc làm trong nông nghiệp của người dân vùng bị xâm nhập mặn; (ii) đảm bảo và ổn định đời sống thu nhập cho người dân đặc biệt người nghèo, người dân tộc thiểu số, nhóm dễ bị tổn thương; (iii) đánh giá hậu quả của tác động của BĐKH đối với vùng bị xâm nhập mặn.
- Nội dung chính: (i) điều tra khảo sát tình hình sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân vùng bị xâm nhập mặn; (ii) nghiên cứu thí điểm các mô hình sản xuất nông nghiệp và lựa chọn mô hình phù hợp.
- Sản phẩm chính: (i) lựa chọn được mô hình phù hợp cho vùng bị xâm nhập mặn; (ii) đề xuất các giải pháp cụ thể tại nơi thí điểm và khả năng nhân rộng mô hình.
- Tổ chức thực hiện: Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp thực hiện: Các Sở, ban, ngành.
- Kinh phí thực hiện: 5 tỷ VNĐ. - Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh
Dự án 7: Xây dựng và thực hiện thí điểm mô hình ổn định sinh kế cho các hộ dân nghèo trước tác động của BĐKH và nước biển dâng.
- Địa điểm thực hiện: Trên phạm vi toàn tỉnh.
- Mục tiêu: (i) tạo việc làm ổn định cho người dân nghèo chịu ảnh hưởng của BĐKH; (ii) nâng cao nhận thức và đời sống vật chất cho người dân nghèo bị ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng.
- Nội dung chính: (i) điều tra khảo sát sinh kế của người dân vùng bị ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng; (ii) thiết kế mô hình và thử nghiệm các mô hình sản xuất, nghề thủ công; (iii) đánh giá hiệu quả và thu nhập của người dân khi áp dụng mô hình.
- Sản phẩm chính: lựa chọn được mô hình sản xuất, nghề nghiệp ổn định cho người dân vùng chịu ảnh hưởng của BĐKH.
- Tổ chức thực hiện: Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp thực hiện: Các Sở, ban, ngành.
- Kinh phí thực hiện: 5 tỷ VNĐ. - Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh.
Dự án 8: Xây dựng các khu dân cư đầy đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường trạm cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường ứng phó BĐKH.
- Địa điểm thực hiện: Trên phạm vi toàn tỉnh.
- Mục tiêu: Nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường cho nhân dân khu vực nông thôn chịu tác động của BĐKH.
- Nội dung chính: (i) xây dựng và nâng cấp hệ thống điện, đường, trạm cấp nước sạch và hố xí hợp vệ sinh cho nhân dân khu vực nông thôn chịu tác động của BĐKH; (ii) xây dựng trạm, hệ thống cung cấp nước sạch cho nhân dân tại khu vực bị xâm nhập mặn.
- Sản phẩm chính: Hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh cho khu vực nông thôn chịu tác động của BĐKH.
- Tổ chức thực hiện: Sở Xây dựng phối hợp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Kinh phí thực hiện: 100 tỷ VNĐ.
- Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh và nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương.
Dự án 9: Rà soát, nâng cấp, xây dựng công trình phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai cấp địa phương quản lý phù hợp với quy chuẩn thiết kế và đặc điểm thiên tai từng vùng nhằm ứng phó với BĐKH.