Nhận dạng những chiến lược thích ứng

Một phần của tài liệu tác động của biến đổi khí hậu và phân tích kinh tế một số chiến lược thích ứng tại tỉnh hậu giang (Trang 64)

Dựa vào các lý thuyết đã có về sự giảm thiểu và thích ứng với BĐKH, kết quả 3 cuộc thảo luận nhóm tập trung và dữ liệu điều tra hộ gia đình, tác giả đã nhận dạng được các chiến lược thích ứng của hộ gia đình và các chiến lược thích ứng cộng đồng với BĐKH. Từ kết quả đó, tác giả đã chọn 2 chiến lược thích ứng cấp thiết nhất để phân tích kinh tế trong nghiên cứu này bên cạnh xem xét quy hoạch tổng thể vùng ĐBSCL, QHSDĐ, và phù hợp với việc quy hoạch xây dựng mô hình nông thôn mới của địa phương.

Một là dự án: Hệ thống đê bao ngăn mặn Long Mỹ - Vị Thanh

Những năm qua chính quyền địa phương và nhân dân huy động mọi nguồn vốn khác nhau, đã góp công góp sức đầu tư xây dựng mới và nạo vét các kênh trục chính, kênh cấp II, kênh nội đồng nên mạng lưới kênh mương tưới tiêu tương đối hoàn chỉnh. Và hệ thống các đê bao xây dựng bằng đất sét đắp được đầu tư phát huy tác dụng ngăn mặn, giữ nước ngọt. Bên cạnh đó còn đầu tư các hệ thống cống hở, cống tròn. Các

cống hở được xây dựng ở đầu kênh cấp II, đối với hệ thống cống tròn được đầu tư ở các vị trí kênh rạch nội đồng nhỏ.

Đến nay, do tính cấp thiết phải xây dựng một hệ thống cống, đê ngăn mặn hoàn chỉnh không còn manh mún, nhỏ lẻ để ứng phó với những thay đổi thời tiết bất thường, lãnh đạo UBND tỉnh đã quyết tâm thực hiện dự án trọng điểm: Hệ thống đê bao ngăn mặn Long Mỹ - Vị Thanh. Tuyến đê bao ngăn mặn dài 135 km, có khả năng "ngọt hóa" triệt để cho tỉnh Hậu Giang. Hệ thống đê bao có điểm đầu từ kênh xáng Trà Ban, huyện Long Mỹ, điểm cuối là kênh Mới - Nhà máy đường, TP. Vị Thanh, đi qua địa phận của 11 xã thuộc 3 huyện, thị Long Mỹ, Vị Thủy và TP. Vị Thanh. Dự án sau khi hoàn thành sẽ góp phần ngăn mặn, nâng cao chất lượng nguồn nước cho dân cư trong vùng, phát triển trên 20.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm và thủy sản theo hướng ổn định và bền vững. Ngoài ra, dự án còn tạo ra một tuyến hành lang giao thông thủy, bộ liên hoàn trên địa bàn 3 huyện thuộc cực Nam của tỉnh, tạo thuận lợi cho việc giao thương, góp phần phục vụ an ninh quốc phòng cho địa phương và các tỉnh trong khu vực.

Hệ thống tuyến Đê bao Long Mỹ - Vị Thanh bao gồm các công trình:

a. Tuyến đê:

- Tuyến 1: dài 54 km bắt đầu từ rạch Trà Ban (huyện Long Mỹ) đi theo tuyến đê ngăn mặn hiện hữu  kênh Ranh giáp 2 tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang  chạy dọc theo tuyến kênh Ranh đến sông Nước Trong  ven theo sông Nước Trong đến kênh Xà Mão, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ.

- Tuyến 2: dài 41,8 km bắt đầu điểm giao kênh Mười Ba với kênh Nước Trong, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ  ven theo sông Nước Trong và sông Nước Đục  kết thúc tại điểm giao giữa kênh Mười Ba và sông Nước Đục.

- Tuyến 3: dài 38,2 km bắt đầu từ cầu Cái Tư, xã Hoả Tiến, TP. Vị Thanh  ven theo sông Cái Lớn và sông Nước Đục  kết thúc tại UBND xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thuỷ, như hình 3.7

Hình 3.6. Tuyến đê bao Long Mỹ - Vị Thanh

b. Các công trình dưới đê

- Cống tròn dưới đê gồm 2 dạng:

+ Dạng 1000L1 (là loại cống tròn lấy nước tưới tiêu nhưng không có cửa van, vị trí đặt cống trên các kênh rạch tưới tiêu, ngăn mặn khép kín chung cho cả khu vực, không có giá trị giao thông thủy).

+ Dạng 1000L2 (là loại cống tròn lấy nước tưới tiêu, có cửa van điều tiết nước, vị trí đặt cống trên các kênh rạch tưới tiêu, ngăn mặn khép kín chung cho cả khu vực, không có giá trị giao thông thủy).

- Cống hở bao gồm cống hiện hữu và xây mới thêm với kỹ thuật tim cầu giao thông trên cống cách mép bờ sông (hoặc kênh) tối thiểu 31m đối với cống có khẩu độ 4m và 38m đối với cống có khẩu độ 6m.

- Cầu giao thông.

Dự án hệ thống Đê bao Long Mỹ - Vị Thanh có tổng kinh phí là: 688.703.530.000 VNĐ.

Nguồn vốn: Trái phiếu Chính phủ.

Dự án có quy mô rất lớn được phân kỳ dự án thành 3 tiểu dự án, vì vậy tác giả xin giới thiệu trong đề tài tiểu dự án: Hệ thống ngăn mặn Nam kênh Xà No - tỉnh Hậu Giang.

Tiểu dự án thuộc phạm vi nghiên cứu xây dựng công trình nằm dọc theo Nam kênh Xà No bắt đầu từ kênh Mới (khu vực Nhà máy đường) đến kênh 8.000 (giáp ranh huyện Vị Thủy và Châu Thành A) với tổng diện tích xây dựng cống khoảng 4,7 ha.

Hệ thống Cống ngăn mặn Nam kênh Xà No ngăn chặn tình hình xâm nhập mặn, kết hợp giữ nước ngọt và phòng chống lũ; cải tạo đất, cải tạo môi trường cho các cánh đồng phía Nam kênh Xà No, với tổng diện tích khoảng 20.000 ha.

Mục tiêu dự án là (i) ngăn chặn tình hình xâm nhập mặn, kết hợp giữ nước ngọt và phòng chống lũ cho các cánh đồng phía Nam kênh Xà No; (ii) cải tạo đất, cải tạo môi trường; (iii) góp phần thúc đẩy phát triển nghề nông, lâm nghiệp (phát triển canh tác lúa, trồng cây ăn trái, các cây trồng công nghiệp khác như khóm, mía, …), tạo tiền đề phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho người dân địa phương.

Hai là dự án: Hồ nước ngọt tỉnh Hậu Giang

Hồ dự trữ nước ngọt nằm ở xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang thuộc trung tâm bán đảo Cà Mau, ĐBSCL với diện tích dự án là 100 ha, cung cấp nguồn nước ngọt cho sản xuất và dân sinh; thuộc lĩnh vực hạ tầng. Đây là một trong dự án trọng điểm đã được Chính phủ phê duyệt nguồn vốn thực hiện đầu tiên trong danh sách 24 dự án ứng phó với BĐKH.

Là khu vực có địa hình trũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều biển Đông và cả triều biển Tây, xét về tổng thể trên toàn đồng bằng - là vùng chịu tác động trực tiếp của nước biển dâng và mặn xâm nhập. Rõ nét nhất có thể nhận được là mực nước sẽ cao lên và mặn xâm nhập lấn sâu vào đất liền so với hiện nay gây khó khăn về nguồn nước có chất lượng tốt phục vụ sinh hoạt. Mục tiêu là xây dựng hệ thống cấp nước sạch hoàn chỉnh về lượng và chất cho TP. Vị Thanh và vùng phụ cận nhằm cải thiện điều kiện sống, sức khỏe của người dân, từng bước đưa TP. Vị Thanh thành trung tâm chính trị và kinh tế của tỉnh Hậu Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung.

Hình 3.8. Vị trí vùng xây dựng hồ nước ngọt 3.6. Đánh giá hiệu quả và chi phí của các chiến lược thích ứng

Phân tích hiệu quả chi phí (CEA) được thực hiện trong nghiên cứu này để đánh giá hiệu quả kinh tế các chiến lược thích ứng với BĐKH. Đồng thời nó giúp ta chọn ra chiến lược nào ưu tiên phải thực hiện trước trong điều kiện hạn chế về nguồn lực và tài chính. Đánh giá hiệu quả và chi phí của hai chiến lược thích ứng này được thực hiện từ góc độ địa phương. Các tác nhân bao gồm trong nghiên cứu là nông dân, hộ gia đình, đơn vị kinh doanh trong vùng bị thiệt hại do tác động của BĐKH cũng như chính quyền tỉnh Hậu Giang.

Hiệu quả (outcomes) của ba chiến lược thích ứng trong nghiên cứu này là số hộ gia đình (households) được hưởng lợi. Trong khi đó, chi phí bao gồm chi phí tư vấn, chi phí lập dự án, quản lý dự án, chi phí máy móc thiết bị, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, trượt giá do lạm phát và chi phí khác. Vòng đời trung bình của 2 dự án là 49 năm, trong mỗi năm có chi phí đầu tư và chi phí hoạt động khác nhau. Vì vậy để phân tích hiệu quả chi phí của các chiến lược thích ứng trên, phương trình 1.1 (chương 1) được tác giả sử dụng tính tổng chi phí của dự án.

Lãi suất chiết khấu để tính tỷ số hiệu quả chi phí (CE Ratio) đã được quyết định. Trong phân tích kinh tế, có hai mức lãi suất thường được các nhà phân tích chọn và một mức lãi suất thứ 3 thỉnh thoảng được đề nghị. Một là chi phí cơ hội của vốn. Mặc dù về mặt lý thuyết mức lãi suất này rất tốt, nhưng nó rất khó khăn để áp dụng trong thực tế. Ở hầu hết các nước phát triển, nó được áp dụng ở mức từ 8 - 15%. Lựa chọn phổ biến là 12% (Gittinger 1992). Mức lãi suất chiết khấu thứ hai là mức lãi suất mà quốc gia phải trả cho những khoản vay tài chính để thực hiện dự án. Điều này phổ biến khi các quốc gia vay tiền từ nước ngoài để tài trợ cho những dự án đầu tư. Trong trường hợp này, WB đề nghị áp dụng mức từ 3 - 8% (Gittinger 1992). Mức lãi suất chiết khấu thứ ba cũng có khi được sử dụng là lãi suất thời gian ưu đãi xã hội (the social time preference rate) hoặc lãi suất chiết khấu xã hội (social discount rate SDR). Chúng ta thường cảm thấy rằng dự án xã hội có thời gian dài hơn vì vậy lãi suất chiết khấu của nó sẽ thấp hơn. Điều này giải thích rằng một mức lãi suất thấp hơn sẽ được áp dụng cho những dự án công cộng so với những dự án tư nhân (Boardman et al. 2006).

Để tính NPV các chiến lược thích ứng với nước biển dâng ở tỉnh Nam Kalimantan, Indonesia, Saidy và Yusuf Azis (2009) đã áp dụng ba mức lãi suất chiết khấu khác nhau (8%, 10% và 16%). Với nghiên cứu này vốn đầu tư cho hai dự án là tiền ngân sách và vốn ODA, vì vậy theo như lý thuyết trên tác giả chọn mức lãi suất chiết khấu là 10%. Hai chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu tại Hậu Giang được nêu trên là hoàn toàn độc lập nhau. Vì vậy, tác giả sử dụng tỷ số hiệu quả chi phí (CE Ratio) để đánh giá, xếp hạng ưu tiên hai dự án đó. Cũng từ phương trình 1.2 (chương 1) Nikhil (2008) đã vận dụng để tính CER cho dự án cung cấp nước sạch cho cộng đồng tại Bangladesh như sau:

(pt 3.1)

Trong nghiên cứu này, để phân tích hiệu quả chi phí tác giả đã vận dụng phương trình 1.2 và phương trình 3.1 để đề xuất phương trình tính toán CER các chiến lược thích ứng như sau:

(pt 3.2)

Chi phí của sự can thiệp

CER =

Lợi ích sức khỏe tạo ra (tuổi thọ - năm sống)

Chi phí của chiến lược thích ứng

CER =

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả thảo luận nhóm tập trung (Focus Group Discussions FGDs) 4.1.1. Thảo luận nhóm tập trung thứ nhất 4.1.1. Thảo luận nhóm tập trung thứ nhất

4.1.1.1 FGD thứ nhất đã thu thập được các thông tin và nhận định sau đây vùng bị tác động của BĐKH nặng nề nhất

FGD đầu tiên cho thấy ở tỉnh Hậu Giang đặc biệt huyện Long Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của BĐKH và nước biển dâng. Theo kịch bản B2 (kịch bản BĐKH tại Hậu Giang 2011) đến năm 2050, nước biển dâng 30 cm, thì diện tích tự nhiên huyện Long Mỹ bị ngập 16,23% (60,27 km2), so với TP. Vị Thanh là 15,61% (60,01 km2) và huyện Phụng Hiệp là 14,32% (47,43 km2); diện tích lúa bị ngập là 7,8% (23,19 km2) trên tổng diện tích lúa toàn tỉnh.

Nước biển dâng cũng là nguyên nhân làm gia tăng hiện tượng xâm nhập mặn ở Hậu Giang. Tình hình xâm nhập mặn chiếm hầu hết diện tích khu vực tam giác Long Mỹ (Hậu Giang) - Hồng Dân (Bạc Liêu) - Vĩnh Tuy (Kiên Giang), tài nguyên nước ngầm khu vực này có chất lượng, trữ lượng kém, hoạt động phèn tiềm tàng. Khu vực nghiên cứu phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất và phát triển nông nghiệp, hiện nay người dân của khu vực nghiên cứu đều sử dụng nước từ các giếng khoan phục vụ sinh hoạt. Tài nguyên nước ngầm được người dân sử dụng thông qua hệ thống giếng khoan lắp bơm tay do UNICEF chính thức tài trợ Chương trình nước sạch nông thôn cho Việt Nam - cuối năm 1982 bắt đầu thử nghiệm tại vùng kinh tế mới Minh Hải, Kiên Giang và Long An; đến năm 2005, UNICEF đã hỗ trợ xây dựng giếng khoan lắp bơm tay cho hơn 607 xã nông thôn trong đó có vùng nghiên cứu được phủ khá rộng. Hiện nay, UNICEF, WB và Chính phủ Việt Nam phối hợp tiếp tục triển khai chương trình Chiến lược Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do Ngân hàng Chính sách huyện thực hiện chương trình cho vay 4 triệu VNĐ/công trình/hộ gia đình lãi suất hiện nay 0,9%/tháng với thời hạn cho vay tối đa không quá 60 tháng.

BĐKH dẫn đến nguy cơ mất an ninh lương thực, do mất một phần đáng kể diện tích đất trồng trọt vì bị ngập nước và xâm nhập mặn. Trong khi đó hoạt động nông nghiệp ở Hậu Giang chiếm khoảng 87% giá trị sản xuất của khu vực I, khi diện tích

đất trồng lúa bị giảm đồng nghĩa với việc cơ cấu ngành bị giảm và làm chậm tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp dưới 3%/năm. Đe dọa đến nền an ninh lương thực và bình ổn giá tiêu dùng lương thực của người tiêu dùng vốn dĩ khó khăn sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong cuốc suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay. Người dân sống bằng nghề nông nên khi diện tích gieo trồng bị co hẹp, năng suất lúa không ổn định, chất lượng không đảm bảo theo quy chuẩn sẽ chịu nhiều thiệt thòi khi thương lượng giá cả với thương lái và chủ vựa, bên cạnh việc chi trả tất cả các chi phí thì mỗi vụ lúa thu lại chỉ dần lùi về số 0. Vì vậy, mỗi vụ người làm ruộng tích trữ lúa chà gạo làm lương thực hàng ngày tiêu dùng và trao đổi theo cách quy ước hàng đổi hàng, lúa gạo đổi thức ăn không mua bằng tiền và là nguy cơ làm giảm đáng kể nguồn thu ngân sách của tỉnh. Ngoài ra, việc xâm nhập mặn và BĐKH cũng tác động xấu đến thương hiệu các cây ăn trái ở Hậu Giang như quýt đường Long Trị, khóm Cầu Đúc, cam sành Phú Hữu.

Nguyên nhân khách quan đặc biệt làm gia tăng xu hướng hiện tượng thời tiết cực đoan xuất phát từ chiến lược quy hoạch của các nước láng giềng nằm ở vùng thượng lưu sông Mê Kông như Lào, Campuchia đã cho xây dựng hệ thống đập thủy điện phục vụ lợi ích quốc gia nhưng không tính đến lợi ích vùng hạ lưu sông. Hệ quả là làm cho lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ về sông Cửu Long trước khi đổ ra biển không còn ổn định như trước. Mùa mưa thì lượng nước xả quá nhiều cùng với hiện tượng mưa dầm kéo dài nhiều ngày gặp địa hình vùng trũng dạng lòng chảo – đặc điểm địa hình tỉnh Hậu Giang nên không tiêu thoát nước dẫn đến tình trạng ngập úng, chậm thoát lũ. Mùa khô còn gọi là mùa nước kiệt, lượng nước bị bốc hơi nhanh, gió Tây Nam phối hợp với dòng triều biển Tây mang theo dòng nước mặn lấn sâu vào nội đồng theo các con sông chính chảy vào gây nên hiện tượng xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng khi mùa nước kiệt kéo dài, làm thiệt hại nặng nề cho canh tác lúa vụ Hè Thu, khó gieo cấy vụ Đông Xuân vì sự sinh trưởng cây lúa chỉ chịu ở ngưỡng mặn 4‰. Trong khi đó, người dân canh tác nuôi trồng thủy sản – chủ yếu nuôi tôm sú sẽ kém hiệu quả, đạt năng suất thấp nếu độ mặn chưa đủ ngưỡng mặn hoặc vượt qua ngưỡng mặn cho phép. Bên cạnh đó hiện tượng phèn hóa xảy ra nhanh hơn làm tăng độ pH trong đất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lịch trình sản xuất, làm giảm năng suất sản lượng và chất lượng hạt gạo của thương hiệu lúa.

4.1.1.2 Chương trình hành động để giảm thiểu tác động của BĐKH ở tỉnh Hậu Giang

Trên cơ sở Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với

Một phần của tài liệu tác động của biến đổi khí hậu và phân tích kinh tế một số chiến lược thích ứng tại tỉnh hậu giang (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)