Sử dụng các bản đồ “Ảnh hưởng xâm nhập mặn đến dân cư” trong ba trường hợp: - Trường hợp 1: Mực nước biển dâng 0 cm và HTSDĐ 2010.
- Trường hợp 2: Mực nước biển dâng 30 cm và HTSDĐ 2010, QHSDĐ 2020. - Trường hợp 3: Mực nước biển dâng 75 cm và HTSDĐ 2010, QHSDĐ 2020.
Hình 4.1. Bản đồ xâm nhập mặn tỉnh Hậu Giang
Trong mỗi trường hợp, có thể so sánh được mức độ ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến dân số với điều kiện sử dụng đất khác nhau. Dữ liệu thể hiện sự ảnh hưởng đến các yếu tố với các phân vùng mặn khác nhau. Bản đồ thể hiện ảnh hưởng xâm nhập mặn trong trường hợp 1 - mực nước biển dâng 0 cm, là các bản đồ cơ sở, dùng để so sánh với các bản đồ thể hiện ảnh hưởng xâm nhập mặn trong tương lai (trường hợp mực nước biển dâng 30 cm và 75 cm).
Các bản đồ ảnh hưởng xâm nhập mặn đến dân cư và ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp trồng lúa trong hai trường hợp:
- Mực nước biển dâng 30 cm và mô hình HTSDĐ 2010, QHSDĐ 2020. - Mực nước biển dâng 75 cm và mô hình HTSDĐ 2010, QHSDĐ 2020.
Nhằm so sánh được mức độ ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến dân cư và tình hình sản xuất lúa ở mỗi trường hợp xâm nhập mặn ứng với từng mô hình sử dụng đất khác nhau.
Các bản đồ tổng hợp nhằm giúp người xem thấy được ảnh hưởng tổng quát của xâm nhập mặn đến dân cư và sản xuất lúa; bên cạnh đó cũng có thể đánh giá xem việc thực hiện QHSDĐ 2020 sẽ có tác động theo chiều hướng nào đối với những ảnh hưởng này.