Đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu tác động của biến đổi khí hậu và phân tích kinh tế một số chiến lược thích ứng tại tỉnh hậu giang (Trang 49)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (VA) bình quân 5 năm dự kiến đạt 12,44%/năm; trong đó khu vực I tăng 4,07%/năm, khu vực II tăng 16,85%/năm, khu vực III tăng 18,84%/năm. Mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015 định hướng đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân là 14 - 15%/năm. Trong đó, khu vực I tăng 5-5,5%/năm, khu vực II tăng 17,5 - 18%/năm, khu vực III tăng 18,0-18,5%/năm. Cơ cấu ngành kinh tế đến cuối năm 2010 tiếp tục chuyển dịch đúng hướng tăng tỷ trọng khu vực II, III và giảm tương đối tỷ trọng ở khu vực I. Tỷ trọng khu vực I là 34,06%, tỷ trọng khu vực II là 30,52%, tỷ trọng khu vực III là 35,42%. Theo chính sách kinh tế định hướng của tỉnh Hậu Giang trong 5 năm tới thì cơ cấu ngành kinh tế đến cuối năm 2015: tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực II, III; giảm tương đối tỷ trọng khu vực I. Như vậy tỷ trọng khu vực I chỉ dao động ở mức 22 - 23%; tăng tỷ trọng khu vực II và III lần lượt là 35 - 36% và 42 - 43%.

Bảng 2.8. Tốc độ phát triển GDP 5 năm từ 2007 - 2011 (Giá so sánh)

Đơn vị: Tỷ VNĐ

2007 2008 2009 2010 2011

Khu vực I 96,28 111,14 104,06 104,01 105,30

Khu vực II 128,91 110,73 113,84 116,66 117,10

Khu vực III 116,64 118,98 121,82 117,67 119,04

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2011

Ví dụ điển hình của tổng thu nhập ngành nông nghiệp, đây là ngành chủ lực nên lực lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế nông - lâm nghiệp là 281.343 người chiếm 65,75% phân theo ngành kinh tế. Thu nhập bình quân một người một tháng của hộ gia đình phân theo nguồn thu là 1.324.000 VNĐ. Chi tiêu bình quân một người một tháng là 1.142.000 VNĐ. Lao động làm việc trong các ngành kinh tế nông -

lâm nghiệp chiếm 65,75% phân theo ngành kinh tế đã tạo ra giá trị sản lượng nông nghiệp (2011) là 11.573.962 triệu VNĐ, trong đó 83,30% là từ giá trị nông nghiệp trồng trọt. Như vậy, có thể hình dung được rằng, dân cư nơi đây chủ yếu dựa vào đất nông nghiệp để trồng trọt và nguồn thu nhập từ các sản phẩm nông nghiệp là chính yếu. Với diện tích sử dụng đất cho nông nghiệp là 140.457 ha (chiếm 87,65% diện tích tự nhiên).

C¬ cÊu GDP 2007 - 2011

28.61

29.72

41.67

Khu vùc I/1st sector Khu Vùc II/2nd sector Khu vùc III/3nd sector

Hình 2.3. Tổng thu nhập của ngành nông nghiệp năm 2010 theo giá hiện tại phân theo lĩnh vực và theo huyện (triệu VNĐ).

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2011

Tiềm năng kinh tế của Hậu Giang khá phong phú và đa dạng, nông nghiệp hiện đang và sẽ là thế mạnh hàng đầu, giữ vị trí quan trọng trong sự thúc đẩy phát triển nền kinh tế của tỉnh, tham gia đồng thời với cả nước về an ninh lương thực và tổ chức thành công Festival Lúa gạo lần thứ nhất 2009, đánh dấu bước ngoặc về sự cổ vũ tinh thần vinh danh nghề trồng lúa của bà con nông dân trong việc tích lũy và xuất khẩu gạo. Ngoài lúa tỉnh còn có nhiều mặt hàng nông sản chủ lực khác như: mía, cây ăn trái, thủy sản nước ngọt, nước lợ, nước mặn…Hiện nay, tỉnh đang đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là mạng lưới giao thông thủy bộ, điện, thủy lợi, các công trình văn hóa xã hội, nhằm tạo điều kiện thúc đẩy phát triển công nghiệp - dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới.

Bên cạnh đó, Hậu Giang là một tỉnh mới được chia tách, nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, hạ tầng kỹ thuật thiếu thốn trước sức ép đa chiều của các tiêu chuẩn và tiêu chí về nông thôn mới đã ảnh hướng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, sự bù đắp vào lỗ hỏng cơ sở kỹ thuật đòi hỏi những nỗ lực rất lớn từ chính quyền và nhân dân địa phương trong việc xây dựng, phát triển tỉnh Hậu Giang trong thập niên tới.

Lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là chính yếu bên cạnh đó để tăng thêm thu nhập trong thời gian nhàn rỗi họ đi làm thuê tự do theo mùa vụ chủ yếu cắt lúa mướn, đan lá dừa, đan lục bình; công nhân xây dựng, buôn bán nhỏ và sửa chữa xe máy, may thủ công gia đình, làm móng chăm sóc tóc và xuất hiện thêm lực lượng lao động tự do mới là: bán vé số, chạy xe ôm, phụ việc nhà theo giờ. Theo tình hình thực tế hiện nay, nguồn lao động trẻ đã và đang bị tác động ngược của sức hút việc làm và tiền lương ở các thành phố lớn nên một bộ phận nằm trong độ tuổi thanh thiếu niên di chuyển lên các TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ tìm cơ hội việc làm, xuất khẩu lao động tại thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia... Số người ở lại là những người già cả quá tuổi lao động hoặc mất sức lao động và các em nhỏ đang tuổi đi học. Bên cạnh đó, hiện tượng kết hôn với người nước ngoài đang là vấn đề nóng trong yếu tố di cư mà hệ quả để lại vẫn còn đang tranh cãi là nguồn ngoại hối và nguồn lực lao động trẻ trở nên ngày càng khan hiếm tại khu vực nông thôn - nơi cần lực lượng trẻ, có sức khỏe để lao động sản xuất, canh tác nông nghiệp.

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này dựa trên các lý thuyết về BĐKH trên toàn cầu, các tài liệu phỏng đoán về khí hậu trong tương lai và những tác động thực tế của BĐKH đối với tất cả các ngành, các lĩnh vực và đời sống của cộng đồng dân cư ở Hậu Giang.

Những phương pháp nghiên cứu khác nhau sẽ có thế mạnh khác nhau. Vì vậy thật hợp lý để kết luận rằng việc kết hợp nhiều phương pháp sẽ tạo ra thông tin toàn diện hơn so với việc chỉ sử dụng một phương pháp đơn thuần (Morgan 2006; Denzin và Lincoln 2005). Thật ý nghĩa để kết hợp các kết quả của nhiều nguồn tư liệu nhằm tăng thêm giá trị cho nghiên cứu và không thể tránh khỏi những thiếu sót liên quan đến nghiên cứu nếu chỉ sử dụng một phương pháp duy nhất (Jick 1979). Vì vậy, để tăng mức độ chính xác và tính thuyết phục của các kết quả trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng 5 phương pháp nghiên cứu khác nhau: (i) Ứng dụng GIS thực hiện chức năng chồng lớp dữ liệu, phân tích không gian để tính toán và lập bản đồ các trường hợp xâm nhập mặn tỉnh Hậu Giang (hình 3.1); (iii) Thảo luận nhóm tập trung (Focus Group Discussions); (iv) Đánh giá tổn thương có sự tham gia và dựa vào cộng đồng (Community Based and Participatory Vulnerability Assessment); (v) Điều tra phân tích hộ gia đình (Household Analysis); (vi) Sử dụng phân tích hiệu quả - chi phí (CEA) để đánh giá, lựa chọn các chiến lược thích ứng.

Một phần của tài liệu tác động của biến đổi khí hậu và phân tích kinh tế một số chiến lược thích ứng tại tỉnh hậu giang (Trang 49)