Thảo luận nhóm tập trung thứ ba

Một phần của tài liệu tác động của biến đổi khí hậu và phân tích kinh tế một số chiến lược thích ứng tại tỉnh hậu giang (Trang 84)

Trong quá trình thảo luận, tác giả rút ra được: người dân đã có nhận thức ban đầu về BĐKH và nước biển dâng; có những hành động để ứng phó với BĐKH và nước biển dâng của nông dân như sau:

- Thay đổi lịch mùa vụ nuôi - điển hình tại khu vực bị ảnh hưởng xâm nhặp mặn người dân canh tác được 1 vụ lúa và 1 vụ tôm/năm (chủ yếu khu vực ngoài đê ngăn mặn). Một vụ lúa/năm được gọi là vụ lúa mùa thông thường bắt đầu vụ khoảng tháng 8 - 9 âm lịch và thu hoạch vào tháng 11 - 12 âm lịch sau đó người nông dân canh

tác đất nuôi vụ tôm kịp đợt nước mặn về tháng 1 - 2 âm lịch. Vùng ít bị ảnh hưởng xâm nhập mặn người dân trồng được 2 vụ lúa/năm là vụ Đông Xuân và Hè Thu, riêng vụ Thu Đông do không đạt năng suất như mong muốn bởi vì thời điểm gieo sạ trùng với thời điểm mưa nhiều và liên tục kết hợp triều cường dâng làm ngập úng giống.

- Thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi vùng bị nhiễm mặn đã được chính quyền địa phương rất chú trọng, những vùng đất bị xâm nhập mặn hoạt động xuống dưới tầng nước ngầm nên không trồng được cây lúa chỉ canh tác được cây công nghiệp như: mía, khóm, dừa. UBND tỉnh Hậu Giang cũ đã ban hành Quyết định số 91/QĐ.UBT.78 ngày 21 tháng 12 năm 1978 thành lập nông trường khóm và được giao về Công ty Mía đường Cần Thơ (CASUCO) sau đó thành lập thêm hệ thống nghiên cứu mía (nông trường mía) với diện tích 326,11 ha. Riêng khu nông ngư trước đây do Sư đoàn 4 Quân khu 9 quản lý cũng được giao về cho Công ty Mía đường CASUCO trước khi thành lập tỉnh Hậu Giang (năm 2000) và đổi tên thành nông trường dừa. Năm 2000, do chiến lược phát triển giống cây trồng vật nuôi cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế mới, UBND tỉnh Cần Thơ bàn giao 3 nông trường khóm - mía - dừa về một đơn vị chủ quản là Công ty Mía đường CASUCO. Với những chiến lược khoán đất và giao giống cây trồng cho 214 hộ dân thuê canh tác. Nhằm ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp đặc biệt chú trọng công nghệ sinh học đa dạng hóa giống cây trồng vật nuôi thích hợp cho vùng đất nhiễm mặn nói riêng và phát triển giống cây trồng vật nuôi cung cấp cho toàn tỉnh và các vùng lân cận, UBND tỉnh Hậu Giang đã được Chính phủ chấp thuận cho thu hồi khu đất trên và cải tạo lại thành nông trường mía - khóm - dừa thành “Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao huyện Long Mỹ” theo Quyết định số 1256/QĐ-UBND ngày 04 tháng 6 năm 2010.

- Với chiến lược ứng phó với BĐKH bằng biện pháp nâng nền nhà cao khi xây dựng để tránh bị lũ/lụt ngập nước, với vùng bị ảnh hưởng triều cường đã được UBND tỉnh hỗ trợ xây khu, cụm, tuyến dân cư vượt lũ với các dự án đã và đang thực hiện theo nguồn vốn đối ứng của địa phương bao gồm các khu, cụm, tuyến dân cư vượt lũ bao gồm: Khu dân cư vượt lũ Cái Côn, cụm dân cư vùng ngập lũ xã Tân Hòa (giai đoạn 1 - Lô B), cụm dân cư vượt lũ Tân Hòa (giai đoạn 2 - Lô A), cụm dân cư vượt lũ xã Nhơn Nghĩa A, tuyến dân cư vượt lũ Tân Thuận, tuyến dân cư vượt lũ xã Trường Long A (2 giai đoạn), cụm dân cư vượt lũ xã Phú Hữu A, cụm dân cư vượt lũ thị trấn Ngã Sáu, cụm dân cư vượt lũ xã Phú Hữu, cụm dân cư vượt lũ ấp Cầu Xáng, cụm dân cư vượt lũ

thị trấn Cây Dương, cụm dân cư vượt lũ xã Vị Thắng, cụm dân cư vượt lũ xã Vị Thanh, cụm dân cư vượt lũ xã Vị Đông…

- Để giảm thiểu tác động của mực nước biển dâng, xâm nhập mặn, người dân đã nâng bờ ao nuôi.

Một phần của tài liệu tác động của biến đổi khí hậu và phân tích kinh tế một số chiến lược thích ứng tại tỉnh hậu giang (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)