Cơ chế đối phó hộ gia đình (Household Coping Mechanism)

Một phần của tài liệu tác động của biến đổi khí hậu và phân tích kinh tế một số chiến lược thích ứng tại tỉnh hậu giang (Trang 116)

4.8.2.1. Cơ chế đối phó với bão/lũ lụt

Hậu Giang có vị trí trung tâm bán đảo Cà Mau, không giáp biển nên rất ít khi gặp bão/lũ lụt nên người dân rất chủ quan. Vì vậy, trước khi bão/lũ lụt xảy ra, có rất ít hộ gia đình chuẩn bị để đối phó mặc dù họ đã nhận được cảnh báo sớm từ chính quyền địa phương. Do đó, khi được hỏi “Anh chị đã làm gì để đối phó trước khi bão/lũ lụt xảy ra?” có đến 46% hộ gia đình trả lời rằng sẽ “Thực hiện những gia cố giúp căn nhà có thể chống chịu tốt hơn với bão/lũ lụt” và ước tính số tiền hơn 1 tỉ VNĐ. Cho thấy đây là cách đơn giản, dễ thực hiện và tốn ít chi phí hơn so với các biện pháp khác vì ảnh hưởng bão/lũ lụt không nhiều, cũng không gây thiệt hại lớn về tài sản. Có 47 hộ gia đình trả lời rằng “Trồng cây xung quanh để bảo vệ tài sản” và 45 hộ gia đình nói rằng sẽ tăng cường bảo vệ các ao/lồng cá. Trên đây là 3 phương pháp được lựa chọn nhiều nhất để đối phó với bão/lũ lụt của người dân.

Bảng 4.24. Cơ chế đối phó trước khi bão/lũ lụt xảy ra

Hoạt động Số hộ

gia đình Số tiền Thực hiện những gia cố giúp căn nhà có thể chống chịu tốt

hơn với bão/lũ lụt 8 1.386.410.000

Di chuyển tới nơi an toàn 6 23.510.000

Đào kênh 3 5.000.000

Trồng cây xung quanh để bảo vệ tài sản 47 106.810.000

Thu hoạch mùa vụ lúa hoặc cá sớm 7 10.992.000

Thay đổi phương pháp canh tác phù hợp với lũ 0 0

Mua bảo hiểm nông nghiệp 0 0

Tăng cường bảo vệ các ao/lồng cá 45 16.680.000

Di chuyển thiết bị nuôi trồng đến nơi an toàn 1 500.000

Tham gia tiết kiệm tín dụng nhóm/hợp tác xã 1 500.000

Thay đổi các phương tiện khác để tạo ra thu nhập bổ sung 5 17.200.000

Những hành động khác (chỉ rõ) 2 1.500.000

Sau khi hỏi những câu hỏi về cơ chế đối phó trước khi bão/lũ lụt xảy ra, những điều tra viên tiếp tục hỏi về những cơ chế đối phó trong và ngay sau khi bão/lũ lụt xảy ra. Kết quả được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.25. Cơ chế đối phó trong và ngay sau khi bão/lũ lụt xảy ra

Hoạt động Số hộ gia đình Chi phí trung bình Tổng (VNĐ) Tiến hành sửa chữa/gia cố để căn nhà có thể

chống chịu tốt hơn với lũ lụt và mưa bão/lũ lụt 128 1.492.656 191.060.000

Di chuyển tới nơi an toàn 6 7.666.667 46.000.000

Đào kênh 3 580.000 1.740.000

Trồng cây dọc theo bề ngoài để bảo vệ tài sản 16 850.000 13.600.000

Sửa chữa lại trang trại 1 3.000.000 3.000.000

Thay thế các lồng cá 0 0 0

Thay đổi vật nuôi 0 0 0

Mua bảo hiểm nông nghiệp 0 0 0

Tăng cường bảo vệ các ao/lồng cá 1 450.000 450.000

Tham gia tiết kiệm tín dụng nhóm/hợp tác xã 2 1.450.000 2.900.000 Thay đổi các phương tiện khác để tạo ra

thu nhập bổ sung 6 3.650.000 21.900.000

Rút tiền tiết kiệm để thực hiện sửa chữa,

ứng phó với phí bổ sung 0 0 0

Vay tiền để đối phó với những mất mát

trong thu nhập và thiệt hại 19 15.052.632 286.000.000

Có đến 60% ưu tiên chọn phương pháp sửa chữa nhà, nguyên nhân là vì khi bão/lũ lụt xảy ra, thiệt hại về nhà cửa vẫn nặng nề nhất, ước tính chi trả là 191.060.000 VNĐ. Do có nhiều hộ khó khăn nên có đến 8% chọn cách vay tiền để đối phó với những mất mát trong thu nhập và thiệt hại, tổng chi phí là 286.000.000 VNĐ. Nguồn vốn vay tại khu vực điều tra chủ yếu từ nguồn hỗ trợ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách huyện không tính lãi suất trong 1 năm hoàn vốn, sau một năm chiết tính 1,25% trên tổng tiền vay được khống chế dưới 5 triệu VNĐ/hộ gia đình có nhu cầu vay. Nhìn chung các biện pháp đối phó với bão/lũ lụt của người dân trước và trong khi xảy ra không có nhiều thay đổi, do đây là những biện pháp thiết thực nhất để người dân tự bảo vệ bản thân và tài sản trước thiên tai xảy ra.

Tóm lại, người dân khu vực nghiên cứu còn thụ động trong việc ứng phó khi xảy ra bão/lũ lụt. Nếu có xảy ra bão/ lũ lụt họ quan tâm tới việc gia cố nhà cửa kiên cố hơn, mà không chọn giải pháp tham gia bảo hiểm nông nghiệp và thay đổi phương pháp canh tác phù hợp với bão/lũ, điều đó chứng tỏ họ còn nặng vào việc trông chờ các chính sách thích ứng BĐKH từ chính quyền địa phương.

4.8.2.2. Cơ chế đối phó với xâm nhập mặn

Những hoạt động được hộ gia đình thực hiện áp dụng để đối phó với hiện tượng xâm nhập mặn gây ra như sau:

Bảng 4.26. Cơ chế đối phó với xâm nhập mặn trong tương lai

Hoạt động Số hộ gia đình Chi phí trung bình Tổng (VNĐ) Sử dụng nước mưa như một nguồn

nước thay thế để uống 183 1.997.240 365.495.000

Khai thác từ những nguồn nước khác

nhau 21 2.115.714 44.430.000

Xử lý nước 5 872.000 4.360.000

Bơm nước ngọt vào ao/cánh đồng lúa/kênh

để giảm thiểu độ mặn của nước 10 2.187.000 21.870.000 Chuyển đổi những giống gia súc, gia cầm

hoặc cây trồng thích ứng cao hơn với nước mặn

0 0 0

Những cách khác (chỉ rõ) 38 7.581.579 288.100.000

Thu hứng nước và sử dụng nước mưa là biện pháp được lựa chọn nhiều nhất, do chi phí không cao lắm, mức trung bình là 1.997.240 VNĐ/hộ gia đình, khi đầu tư một lần thì có thể sử dụng trong nhiều năm sau đó mà không cần phải tốn thêm bất kì chi phí nào khác. Trong khi đó, lượng nước mưa thu hứng cũng có giới hạn nên có nhiều hộ chọn phương pháp lâu dài hơn là “khai thác từ những nguồn nước khác nhau” và có 9% sử dụng biện pháp trên. Ngoài việc sử dụng nước ngọt để sinh hoạt, có 5% xem việc “bơm nước ngọt vào ao/cánh đồng lúa/kênh để giảm thiểu độ mặn của nước” là cách đối phó với xâm nhập mặn để bảo đảm nguồn thu nhập của gia đình không bị thiệt hại đáng kể. Tất cả tổng chi phí là 724.255.000 VNĐ, cũng là một con số đáng quan tâm, cho thấy vấn đề xâm nhập mặn cũng khá nghiêm trọng và có tác động mạnh đến đời sống sinh hoạt và thu nhập người dân.

Một phần của tài liệu tác động của biến đổi khí hậu và phân tích kinh tế một số chiến lược thích ứng tại tỉnh hậu giang (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)