Trước khi lập bảng hỏi về những chiến lược thích ứng hộ gia đình để giảm thiểu những tác động của bão/lũ lụt, xâm nhập mặn và nước biển dâng những điều tra viên giải thích cặn kẽ những ảnh hưởng tiềm năng của những hiện tượng này lên sinh kế của người dân và đưa ra những bối cảnh BĐKH tác động đến con người và thiên nhiên trong khu vực nghiên cứu và những ước tính toán mức thiệt hại những sự ảnh hưởng đó.
4.8.3.1. Chiến lược thích ứng của hộ gia đình với bão/lũ lụt
Mỗi lựa chọn thích ứng của hộ gia đình đối với bão/lũ lụt là khác nhau, vì mỗi hộ gia đình có sự lựa chọn riêng, thích hợp với từng hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế. Chính vì vậy, bảng 4.28 cho thấy sự ưu tiên của mỗi gia đình đối với những lựa chọn thích ứng theo mức độ quan trọng. “Gia cố nhà cửa để chống chịu tốt hơn” và “đào kênh để thoát lũ” được nhiều hộ lựa chọn nhất như những biện pháp phù hợp một khi có bão/lũ lụt xảy ra. Do đặc thù khu vực nông thôn, nên đa số nhà xây dạng cấp 4, vật liệu chủ yếu được sử dụng kết hợp với nhau giữa vật liệu nhẹ (tre, lá, bạt ni long, vải, mốp xốp…) và vật liệu bền vững (tole, bêtong, ngói, gạch…), nền đắp không cao so với nền đất. Bên cạnh đó, có 6,5% lựa chọn “tham gia vào các dự án/hoạt động cộng đồng để đối phó với bão/lũ lụt” là sự thích ứng quan trọng nhất trong khi có đến 32,5% xếp nó vào vị trí thứ 5. Lựa chọn “chuẩn bị thức ăn” (17 hộ) và “di dời vĩnh viễn” (19 hộ) có rất ít hộ quan tâm vì chỉ phù hợp khi có bão/lũ lụt lớn xảy ra, gây thiệt hại nặng nề, đồng
thời điều đó cũng chỉ ra rằng quan niệm tập quán sinh sống của cha ông “an cư lạc nghiệp” vẫn còn giá trị đến ngày nay. “Tham gia bảo hiểm” có nhiều hộ quan tâm (111 hộ) nhưng chỉ có 5 hộ xếp vào vị trí thích ứng quan trọng nhất. Hiện nay, con người phải đối mặt với nhiều rủi ro, bệnh tật trong cuộc sống nên họ quan tâm đến các loại bảo hiểm, họ mong muốn tiếp cận với nó; tuy nhiên ứng với từng mục đích sử dụng và thu nhập thì họ không có khả năng liệt kê phí mua bảo hiểm vào danh sách chi tiêu gia đình, vì đó là món xa xỉ với người nông thôn – khu vực nghiên cứu. Họ chủ yếu sử dụng các bảo hiểm thông dụng như: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm học sinh – sinh, viên bảo hiểm hỗ trợ cho người già, người tàn tật hay các cựu chiến binh…và đặc điểm chung của các loại bảo hiểm trên là dạng cấp miễn phí cho những hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách hoặc thuộc diện được cấp miễn phí… hoặc các dạng hỗ trợ khác. Có 97 hộ quan tâm đến lựa chọn “Tiết kiệm cá nhân để chuẩn bị khi có bão/lũ lụt trong tương lai” nhưng chỉ có 1 hộ chọn là vị trí thích ứng đầu tiên do bão/lũ lụt ít khi xảy trong khi mức sống của người dân khá thấp nên việc tiết kiệm phòng khi có bão/lũ lụt có ít hộ nghĩ đến đầu tiên nhưng để thực hiện là một khoảng cách không phải ngắn.
Bảng 4.27. Xếp hạng các sự lựa chọn thích ứng của hộ gia đình với bão/lũ lụt Số người trả lời trên mỗi thứ tự
xếp hạng Lựa chọn thích ứng
1 2 3 4 5 Tổng
Di dời vĩnh viễn 9 3 1 1 5 19
Gia cố nhà cửa để chống chịu tốt hơn 74 20 35 31 4 164
Đào kênh để thoát lũ 36 51 15 11 10 123
Tiết kiệm cá nhân để chuẩn bị khi có
bão/lũ lụt trong tương lai 1 31 42 12 11 97
Tham gia tiết kiệm nhóm/hợp tác xã 2 7 17 15 36 77 Thay đổi những giống cây trồng có
thể chịu lũ lụt 3 12 24 20 12 71
Thay đổi lịch mùa vụ 2 7 17 16 11 53
Tham gia bảo hiểm 5 31 11 47 17 111
Tham gia vào các dự án/hoạt động
cộng đồng để đối phó với bão/lũ lụt 11 2 6 15 55 89
Chuẩn bị thức ăn 1 5 1 1 9 17
Ghi chú: Những người trả lời được yêu cầu xếp hạng 5 sự lựa chọn thích ứng theo thứ tự tầm quan trọng bắt đầu từ 1 (quan trọng nhất) tới 5 (ít quan trọng nhất).
4.8.3.2. Chiến lược thích ứng của hộ gia đình với xâm nhập mặn
Theo số liệu như trên, số người sử dụng nước mưa để thay thế nguồn nước bị nhiễm mặn được nhiều hộ gia đình quan tâm nhất, đồng thời được xếp mức ưu tiên cao nhất (76,5%). Đối với các hộ gia đình ở nông thôn thường sử dụng nước mưa như một nguồn nước tinh khiết và sẵn có, nên việc nhiều người ưu tiên là lựa chọn hàng đầu cũng là điều dễ hiểu. Với cùng số người quan tâm là 205 hộ gia đình, tuy nhiên, việc lựa chọn khai thác từ các nguồn nước khác lại chỉ có 10 người xếp vào lựa chọn hàng đầu. Tương tự, “chuyển đổi sang những cây trồng hoặc vật nuôi thích ứng tốt hơn với nước mặn” có 199 hộ gia đình quan tâm nhưng đa số lại xếp vào vị trí thứ 4 (100/199) và chỉ có 4 hộ gia đình chọn vào vị trí đầu tiên. “Bơm nước ngọt vào ao và/hoặc đồng ruộng/kênh rạch để giảm độ mặn” được xếp vào mức ưu tiên thứ 3 và có 180 hộ gia đình quan tâm.
Bảng 4.28. Xếp hạng các sự lựa chọn thích ứng của hộ gia đình với xâm nhập mặn
Số người trả lời trên mỗi thứ tự xếp hạng
Lựa chọn thích ứng
1 2 3 4 5
Tổng
Di dời vĩnh viễn 16 3 4 7 138 168
Sử dụng nước mưa như một nguồn
nước thay thế để uống 157 29 9 6 4 205
Khai thác từ những nguồn ngước
khác nhau 10 95 56 39 5 205
Bơm nước ngọt vào ao và/hoặc đồng ruộng/kênh rạch để giảm độ mặn
7 42 71 50 10
180 Chuyển đổi sang những cây trồng
hoặc vật nuôi thích ứng tốt hơn với nước mặn
9 10 62 100 18
199
Những lựa chọn khác, chỉ rõ 6 26 3 3 30 68
Ghi chú: Những người trả lời được yêu cầu xếp hạng 5 sự lựa chọn thích ứng theo thứ tự tầm quan trọng bắt đầu từ 1 (quan trọng nhất) tới 5 (ít quan trọng nhất).